Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Mỹ dẫn độ chỉ huy người Kurd ở Syria
Ngày 25/10, Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ Abdulhamit Gul tuyên bố chính quyền Mỹ phải dẫn độ tướng Mazloum Kobani – Chỉ huy Các Lực lượng dân chủ Syria (SDF) của người Kurd tại Syria – tới Thổ Nhĩ Kỳ khi người này nhập cảnh Mỹ.
Chỉ huy cấp cao của Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) của người Kurd Mazloum Kobani. Ảnh: reuters.com
Trả lời phỏng vấn báo giới, Bộ trưởng Gul nêu rõ Ankara sẽ yêu cầu nhà chức trách Mỹ bắt giữ tướng Mazloum ngay khi nhân vật vào Mỹ. Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã gửi yêu cầu dẫn độ trên tới Washington.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cảnh báo Mỹ rằng bất kỳ cuộc gặp nào với chỉ huy Mazloum đều có nguy cơ “hợp pháp hóa các đối tượng khủng bố”.
Những phát ngôn trên được đưa ra sau khi ngày 23/10, các Thượng nghị sĩ Mỹ đã hối thúc Bộ Ngoại giao nước này nhanh chóng cấp thị thực cho Mazloum để vị tướng quân đội này có thể đến Mỹ nhằm thảo luận tình hình Syria. Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc ông Mazloum liên kết với lực lượng người Kurd tiến hành các hoạt động chống phá chính quyền trung ương Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
* Cũng trong ngày 25/10, Tổ chức Ân xá quốc tế cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đang ép những người tị nạn Syria đến khu vực gần biên giới nơi Ankara dự định thiết lập “vùng an toàn” tại quốc gia Trung Đông này, mặc dù cuộc xung đột ở đây vẫn chưa kết thúc.
Thổ Nhĩ Kỳ hiện tiếp nhận khoảng 3,6 triệu người tị nạn trốn chạy khỏi cuộc nội chiến kéo dài 8 năm qua ở Syria. Ankara hy vọng sẽ tái định cư cho 2 triệu người tị nạn tại vùng an toàn dự kiến thiết lập ở Đông Bắc Syria. Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho biết hơn 350.000 người tị nạn Syria đã tự nguyện trở về nước.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổ chức Ân xá quốc tế, nhiều người tị nạn Syria đã phàn nàn về việc họ bị lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa và ép ký vào văn bản tự nguyện trở về Syria.
Hiện Ankara chưa đưa ra bất kỳ phản ứng nào về báo cáo trên của AI.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn đài phát thanh Hungary, Thủ tướng nước này Viktor Orban cho rằng chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại miền Đông Bắc Syria là cần thiết để hạn chế số người tị nạn Syria tìm đường tới châu Âu.
* Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức cho biết Ngoại trưởng Heiko Maas đã thảo luận với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tình hình tại miền Đông Bắc Syria hôm 24/10, song không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Trong một diễn biến khác, Bộ Quốc phòng Nga cho biết khoảng 300 quân cảnh nước này đã tới Syria theo thỏa thuận đạt được giữa Ankara và Moskva nhằm ngừng chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Đông Bắc Syria.
Theo Minh Tâm (TTXVN)
Thổ Nhĩ Kỳ đổi giọng về người Kurd sau thoả thuận với Nga
Thổ Nhĩ Kỳ tái khẳng định đã dừng chiến dịch quân sự chống người Kurd ở Syria sau thoả thuận với Nga và nhấn mạnh không phản đối người Kurd tham gia vào chính quyền.
"Theo thỏa thuận của chúng tôi với Nga và sau khi đã có được những bảo đảm thích hợp chúng tôi đã kết thúc chiến dịch "Mùa xuân Hòa bình". Song điều đó không có nghĩa là chúng tôi rời khỏi Syria", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 23-10 tuyên bố, theo RT.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu. Ảnh: Anadolu
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định sự hiện diện của Ankara là cần thiết để truy quét khủng bố trong trường hợp cần thiết. "Chúng tôi vẫn duy trì sự hiện diện tại đây", nhà ngoại giao nhấn mạnh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 22-10 ký biên bản ghi nhớ được phía Ankara gọi là "thỏa thuận lịch sử" theo đó yêu cầu dân quân người Kurd rút khỏi khu vực sâu 30km, dài khoảng 450km dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.
Thỏa thuận quy định Nga và Syria sẽ triển khai lực lượng trong 6 ngày để tạo hành lang cho việc rời đi của dân quân người Kurd. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tuần tra chung tại khu vực này để đảm bảo các vụ đụng độ không diễn ra.
Ngày 23-10, nguồn tin an ninh Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này đang xem xét lại kế hoạch thiết lập 12 trạm quan sát ở Đông Bắc Syria, bởi việc này dường như không cần thiết khi nước này nhận được sự đảm bảo của Nga.
Đáng chú ý, sau khi thoả thuận với Nga được công bố, Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định không phản đối người Kurd tham gia cơ quan chính quyền địa phương ở vùng Bắc Syria. Người Kurd dường như cũng có đại diện trong Uỷ ban Hiến pháp mới của Syria, vốn được thành lập theo sự bảo trợ của Nga. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo tương lai chính trị cho người Kurd.
Cùng ngày, Iran cũng lên tiếng hoan nghênh thoả thuận Nga -Thổ, cho rằng nó sẽ đem lại an ninh và ổn định cho Syria cũng như đảm bảo sự toàn vẹn của đất nước này.
"Iran luôn ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp chính trị. Tehran rất sẵn lòng hỗ trợ các cuộc đàm phán giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ để đạt được sự đồng thuận", Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi nói thêm.
Thiện Nhân
Theo cand.com.vn
Các chiến binh người Kurd bắt đầu rời miền Bắc Syria Ít nhất 50 chiếc xe, trong đó có các xe cứu thương, đang rời bệnh viện của thị trấn và lửa đã bốc lên từ các cơ sở y tế ngay sau khi họ rời đi. Các Lực lượng dân chủ Syria (SDF), nhóm vũ trang do người Kurd đứng đầu, trong chiến dịch tấn công tại làng Baghouz. (Ảnh: AFP/TTXVN) AFP đưa...