Thờ ơ với bảo hiểm cháy, nổ là tự chuốc họa vào thân
Theo thống kê từ lực lượng Cảnh sát PCCC – CATP Hà Nội, trong 9 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn thành phố đã xảy ra trên 600 vụ cháy khiến 17 người thương vong, thiệt hại về tài sản ước tính hơn 291 tỷ đồng.
Những tổn thất do cháy gây ra cho thấy việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ, nâng cao ý thức về phòng cháy, chữa cháy là rất cần thiết.
Thế nhưng, cho đến thời điểm hiện nay, các công trình, cơ sở tham gia bảo hiểm cháy nổ (theo Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23-2-2018, quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc) vẫn rất hạn chế, con số tham gia chỉ là đếm trên đầu ngón tay, trong khi hàng chục nghìn công trình, cơ sở kinh doanh, nhà cao tầng đang tiềm ẩn nguy cơ cao về hỏa hoạn.
Lực lượng Cảnh sát PCCC dập lửa vụ cháy tại cây xăng gần chợ đầu mối phía Nam
“Vướng” trong xử phạt vi phạm
Nhằm đảm bảo an toàn cháy, nổ tại trụ sở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và trong cộng đồng dân cư, giúp người dân có cơ hội tốt hơn khi tiếp cận với các loại hình bảo hiểm rủi ro, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, có hiệu lực từ ngày 15/4/2018.
Theo đó, Nghị định 23/CP quy định đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, gồm: nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình, máy móc, thiết bị; các loại hàng hóa, vật tư. Ngoài các cơ sở bắt buộc trước đây, Nghị định 23/CP cũng mở rộng hơn đối với những cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ như: nhà chung cư, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ từ 5 tầng trở lên; nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên; cửa hàng xăng dầu có từ một cột bơm trở lên… là đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm.
Theo chỉ huy Cảnh sát PCCC và CNCH – CATP Hà Nội, ngay sau khi Nghị định 23/CP được ban hành, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã chủ động phối hợp cùng các sở, ban – ngành có liên quan đến đơn vị kinh doanh bảo hiểm tổ chức tuyên truyền đến các đối tượng bắt buộc tham gia mua bảo hiểm cháy, nổ song quá trình triển khai đang đặt ra nhiều khó khăn đối với lực lượng thực thi.
Vụ cháy chung cư Bắc Hà Fodacon (quận Hà Đông, Hà Nội), là nơi từng bị phạt và thuộc danh sách không đảm bảo PCCC
Theo phân tích của Đại tá Nguyễn Trường Sơn, Phó trưởng CAQ Cầu Giấy: “Theo quy định tại Nghị định 23/CP thì tất cả chung cư cao tầng đều phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, nhưng do tính chất những căn hộ ở nhà chung cư không giống nhau, người mua để ở, người mua cho thuê, người mua để đầu cơ… Vì thế, việc yêu cầu tất cả các chủ hộ mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là rất khó khăn. Đối tượng tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, do vậy Ban Quản lý nhà chung cư không thể bỏ tiền túi ra làm việc này vì tài sản bảo hiểm cháy, nổ thuộc sở hữu của mỗi hộ dân”.
Hiện nay, theo điều tra của phóng viên, nhiều khu chung cư như chung cư Đồng Phát, Hoàng Mai, chung cư HH Linh Đàm và một số công trình tại địa bàn Hà Nội thuộc diện phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc và đã đi vào hoạt động, nhưng không thực hiện với lý do, Ban Quản lý không thể tự bỏ tiền đóng bảo hiểm cho cả tòa nhà, tài sản thuộc sở hữu của mỗi hộ dân. Do vậy, khi tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, đơn vị cũng chỉ mua được một phần tài sản bảo hiểm thuộc văn phòng Ban Quản lý chung cư mà thôi”.
Theo chỉ huy Cảnh sát PCCC và CNCN – CAQ Hoàng Mai, việc xử lý vi phạm của cơ sở không chấp hành quy định mua bảo hiểm cháy, nổ gặp khó khăn. Bởi mức phạt lên đến 80 triệu đồng, trong khi nhiều cơ sở, chung cư đã bàn giao cho người dân thì họ không thể mua cho tất cả cư dân, còn người dân thì cho rằng việc này phải do chủ đầu tư mua cho họ.
