Thổ Nhĩ Kỳ vùng vẫy thoát bóng người khổng lồ Nga

Theo dõi VGT trên

Vụ b.ắn rơi Su-24 Nga có thể là một phần trong chiến lược thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Nga đã được Thổ Nhĩ Kỳ tính toán từ nhiều năm trước.

Thổ Nhĩ Kỳ vùng vẫy thoát bóng người khổng lồ Nga - Hình 1

Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan trong một cuộc gặp năm 2014. Ảnh: Reuters

Hôm 3/12, trong thông điệp liên bang được đưa ra hơn một tuần sau sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ b.ắn hạ Su-24 Nga, Tổng thống Vladimir Putin cho rằng “thánh Allah đã quyết định trừng phạt những người cầm quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách làm cho họ mất đi sự tỉnh táo”.

Bà Reva Bhalla, chuyên gia phân tích chiến lược quốc tế hàng đầu của Stratfor cho rằng không phải ngẫu nhiên mà ông Putin có lời lẽ g.ây s.ốc và mất bình tĩnh như vậy với Thổ Nhĩ Kỳ, bởi với sự kiện trên, Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng xa rời tầm ảnh hưởng của Nga.

Nga biết rõ tầm quan trọng của việc giữ Thổ Nhĩ Kỳ trong tầm ảnh hưởng của mình khi Moscow đang phải đối mặt với sức ép ngày càng gia tăng từ phương Tây. Tất cả các tính toán tìm cách đối phó Mỹ của ông Putin hiện lâm vào thực tế khó khăn hơn khi Nga giờ đây không thể dựa vào Thổ Nhĩ Kỳ, một nước có vị trí chiến lược trên bản đồ địa chính trị.

Bà Bhalla cho rằng nỗ lực thoát khỏi bóng của người khổng lồ Nga được Thổ Nhĩ Kỳ khởi động từ 4 năm trước. Tháng 8/2008, Nga đưa quân vào Nam Ossetia chống lại Gruzia, và Thổ Nhĩ Kỳ đã rất bất an khi nhận ra rằng Moscow sẵn sàng sử dụng vũ lực để tái thiết lập các vùng đệm trong không gian hậu Xô Viết, chống lại ảnh hưởng từ phương Tây.

Thời điểm đó, Nga đã không hài lòng trước việc Thổ Nhĩ Kỳ cho phép tàu chiến Mỹ đi vào Biển Đen để chuyển hàng cứu trợ tới các cảng Gruzia và trả đũa bằng cách buộc hàng nghìn xe tải chở nông sản của Thổ Nhĩ Kỳ ùn tắc tại biên giới Nga. Hai nước sau đó đều có những động thái nhượng bộ nhằm tránh leo thang căng thẳng.

Sau biến cố đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu phác thảo vị trí của nước này trên bản đồ năng lượng thế giới đến năm 2040. Thổ Nhĩ Kỳ dù không muốn nhưng không thể tránh khỏi việc bị kéo vào các cuộc xung đột ở Trung Đông và với Nga liên quan đến vấn đề năng lượng.

Thực tế này khiến Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải có những toan tính chiến lược để đảm bảo trong tương lai không bị phụ thuộc kinh tế vào Nga. Ông Ahmet Davutoglu, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ khi đó đã tuyên bố: “Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không đi theo đường lối bành trướng mới”, và cách nước này ứng phó với các thách thức năng lượng là tận dụng lợi thế địa lý và duy trì mối quan hệ ổn định với các nước láng giềng.

Năm 2014, việc Nga sát nhập bán đảo Crimea là một đòn giáng mạnh nữa vào Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng 300.000 người Tatar nói tiếng Thổ vẫn sinh sống trên bán đảo Crimea như một dấu tích lịch sử của đế chế Ottoman. Việc Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng đứng ra bảo vệ người Tatar sau sự kiện này không chỉ đơn thuần là sự quan tâm của họ với dân tộc mình ở nước ngoài: Thổ Nhĩ Kỳ hiểu rằng cán cân quyền lực ở Biển Đen đang thay đổi, theo bà Bhalla.

