Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận 3 nhân viên ngoại giao thiệt mạng
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận ba nhà ngoại giao nước này vừa bị sát hại tại tại thành phố Erbil ở miền Bắc Iraq.
Theo các nguồn tin khu vực, hai phần tử có vũ trang đã nổ súng vào ba nhà ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ khi họ đang ăn trong một nhà hàng ở thành phố Erbil, thủ phủ khu vực người Kurd ở Iraq.
Hiện trường vụ tấn công. (Ảnh: TTXVN)
Trong số này có Phó Tổng lãnh sự Thổ Nhĩ Kỳ ở Erbil. Vụ việc cũng dẫn đến thương tích cho 4 người khác tại địa điểm này. Lực lượng an ninh ở Iraq đã phong tỏa hiện trường và các con đường quanh nhà hàng để điều tra tìm kiếm thủ phạm của vụ tấn công. Đây là lần đầu tiên các nhà ngoại giao bị tấn công tạ i thành phố Erbil, miền bắc Iraq.
Trong phản ứng đầu tiên, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận ba nhân viên ngoại giao nước này đã thiệt mạng do những tay súng vô danh tấn công. Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định tiếp tục nỗ lực với chính quyền Iraq và chính quyền địa phương nhanh chóng tìm ra những người chịu trách nhiệm về vụ tấn công.
Vụ tấn công được cho là hành động trả đũa của các phần tử cực đoan. Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã liên tục ném bom các địa điểm thuộc các nhóm vũ trang người Kurd ở Iraq. Thổ Nhĩ Kỳ coi lực lượng người Kurd ở đây là có liên quan đến Đảng Công nhân người Kurd (PKK) mà nước này liệt vào dánh sách khủng bố./.
Theo Ngọc Thạch/VOV-Cairo
Video đang HOT
Nga là lựa chọn tốt nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu không có được F-35
Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng tiếp cận các quốc gia khác để đáp ứng nhu cầu quốc phòng của nước mình nếu Mỹ từ chối cung cấp tiêm kích F-35.
Thổ Nhĩ Kỳ không muốn bỏ S-400 cũng không từ chối Patriot
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hami Aksoy ngày 26-4 nói với các phóng viên rằng Thổ Nhĩ Kỳ không có ý định từ bỏ việc mua hệ thống phòng không S-400 của Nga nhưng cũng chưa bao giờ có ý từ chối hệ thống phòng không MIM-104 Patriot của Mỹ, theo hãng tin Sputnik.
"Chúng tôi chưa bao giờ nói rằng chúng tôi sẽ không mua hệ thống Patriot và vấn đề S-400 cũng vậy. Các cuộc đàm phán kỹ thuật với phía Mỹ đang tiếp tục diễn ra, mặc dù Mỹ đã đưa ra đề nghị với chúng tôi khá muộn. Đồng thời, lập trường của chúng tôi về hệ thống S-400 cũng đã rõ" - ông Aksoy nhấn mạnh.
Hệ thống phòng thủ đất đối không Patriot của Mỹ được bố trí tại căn cứ không quân Mỹ ở Osan, Hàn Quốc. Ảnh: AFP
Theo đại diện Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, thời điểm này các phi công Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp tục nhận được huấn luyện về vận hành tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ.
Ông Aksoy tái khẳng định quan điểm của Ankara rằng hệ thống S-400 không liên quan gì tới chương trình F-35 và Thổ Nhĩ Kỳ đã đề nghị cùng Mỹ lập ra một ủy ban kỹ thuật nhằm xác định hệ thống phòng không S-400 của Nga không tạo ra đe dọa cho Mỹ. Tuy nhiên, Washington đến giờ vẫn chưa có phản hồi, theo ông Aksoy.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ rằng Ankara sẽ không đủ điều kiện tham gia chương trình sản xuất và mua sắm tiêm kích F-35 một khi nước này triển khai hệ thống S-400 mua từ Nga. Washington cho rằng những vũ khí này về mặt kỹ thuật không thể được triển khai cùng lúc.