Video đang HOT
Cũng theo chỉ huy Cảnh sát PCCC – CNCH, CAQ Hoàng Mai, theo quy định tại Nghị định 23/CP, chung cư từ 5 tầng trở lên (khu tập thể), trường mầm non, các cơ sở y tế khám chữa bệnh… đều phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Tuy nhiên, một số cơ sở thiếu những điều kiện cần thiết về phòng chống cháy, nổ do công trình được xây dựng đã lâu dẫn đến nhiều đơn vị kinh doanh bảo hiểm từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Vụ cháy tại cây xăng Trần Hưng Đạo, Hà Nội
Hiểm họa cháy, nổ luôn rình rập
Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra các vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Điển hình vụ cháy lớn trên đường Đê La Thành, quận Ba Đình vào ngày 17-9, đã khiến 2 người thiệt mạng, 19 ngôi nhà bị thiệt hại.
Theo chỉ huy Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH – CATP Hà Nội, sai phạm trong lĩnh vực PCCC vẫn rất phổ biến. Qua kiểm tra, rà soát, lực lượng chức năng đã phát hiện và đình chỉ hoạt động 892 cơ sở kinh doanh karaoke, công bố danh sách 199 cơ sở, công trình nhà cao tầng ở Hà Nội còn tồn tại về PCCC.
Trong công tác PCCC, việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ cũng là một trong những biện pháp nâng cao ý thức an toàn PCCC của người dân. Tuy nhiên, với bất kể người dân hay chủ cơ sở nào khi mua bảo hiểm cháy, nổ chỉ mong rằng tấm bảo hiểm sẽ không bao giờ dùng đến. Bởi thực tế khi hỏa hoạn xảy ra, đôi khi nó trở thành thảm họa chứ không đơn thuần là một vụ việc cháy, nổ. Nghị định số 23/CP cũng được kỳ vọng sẽ siết chặt công tác quản lý PCCC, khuyến khích các tổ chức và cá nhân không thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định tại văn bản này mua bảo hiểm trên cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm…
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người dân vẫn thờ ơ với việc thực hiện quy định này. Bà Nguyễn Thị Mai Lâm, cư dân sống ở một chung cư lớn tại quận Long Biên chia sẻ, hầu hết các hộ dân tại đây đều không biết quy định về bảo hiểm cháy, nổ. Chỉ sau khi nhiều sự cố nghiêm trọng xảy ra, cư dân mới quan tâm, tìm hiểu về loại hình bảo hiểm này.
Theo lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, trước những thiệt hại nặng nề do cháy, nổ gây ra, thời gian gần đây, một bộ phận người dân đã bắt đầu quan tâm hơn tới việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ. Nhiều chủ cơ sở, đặc biệt là đơn vị kinh doanh mặt hàng hóa dễ cháy như gas, xăng, dầu đều tham gia bảo hiểm cháy nổ.
Phân tích về trách nhiệm chấp hành đối với nhà chung cư, chủ đầu tư hoặc đơn vị đang quản lý vận hành tòa nhà phải có trách nhiệm phân bổ, công bố công khai mức thu và thực hiện mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với phần sở hữu chung của từng nhà chung cư. Đồng thời, người dân có trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với phần sở hữu riêng của mình. Theo đó, cần phân định rõ diện tích chung, riêng của chung cư để xác định trách nhiệm của các bên khi xảy ra cháy, nổ.
Vụ cháy cây xăng tả ngạn chợ đầu mối phía Nam Kim Ngưu gây thiệt hại lớn về tài sản
Trung tá Tô Hồng Nho, Phó Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CNCH cho biết: “Hiện tại, chưa có số liệu thống kê cụ thể các cơ sở đã mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trên địa bàn thành phố. Nguyên nhân do việc mua bán bảo hiểm là thỏa thuận ký kết giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Lực lượng PCCC không tham gia trong quá trình giao dịch này. Định kỳ, qua công tác kiểm tra nếu phát hiện đơn vị chưa mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thì Cảnh sát PCCC mới ra quyết định xử phạt theo đúng quy định tại Nghị định số 23/2018/NĐ-CP”.