Nắm giữ được Crimea, Nga sẽ không còn bị ràng buộc với chính phủ Ukraine để sử dụng quân cảng Sevastopol nữa. Nga giờ đây có thể tự do tăng cường quân sự cho Hạm đội Biển Đen đồn trú tại cảng Sevastopol, vốn là lực lượng chủ yếu được dùng để đối phó với hải quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Chiến dịch can thiệp quân sự của Nga vào Syria là hành động “chạm giới hạn đỏ” đối với Thổ Nhĩ Kỳ, theo đ.ánh giá của bà Bhalla. Động thái này của Nga đã tác động trực tiếp tới chính sách “ổn định sân sau” của đảng Công lý và Phát triển Hồi giáo cầm quyền của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.

Video đang HOT

Sự can thiệp quân sự trực tiếp của Nga vào Syria để bảo vệ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad trực tiếp cản trở mục tiêu tăng cường hiện diện quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc Syria nhằm kiềm chế phong trào ly khai của người Kurd cũng như mục tiêu thay thế ông Assad bằng chính quyền người Sunni thân Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo bà Bhalla, việc Thổ Nhĩ Kỳ b.ắn rơi Su-24 Nga hôm 24/11 có thể là hậu quả của “giọt nước tràn ly” sau nhiều lần Nga có những hành động đe dọa đến lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ. Trên hết, đó cũng là cách để Ankara muốn chứng tỏ với Moscow rằng họ đã vượt qua giới hạn đỏ, buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải có hành động quyết liệt để hoàn toàn thoát khỏi cái bóng của Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ vùng vẫy thoát bóng người khổng lồ Nga - Hình 2

Tàu đổ bộ cỡ lớn Nga mang tên Ceasar Kunikov đi qua eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP

Bùa hộ mệnh của Thổ Nhĩ Kỳ

Theo giới phân tích, Thổ Nhĩ Kỳ không thể dễ dàng thoát ly hoàn toàn khỏi tầm ảnh hưởng của Nga, bởi các mối quan hệ kinh tế gắn kết giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực khí đốt, du lịch và nông sản. Dù vậy, Thổ Nhĩ Kỳ đang nắm trong tay một “lá bùa hộ mệnh” quan trọng để nâng cao vị thế của mình trước sức ép của Nga, đó chính là hai eo biển chiến lược Dardanelles và Bosphorus.

Nga từ lâu đã luôn bị ám ảnh bởi các eo biển của Thổ Nhĩ Kỳ. Công ước Montreux năm 1936 đã trao quyền kiểm soát các eo biển này cho Thổ Nhĩ Kỳ, với điều kiện các tàu chở hàng và tàu chiến trong thời bình được quyền tự do qua lại. Theo công ước này, Thổ Nhĩ Kỳ cho phép các tàu chiến của các quốc gia không thuộc khu vực Biển Đen đi qua eo biển của họ với điều kiện các tàu chiến này không được ở trên Biển Đen quá 21 ngày.

Các eo biển Dardanelles và Bosporus là con đường duy nhất để tàu vận tải và tàu chiến Nga đi qua để đến được Địa Trung Hải. Hải quân Nga cũng buộc phải đi qua hai eo biển này để chuyển đồ tiếp tế từ Sevastopol đến quân cảng Tartus ở Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ vùng vẫy thoát bóng người khổng lồ Nga - Hình 3

Tàu vận tải Nga từ hạm đội Biển Đen phải đi qua hai eo biển của Thổ Nhĩ Kỳ để tiếp tế cho căn cứ ở Syria. Đồ họa: Google Map

Là nước được quyền kiểm soát, quản lý tuyến đường biển này, Thổ Nhĩ Kỳ có thể gây “khó dễ” cho tàu Nga đi qua hai eo biển, điều khiến Nga rất bất an. Sự việc tàu ngầm Thổ Nhĩ Kỳ chạm trán tàu hậu cần Yauda của Nga hôm 30/11 trên eo biển Dardanlles, hay thông tin cho rằng tàu hàng Nga phải đợi nhiều giờ mới được phép qua eo biển Bosphorus được cho là một lời cảnh báo rất rõ của Thổ Nhĩ Kỳ, chuyên gia Bhalla cho hay.