Theo Sputnik, Ankara và Moscow ký thỏa thuận mua bán bốn khẩu đội S-400 trị giá 2,5 tỉ USD hồi tháng 10-2017. Mỹ sau đó tháng 12-2018 đã đề xuất bán hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3 và các thiết bị phụ trợ trị giá 3,5 tỉ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Mỹ vì thỏa thuận S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ mà liên tục gây sức ép lên đồng minh NATO của mình buộc Ankara từ bỏ S-400. Washington đe dọa trục xuất Ankara khỏi chương trình F-35, tung lệnh trừng phạt theo Đạo luật chống lại các đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA) và đe dọa tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga là lựa chọn tốt nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ
Ankara đã đổ 1,25 tỉ USD vào chương trình F-35 và giữ vai trò nhà sản xuất một số thiết bị của F-35. Gần đây, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cũng nói Ankara có khả năng tiếp cận các quốc gia khác để đáp ứng nhu cầu quốc phòng của nước mình nếu Mỹ từ chối cung cấp F-35. Tạp chí quốc phòng Defense News của Mỹ dẫn nguồn tin cấp cao trong lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ cho hay nếu như vậy, Ankara có thể sẽ tìm sang Moscow.
Tạp chí Defense News tuần trước dẫn nguồn tin từ một quan chức giấu tên của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ theo đuổi công nghệ tiêm kích của Nga nếu Mỹ trục xuất Ankara khỏi nhóm đa quốc gia phát triển tiêm kích hiện đại F-35 Lightning II.
Tiêm kích tàng hình F-35 trong buổi triển lãm hàng không ở Đức năm 2018. Ảnh: REUTERS
"Công nghệ tiêm kích của Nga sẽ là lựa chọn đầu tiên tốt nhất nếu đồng minh Mỹ của chúng tôi hành xử theo cách không liên minh và thách thức tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ trong chương trình Joint Strike Fighter" - một quan chức quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho hay.
Trong tháng 4 này, Lầu Năm Góc đã thông báo đóng băng việc bàn giao và các hoạt động liên quan tới dự án F-35 với Thổ Nhĩ Kỳ vì quyết định mua S-400 của nước này.
Một nhóm nhà lập pháp lưỡng đảng thuộc Ủy ban Quân vụ Thượng viên Mỹ và Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hồi đầu tháng 4 cảnh báo:
"Nếu Thổ Nhĩ Kỳ chấp chận S-400 thì sẽ không có chiếc F-35 nào được chuyển đến đất Thổ Nhĩ Kỳ. Và sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ trong chương trình F-35, trong đó sản xuất các linh kiện, sửa chữa, bảo trì tiêm kích, sẽ chấm dứt, các công ty Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ bước ra khỏi hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng cho chương trình"-
Đáp lại, Ngoại trưởng Cavusoglu nhắc lại chuyện nước này đã 10 năm rồi không nhận được hệ thống phòng không Patriot từ các đồng minh NATO và rằng hệ thống phòng không của Nga không đặt ra đe dọa cho tiêm kích F-35 của Mỹ.
"Mỹ luôn nói rằng S-400 sẽ làm gia tăng tính dễ bị tổn thương của máy bay F-35. Chúng tôi không nghĩ vậy và hãy để các các chuyên gia lên tiếng. Chúng tôi đã đề xuất thành lập một ủy ban chung nếu họ thấy lo lắng. Tuy nhiên, chúng tôi đến giờ vẫn chưa nhận được phản hồi từ Mỹ" - ông Cavusoglu nói.
Hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ảnh: TASS
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh S-400 sẽ chịu sự kiểm soát hoàn toàn của Ankara, khẳng định rằng các đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ "phải hiểu rằng chúng tôi cần hệ thống phòng không rất khẩn thiết, và nếu chúng tôi không nhận được hệ thống phòng không từ các đồng minh của mình thì chúng tôi sẽ tìm chúng ở những nơi chúng tôi có thể".
Washington nhiều lần bày tỏ lo ngại nếu Ankara vừa có S-400 vừa có F-35 thì sẽ gây nguy hiểm cho các thiết bị quân sự của Mỹ và NATO. Theo lập luận của phía Mỹ, S-400 sẽ giúp các chuyên gia Nga có được những hiểu biết quan trọng về các thông tin nhạy cảm liên quan tới công nghệ của F-35.
Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ một mực khẳng định S-400 sẽ không được tính hợp vào hệ thống an ninh của NATO, của Mỹ hay F-35 theo bất cứ cách nào, và quyết định mua S-400 từ Nga không nhằm vào một quốc gia thứ ba.
Theo PLO
Thổ Nhĩ Kỳ giáng đòn tấn công ồ ạt vào người Kurd ở Iraq Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã giáng đòn không kích ồ ạt vào các vị trí của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) trong chiến dịch đường không ở bắc Iraq, như Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ thông báo hôm thứ Bảy. "Trong khuôn khổ chiến dịch "Pene", sáng 30.3 Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã giáng đòn tấn công vào các...