Thời gian tới, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH tiếp tục thực hiện kiểm tra công tác PCCC đối với các cơ sở kinh doanh, nhà chung cư cao tầng theo sự chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền. Một trong những nội dung đó là kiểm tra công tác mua bảo hiểm cháy, nổ của các chủ đầu tư, chủ cơ sở, nếu phát hiện vi phạm sẽ kiên quyết xử lý nghiêm và công bố để người dân được biết.
Theo Danviet
Tài xế làm hỏng ô tô của khách, khách sạn phải đền
Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm là chủ xe và công ty bảo hiểm, khi người làm công của khách sạn làm hư chiếc xe thì bên thứ ba chính là khách sạn.
Số báo trước Pháp Luật TP.HCM có bài phản ánh vụ tài xế của khách sạn ở Cà Mau trong lúc di chuyển xe của khách vào nơi giữ xe đã đụng vào cột bê tông làm ô tô Mazda hư, thiệt hại 270 triệu đồng. Có nhiều ý kiến khác nhau về việc công ty bảo hiểm hay chủ khách sạn phải chịu số tiền này. Người thì cho rằng tòa sơ thẩm tuyên công ty bảo hiểm phải chịu là có lý, người lại bảo cấp phúc thẩm xử phía khách sạn phải chịu là đúng.
Chúng tôi giới thiệu bài viết của ThS Từ Thanh Thảo (giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM) về vụ kiện hy hữu này.
Lỗi thuộc về tài xế khách sạn
Sau khi tham khảo hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm, tôi cho rằng vấn đề mấu chốt trong vụ việc này là việc xác định tư cách người thứ ba trong quan hệ tranh chấp.
Khái niệm người thứ ba trong pháp luật nói chung và Luật Kinh doanh bảo hiểm nói riêng được hiểu là tất cả đối tượng không phải là một bên chủ thể của quan hệ hợp đồng. Trong vụ việc này, chủ thể của hợp đồng bảo hiểm là giữa chủ xe và Công ty Bảo hiểm PVI Bến Thành. Do đó, khi người làm công của khách sạn Hoàng Gia gây thiệt hại cho tài sản của chủ xe thì bên thứ ba chính là khách sạn Hoàng Gia.
Việc tài xế của khách sạn điều khiển xe của chủ xe vào nhà xe của khách sạn là thực hiện công việc do khách sạn giao chứ không phải là do chủ xe giao. Chủ xe giao chìa khóa cho tài xế của khách sạn xuất phát từ việc chủ xe là người đang lưu trú tại khách sạn nhằm để thực hiện hợp đồng lưu trú chứ không phải là trường hợp chủ xe cho phép tài xế có quyền quản lý, sử dụng chiếc xe.
Hành vi giao chìa khóa của chủ xe cho tài xế trong trường hợp này không phải là hành vi chuyển giao quyền quản lý, sử dụng tài sản nên không liên quan gì đến hợp đồng bảo hiểm. Chỉ khi nào chủ xe có hợp đồng giao xe cho tài xế của khách sạn chạy xe để phục vụ công việc riêng của chính chủ xe, khi đó nếu tài xế gây thiệt hại cho xe thì mới hoàn toàn thuộc trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm. Khi đó phía khách sạn mới không được xem là bên thứ ba trong tranh chấp.
Khách sạn Hoàng Gia nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: TRẦN VŨ
Ngoài ra, việc tài xế của khách sạn gây thiệt hại cho chủ xe không phụ thuộc vào việc tài xế ngồi trong xe hay hành vi tác động bên ngoài làm hư hỏng xe. Bởi vì bản chất và hậu quả là giống nhau, tức là đều gây thiệt hại cho chủ xe. Cạnh đó, việc tài xế có giấy phép lái xe hay chưa chỉ liên quan đến trách nhiệm hành chính theo các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ chứ không liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Theo quy định tại Điều 584 BLDS năm 2015, người có hành vi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Người gây thiệt hại chỉ không phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. Trong vụ việc này, thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của tài xế là người làm công cho chủ khách sạn nên chủ khách sạn phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 600 (bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra) của BLDS năm 2015.