“Thổ Nhĩ Kỳ không thể đóng cửa các eo biển trên Biển Đen đối với tàu Nga đang trên đường đến Syria. Điều này sẽ vi phạm luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Montreux”, Sputnik dẫn lời cựu tư lệnh hạm đội Biển Đen, Đô đốc Viktor Kravchenko. Tuyên bố này của ông Kravchenko được cho là thể hiện rất rõ sự lo ngại của Nga về nguy cơ bị chặn dòng tiếp tế tới Syria.

Vụ b.ắn hạ Su-24 là một tín hiệu cho thấy ông Putin phải đối phó với một Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng sẵn sàng hợp tác với Mỹ và châu Âu để cân bằng ảnh hưởng của Nga. “Đôi khi Ankara bị lép vế trước Moscow, nhưng không thể phủ nhận một thực tế là Thổ Nhĩ Kỳ đang tỉnh giấc sau một giấc ngủ địa chính trị kéo dài nhiều thập kỷ”, chuyên gia Bhalla nhấn mạnh.

Duy Sơn

Theo VNE

Thổ Nhĩ Kỳ chật vật tìm cách thoát gọng kìm khí đốt Nga

Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể tìm kiếm được nguồn thay thế khí đốt Nga đáng tin cậy trong thời gian ngắn, khi căng thẳng với Moscow ngày một trầm trọng.

Thổ Nhĩ Kỳ chật vật tìm cách thoát gọng kìm khí đốt Nga - Hình 1

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: AP

Quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ căng thẳng sau khi Ankara b.ắn rơi cường kích Su-24 của Moscow ở biên giới Syria hôm 24/11. Theo Stratfor, căng thẳng với Nga có thể mang lại nỗi đau kinh tế lớn cho người Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng.

Trong động thái trả đũa đầu tiên về năng lượng, Nga hôm 3/12 tuyên bố đình chỉ công tác chuẩn bị cho dự án đường ống khí đốt qua Thổ Nhĩ Kỳ. Dự án này được thiết kế để chuyển khí đốt Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Đen, và sau đó tiếp tục đến Nam Âu, mà không cần đi qua Ukraine.

Không giống như dầu, than đá hoặc lúa mì - có thể dễ dàng tìm nhà cung cấp thay thế, Thổ Nhĩ Kỳ không có bên thay thế nhanh chóng và đáng tin cậy cho khí đốt tự nhiên - nguồn năng lượng quan trọng cho công nghiệp và sinh hoạt.

Nga cung cấp khoảng 55%, tức là khoảng 27 tỷ m3 trong nhu cầu 50 tỷ m3 khí đốt tự nhiên của Thổ Nhĩ Kỳ. Nga chuyển khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ qua hai đường ống dẫn, mỗi đường có công suất 16 tỷ m3, là Blue Stream (Dòng chảy Xanh lam), chạy trực tiếp từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Đen; và đường ống Gas-West đi qua Ukraine, Romania và Bulgaria trước khi đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ chật vật tìm cách thoát gọng kìm khí đốt Nga - Hình 2

Nga tuần trước dừng dự án đường ống Dòng chảy phương nam, khí đốt từ Nga đang đi qua đường ống Dòng chảy Xanh lam để đến Thổ Nhĩ Kỳ. Đồ họa: BBC

Thổ Nhĩ Kỳ chưa đóng cửa eo biển với Nga và Nga cũng chưa cắt nguồn khí đốt tự nhiên đến Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng ngay cả như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang tập trung hơn vào an ninh năng lượng khi đang trong thế đối đầu với Nga. Theo Hurriyet Daily News, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cuối tuần trước tuyên bố có thể tìm nguồn thay thế cho dầu và khí đốt Nga. "Có thể tìm nhà cung cấp khác", ông nói.

Tuy nhiên, theo Stratfor, Thổ Nhĩ Kỳ không có giải pháp nhanh chóng để xử lý khủng hoảng năng lượng. Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có hai kho cảng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), tại Marmaraerelisi (công suất 8,2 tỷ m3/năm) và Aliaga (công suất 5 tỷ m3/năm). Với lượng nhập khẩu và trữ lượng LNG hạn chế (3 tỷ m3), Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều việc phải làm và phải đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, quá trình này có thể kéo dài vài năm.

Phức tạp

Những lựa chọn của Ankara để thay thế khí đốt Nga cũng có những điểm phức tạp riêng về chính trị. Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu khoảng 20% khí đốt tự nhiên từ Iran. Mức nhập khẩu này có thể tăng khi Iran bắt đầu củng cố ngành năng lượng của mình sau nhiều năm bị trừng phạt, tuy nhiên, việc này sẽ mất thời gian đáng kể.

Không chỉ có vậy, việc mở rộng quan hệ năng lượng với Iran sẽ mang đến rủi ro cho Thổ Nhĩ Kỳ. Iran ngày càng là thách thức địa chính trị với Thổ Nhĩ Kỳ, giống như Nga. Khi Thổ Nhĩ Kỳ càng quyết đoán ở Trung Đông, thì sự cạnh tranh ảnh hưởng ở Syria và Iraq giữa nước này với Iran sẽ càng tăng.

Cạnh tranh Iran - Thổ Nhĩ Kỳ sẽ càng làm phức tạp thêm tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ với khu tự trị người Kurd ở Iraq, nơi Tổng thống Erdogan đã phát triển quan hệ kinh doanh chặt chẽ với lãnh đạo đảng Dân chủ người Kurd Massoud Barzani. Thổ Nhĩ Kỳ giúp ông Barzani phát triển một con đường xuất khẩu dầu độc lập, và đang lấy đà để làm điều tương tự với khí đốt tự nhiên, nhằm nuôi thị trường Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhưng sự sụp đổ trong tiến trình hòa bình của Thổ Nhĩ Kỳ với đảng Công nhân người Kurd (PKK) và một khoảng trống quyền lực ở miền bắc Syria sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ càng quyết liệt hơn trong việc vươn ra bên ngoài biên giới của mình với Syria và Iraq.

Việc phát triển con đường xuất khẩu dầu và tiến tới là khí đốt giúp Ankara có ảnh hưởng lớn với khu tự trị người Kurd ở Iraq, nhưng Barzani và các đồng minh của ông này cũng đang làm ăn với kẻ thù Thổ Nhĩ Kỳ là PKK. Chiến binh PKK cũng thường đến khu tự trị người Kurd ở Iraq để tị nạn. Cùng lúc đó, Thổ Nhĩ Kỳ đang từng bước mở rộng dấu chân quân sự của mình vào khu tự trị người Kurd ở Iraq. Điều này tạo ra cơ hội dễ dàng cho Iran và Nga để khai thác sự chia rẽ trong người Kurd, nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ankara cũng đang cố gắng tiếp cận thị trường năng lượng đông Địa Trung Hải. Tuy nhiên, kế hoạch xuất khẩu khí đốt ngoài khơi của Israel và Cyprus (Síp) đều đang bị trì hoãn vì những trở ngại trong xuất khẩu và pháp lý.

Phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar hôm 2/12 đã họp và ký kết một chục hiệp định gắn kết hai nước trong một số lĩnh vực, trong đó có năng lượng. Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ rất lạc quan về động thái này. Có một số ý kiến cho rằng LNG nhập khẩu từ Qatar có thể thay thế 27 tỷ m3 khí đốt tự nhiên nhập khẩu hàng năm từ Nga. Trang web Radikal nhắc đến thỏa thuận này và nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm được nguồn thay thế khí đốt Nga. Nhật báo HaberTurk gọi đây là biện pháp "phủ đầu", trước nguy cơ Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhưng al-Monitor đ.ánh giá rằng điều này khó có thể thành hiện thực. Với cơ sở hạ tầng hiện có của Thổ Nhĩ Kỳ cho việc khí hoá (làm nóng LNG để biến nó trở lại trạng thái khí) và lưu trữ LNG. Theo phân tích của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), công suất khí hóa LNG hàng năm của Thổ Nhĩ Kỳ không vượt quá 14 tỷ m3 và khả năng lưu trữ LNG của nó chỉ khoảng 3 tỷ m3, tương đương dưới 5% nhu cầu của đất nước. Với cơ sở vật chất như thế này, thì trong kịch bản thuận lợi nhất, khi giao dịch khí đốt với Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa thể đáp ứng được 20% nhu cầu khí đốt.