Chủ khách sạn phải bồi hoàn tiền
Công ty bảo hiểm đã thực hiện việc bồi thường cho chủ xe là xuất phát từ quan hệ hợp đồng bảo hiểm giữa hai bên. Còn việc chủ khách sạn bồi thường cho chủ xe là quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của BLDS. Đây là hai quan hệ pháp luật khác nhau và không thay thế cho nhau. Bởi lẽ việc công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại cho chủ xe là hành vi gánh chịu thiệt hại thay cho bên mua bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm giữa hai bên chứ công ty bảo hiểm không có trách nhiệm gánh chịu hậu quả thay cho người thứ ba.
Do vậy, việc công ty bảo hiểm bồi thường cho chủ xe không thay thế hay loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ khách sạn. Khi công ty bảo hiểm đã bồi thường thì chủ xe phải có trách nhiệm chuyển quyền cho công ty bảo hiểm yêu cầu người thứ ba là chủ khách sạn bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho công ty bảo hiểm theo quy định Điều 365 BLDS năm 2015; điểm e khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều 49 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010).
Do đó, tôi cho rằng quan điểm xét xử của tòa án phúc thẩm trong vụ án này là phù hợp với các quy định của pháp luật.
Sửa xe hết 270 triệu đồng
Theo hồ sơ, cha con ông T. đến khách sạn Hoàng Gia, phường 5, TP Cà Mau thuê phòng, ông T. đưa chìa khóa ô tô năm chỗ hiệu Mazda (xe do con ông đứng tên) cho khách sạn để đưa vào nhà xe.
Trong lúc điều khiển xe ra vào nhà xe, tài xế của khách sạn đã vô ý đụng vào cột bê tông làm hư hỏng phần đầu xe. Chủ khách sạn đưa xe về TP.HCM sửa chữa và chấp nhận thêm một số chi phí khác khoảng 12 triệu đồng. Do có mua bảo hiểm thân xe nên chủ xe đã được Công ty Bảo hiểm PVI Bến Thành bồi thường toàn bộ chi phí sửa xe là 270 triệu đồng.
Công ty bảo hiểm khởi kiện buộc chủ khách sạn bồi thường lại khoản tiền này theo quy định về trách nhiệm bồi thường của người thứ ba (Điều 49 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000). Tòa sơ thẩm cho rằng xe có mua bảo hiểm vật chất nên bảo hiểm phải "gánh" hết. Tòa phúc thẩm lại lập luận chủ khách sạn phải chịu vì tài xế của khách sạn làm hỏng xe thì không thể buộc công ty bảo hiểm chi trả phí này...
Án phúc thẩm đúng
TS-LS Nguyễn Thị Kim Vinh (nguyên thẩm phán TAND Tối cao tại TP.HCM), LS Trịnh Công Minh và LS Nguyễn Hữu Thế Trạch (cùng Đoàn LS TP.HCM) đều cho rằng cấp phúc thẩm buộc chủ khách sạn phải bồi thường cho công ty bảo hiểm hơn 270 triệu đồng là đúng. Bởi Điều 49 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định rõ về trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn: Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Xe của con ông T. đứng tên bị hư hỏng là do tài xế của khách sạn gây ra. Khi chiếc xe được giao cho tài xế khách sạn để thực hiện việc cất giữ xe là thực hiện công việc do khách sạn giao cho tài xế. Tài sản là chiếc xe được chuyển giao từ chủ xe cho phía khách sạn và phát sinh hợp đồng gửi giữ nên khi xe bị hư hỏng thì khách sạn phải chịu trách nhiệm. Như vậy không thể cho rằng vì chủ xe mua bảo hiểm mà buộc công ty bảo hiểm phải bồi thường.
NGÂN NGA ghi
ThS TỪ THANH THẢO
Theo PLO
Yếu tố then chốt thực hiện thành công chính sách an sinh xã hội Chuyên gia đến từ các nước thành viên Hiệp hội An sinh xã hội (ASXH) ASEAN đều khẳng định việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và những thành tựu của cách mạng công nghệ 4.0 trong thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT), đã giúp cho một số quốc gia ASEAN có cơ sở dữ liệu chung, có hệ...