Nguồn năng lượng thích hợp về địa chính trị nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ là Azerbaijan. Nước này chuẩn bị chuyển 6 tỷ m3 khí đốt tự nhiên đến Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu từ năm 2019, thông qua đường ống Trans-Anatolian.

Việc này sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ giảm sự phụ thuộc của mình vào năng lượng Nga khoảng 12%, nhưng Ankara vẫn sẽ cần phải tìm những phương án khác để thực sự thoát khỏi sự phụ thuộc vào Moscow. Khu vực Caucasus, cũng giống như Trung Đông, sẽ trở thành một đấu trường lớn cho cạnh tranh ảnh tranh ảnh hưởng giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Nga. Moscow đã nỗ lực để kéo Baku lại gần điện Kremlin thông qua vận động ngoại giao và sẽ làm những gì họ có thể để cản trở kế hoạch thiết lập liên kết năng lượng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan.

Al-Monitor cũng nhận xét Thổ Nhĩ Kỳ có thể không cần phải thay thế nguồn cung cấp khí đốt từ Nga, vì hợp đồng đã ràng buộc pháp lý hai nước với nhau trong ít nhất 10 năm tới. Nền kinh tế Nga phụ thuộc lớn vào dầu và khí đốt và khó có khả năng họ để mất Thổ Nhĩ Kỳ, khách hàng lớn thứ hai của họ.

"Nếu Gazprom ngừng chuyển khí đốt tự nhiên đến Thổ Nhĩ Kỳ, danh tiếng của chúng tôi ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị tổn hại", Alexey Miller, giám đốc điều hành của tập đoàn năng lượng lớn nhất Nga Gazprom, tuần trước, nói. "Chúng tôi hy vọng kịch bản đó sẽ không phải xảy ra".

Phương Vũ

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nhiều bệnh nhân ung thư nằm chờ c.hết bỗng khỏi bệnh, vì sao?
06:43:55 27/06/2024
Mỹ truy quét gian lận ngành y tế, gần 200 người bị buộc tội
07:55:30 28/06/2024
Nhiều người dân sẽ theo dõi cuộc tranh luận giữa ông Biden và ông Trump
07:48:22 27/06/2024
Cảnh báo mới sau khi đồng yen giảm xuống mức thấp nhất trong 38 năm
05:55:18 28/06/2024
Amazon lên phương án cạnh tranh với Temu và Shein
15:49:12 27/06/2024
Giá gạo tăng vọt tại các siêu thị ở Nhật Bản
13:39:34 27/06/2024
Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới
06:10:19 28/06/2024
Quỹ Phát triển Quốc tế của OPEC kêu gọi phát triển công bằng
16:43:01 26/06/2024

Tin đang nóng

"Tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz" hiện ra sao sau khi nhận 900 tỷ phí chia tay từ người tình tỷ phú?
07:32:07 28/06/2024
Con trai Lệ Quyên: Diện mạo điển trai, sở hữu dinh thự 200 tỷ đồng ở t.uổi 13
08:30:23 28/06/2024
Mẹ tôi phát hiện bố ngoại tình chỉ nhờ một chiếc nĩa
07:33:17 28/06/2024
NSƯT Như Huỳnh đoạt huy chương vàng 'Liên hoan Sân khấu kịch nói toàn quốc 2024'
08:36:24 28/06/2024
Mỹ nhân là "báu vật" của showbiz đổi đời nhờ body n.óng b.ỏng, thành công cưới được "trai xấu" siêu giàu
07:35:50 28/06/2024
Thấy đồng nghiệp vỡ nợ, tôi về nhà truy hỏi vợ về tài sản tích lũy được, ngờ đâu cô ấy mang ra 6 cuốn sổ đỏ
08:55:09 28/06/2024
Định chi 50 triệu đi hưởng tuần trăng mật, cô hàng xóm sang chơi bĩu môi nói một câu mà mặt tôi nóng ran, đành hủy chuyến du lịch
08:23:24 28/06/2024
Đến hẹn lại lên: Lisa - Jennie nghi bất hòa, đối phương cứ ra sản phẩm mới là lại cạch mặt nhau?
09:46:57 28/06/2024

Tin mới nhất

Ít nhất 5 người t.hiệt m.ạng do va chạm giữa tàu hỏa và xe buýt ở Slovakia

13:38:12 28/06/2024
Người phát ngôn ZSSK Vladimira Bahylova cho hay tai nạn xảy ra tại điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt được bảo vệ bằng gác chắn và đèn tín hiệu. Nhân viên lái tàu đã bị bỏng do vụ hỏa hoạn.

Cái kết cho tài xế cố tình 'thay áo' siêu xe để tránh bị phạt chạy quá tốc độ

09:12:10 28/06/2024
Chạy quá tốc độ và không dừng lại dù được cảnh sát ra hiệu, nam tài xế đã cố tình sơn lại chiếc siêu xe màu xanh lá thành màu xám để trốn tội.

Tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc

06:17:57 28/06/2024
Giáo sư Hứa Lợi Bình nhấn mạnh, thông qua trao đổi các chuyến thăm cấp cao, ngoài việc trao đổi các chuyến thăm của các quan chức chính phủ, còn có trao đổi đoàn kênh Đảng.

Bolivia bắt giữ 17 sĩ quan quân đội dính líu đến âm mưu đảo chính

06:14:36 28/06/2024
Trong một động thái khác có liên quan, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) Volker Turk ngày 27/6 đã kêu gọi tiến hành cuộc điều tra về những cáo buộc bạo lực xung quanh âm mưu đảo chính thất bại ở Bolivia.

Nguy cơ khí hậu và hệ sinh thái từ cháy rừng tại Bắc Cực

06:11:54 28/06/2024
Bà Whiteman nhấn mạnh rằng tác động của biến đổi khí hậu tại Bắc Cực không chỉ giới hạn trong khu vực này. Theo bà, những thay đổi tại Bắc Cực đang làm gia tăng nguy cơ toàn cầu đối với tất cả con người.

Hàn Quốc cân nhắc phản ứng hạt nhân với Nga và Triều Tiên

06:07:59 28/06/2024
Nhưng họ không nói với người dân về những hậu quả tiềm tàng của một bước đi như vậy, vì điều đó sẽ liên quan đến việc rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân và khả năng áp đặt lệnh trừng phạt đối với quốc gia này .

Singapore công bố Chiến lược thu hồi tài sản quốc gia

06:04:17 28/06/2024
Theo thông cáo báo chí do Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và Cơ quan T.iền tệ Singapore (MAS), thu hồi tài sản là một trong những trụ cột chính của cơ chế chống rửa t.iền của Singapore.

Tưng bừng ngày hội văn hóa và nông sản Việt Nam tại Paris (Pháp)

06:00:41 28/06/2024
Đây là sự kiện được tổ chức lần đầu tiên theo sáng kiến của Thương vụ và Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp, với sự phối hợp của các đối tác là hội đoàn và doanh nghiệp Việt tại nước này.

Al Jazeera: Công ty Ấn Độ xuất khẩu tên lửa, thuốc nổ cho Israel

05:57:48 28/06/2024
Trong khi New Delhi đang nỗ lực thực hiện chính sách ngoại giao cân bằng, các tài liệu bí mật cho thấy Israel đang nhận vũ khí từ Ấn Độ khi tiến hành chiến tranh ở Gaza.

Tuần dương hạm Varyag của Nga tập trận ở Địa Trung Hải

05:56:30 28/06/2024
Trong quá trình diễn tập nhiệm vụ chống tàu ngầm, thủy thủ đoàn thực hiện các biện pháp tìm kiếm, phân loại, theo dõi, t.iêu d.iệt tàu ngầm địch bằng hệ thống phóng rocket RBU-6000 và ngư lôi.

Ai sẽ là bên chiến thắng trong cuộc đối đầu Israel-Hezbollah?

05:51:36 28/06/2024
Thật vậy, để tránh một cuộc xung đột tiếp theo sẽ đòi hỏi nhiều sự tập trung chính trị và ngoại giao trước những gì đã xảy ra ở Gaza, nơi xung đột vẫn chưa được giải quyết.

Hai ứng cử viên rút khỏi cuộc bầu cử tổng thống Iran

05:49:42 28/06/2024
Trước đó, Bộ Nội vụ Iran cũng đã xác nhận Phó Tổng thống đương nhiệm Amirhossein Ghazizadeh-Hashemi, 53 t.uổi, rút khỏi cuộc bầu cử. Ông kết thúc chiến dịch tranh cử mà không đưa ra ý kiến ủng hộ ứng cử viên cụ thể.

Có thể bạn quan tâm

Tài sản khổng lồ của Bae Suzy - "tình đầu quốc dân" xứ Hàn

Sao châu á

13:45:02 28/06/2024
Bae Suzy, nữ diễn viên kiêm ca sĩ nổi tiếng của Hàn Quốc, không chỉ được biết đến với nhan sắc xinh đẹp và tài năng đa dạng, mà còn sở hữu khối tài sản khổng lồ khiến nhiều người mơ ước.

"Những nẻo đường gần xa" tập 25: Dũng được lòng chị khách hàng tiềm năng

Phim việt

13:37:36 28/06/2024
Tập 25 của Những nẻo đường gần xa xoay quanh việc Dũng cảm thấy hoang mang khi chị Diễm hình như đã phải lòng mình.

Lưu Diệc Phi: Nhận cát-xê cao nhất "Câu chuyện Hoa Hồng", có 170 triệu USD

Hậu trường phim

13:31:07 28/06/2024
Theo Sohu, Lưu Diệc Phi chỉ nhận 25 triệu NDT (khoảng 87 tỷ đồng) cho 40 tập phim Câu chuyện Hoa Hồng . Con số được xem là khiêm tốn so với số t.iền cô nhận được khi tham gia Đi về nơi có gió .

Biệt thự trên không, tầm nhìn ôm trọn vịnh Hạ Long của InterContinental

Sáng tạo

13:18:26 28/06/2024
5 căn biệt thự trên không của dự án InterContinental Residences Halong Bay hội tụ đầy đủ sức hút của bất động sản hàng hiệu.

TP Hồ Chí Minh: Cảnh báo nguy cơ không có lối thoát từ chung cư 'chuồng cọp'

Tin nổi bật

13:16:37 28/06/2024
Sở cũng chưa ban hành văn bản hướng dẫn nào liên quan đến các nội dung nêu trên. Việc ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thiết kế thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng.

Lisa gợi cảm cá tính trong MV "Rockstar" đang gây sốt toàn cầu

Nhạc quốc tế

13:01:29 28/06/2024
Trong MV Rockstar , Lisa gây ấn tượng với tạo hình gợi cảm, cá tính. Thay vì nước da trắng sáng, cô để tạo hình da nâu, gắn trang sức ở răng

Vợ chồng Midu tặng quà cho 28 người bê tráp: Chi hơn 100 triệu đồng, nội dung bức thư đi kèm gây chú ý

Sao việt

12:54:43 28/06/2024
Theo đó, dù bận trăm công nghìn việc trước thềm hôn lễ nhưng Midu và Minh Đạt đã gửi quà cảm ơn đến 28 thành viên bê tráp.

Đắk Lắk ghi nhận trên 400 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue

Sức khỏe

12:41:03 28/06/2024
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, tính đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 408 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 15 huyện, thị xã, thành phố.

'Kẻ trộm mặt trăng' chào đón dàn nhân vật mới cực bá đạo, đặc biệt là Minions siêu sức mạnh

Sao âu mỹ

12:33:25 28/06/2024
Sự trở lại của thương hiệu hoạt hình bom tấn Kẻ trộm mặt trăng trong năm 2024 khiến hàng triệu khán giả háo hức.

Vụ vỡ hụi hàng chục tỷ đồng ở Bắc Ninh, tạm hoãn xuất cảnh chủ hụi

Pháp luật

11:57:45 28/06/2024
Công an huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) đã có thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với chủ hụi Ngô Thị L. trong vụ vỡ hụi hàng chục tỷ đồng.

Độc đáo hòn 7 sao - thiên đường hoang sơ giữa quần đảo Cô Tô

Du lịch

11:36:47 28/06/2024
Nghe nói đến hòn 7 Sao bạn đừng vội nghĩ những nơi nghỉ dưỡng sang xịn mịn như kiểu khách sạn Dubai, mà có lẽ nên liên tưởng đến khách sạn ngàn sao nơi bạn sẽ trải nghiệm một chuyến du lịch không hề tiện nghi