Thổ Nhĩ Kỳ vẫn giao dịch với Iran bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ
Ngày 6/11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố nước này sẽ không tuân thủ các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran, đồng thời cho rằng động thái này của Washington là nhằm làm “mất cân bằng” thế giới.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với các phóng viên tại trụ sở Quốc hội ở thủ đô Ankara, Tổng thống Erdogan đã chỉ trích các lệnh trừng phạt của Mỹ, cho rằng chủ trương này là không phù hợp. Ông cho hay đối với Thổ Nhĩ Kỳ, các biện pháp của Washington có âm mưu làm xáo trộn thế cân bằng toàn cầu, đi ngược lại luật pháp quốc tế và quy tắc ngoại giao.
Tổng thống Erdogan đồng thời khẳng định sẽ đưa vấn đề này ra thảo luận tại một hội nghị thượng đỉnh dự kiến diễn ra tại Paris, Pháp vào cuối tuần này. Theo nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara tiếp tục mua 10 tỷ m3 khí gas của Iran nhằm đáp ứng nhu cầu sưởi ấm cho người dân vào mùa Đông.
Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra quan điểm cứng rắn trên chỉ một ngày sau khi Washington tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Tehran sau khi từ bỏ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa các cường quốc thế giới với Iran, đồng thời tạm cho phép các khách hàng chủ chốt (trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ) tiếp tục mua dầu thô của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Video đang HOT
Cùng ngày, Phó Tổng thống Iran Eshaq Jahangiri khẳng định Tehran vẫn có thể bán được dầu chừng nào nước này muốn bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ. Hãng thông tấn Tasnim dẫn lời ông Jahangiri nhấn mạnh Mỹ luôn cho rằng có thể cắt giảm hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran xuống con số 0, song Washington sẽ sớm nhận ra điều này là”không tưởng”.
Ông Eshaq Jahangiri cho hay đã có cuộc trao đổi với người đứng đầu các công ty có trong danh sách trừng phạt của Mỹ do làm ăn với Iran và các bên vừa đưa ra các kế hoạch nhằm đối phó với các biện pháp này.
Trong một diễn biến liên quan khác, hãng thông tấn IRNA dẫn lời Thống đốc Ngân hàng trung ương Iran (CBI) Abdolnaser Hemmati cho hay các ngân hàng nước này có thể đối phó với các lệnh trừng phạt mới của Mỹ thông qua kinh nghiệm và các biện pháp đã từng áp dụng trong các đợt trừng phạt trước đó của Washington nhằm cải thiện tình hình kinh tế.
Theo ông Hemmati, các ngân hàng có thể có các bước đi nhằm bảo vệ và hỗ trợ giao dịch ngoại thương và việc chuyển tiền của các công ty nước ngoài làm ăn với Iran.
Theo Thanh Hương (TTXVN)
Mặc Mỹ trừng phạt, Iran tuyên bố tiếp tục xuất khẩu dầu
"Nước Mỹ muốn khiến xuất khẩu dầu lửa của Iran giảm về 0, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục bán dầu", Tổng thống Iran tuyên bố...
Tổng thống Iran Hassan Rouhani - Ảnh: Getty/CNBC.
Iran sẽ bất chấp các biện pháp trừng phạt mà Mỹ vừa áp đặt trở lại đối với ngành dầu lửa nước này, tiếp tục xuất khẩu "vàng đen" - Tổng thống Hassan Rouhani của Iran tuyên bố ngày 5/11 trên truyền hình quốc gia.
"Nước Mỹ muốn khiến xuất khẩu dầu lửa của Iran giảm về 0, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục bán dầu của mình, để phá vỡ lệnh trừng phạt", hãng tin Reuters dẫn lời ông Rouhani phát biểu trước các chuyên gia kinh tế tại một cuộc họp được phát sóng trực tiếp.
Bắt đầu từ ngày thứ Hai (5/11), Mỹ tái áp các biện pháp trừng phạt lên ngành dầu lửa Iran nhằm gây sức ép buộc quốc gia Trung Đông này phải hạn chế chương trình hạt nhân và tên lửa, cũng như giảm bớt ảnh hưởng của Tehran trong khu vực. Trước đó, đợt trừng phạt đầu tiên của Mỹ đã được tái áp lên Iran vào tháng 8.
Hôm thứ Sáu tuần trước, chính quyền ông Trump tuyên bố sẽ có sự miễn trừ đặc biệt dành cho 8 quốc gia để các nước này có thể tiếp tục nhập khẩu dầu Iran mà không phải chịu các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào tháng 5, ông Trump cho các nước nhập khẩu dầu từ Iran thời gian 180 ngày để cắt giảm nhập khẩu dầu Iran về 0 trước hạn chót 4/11.
Mỹ không công bố cụ thể 8 nước được miễn trừ, nhưng một quan chức Hàn Quốc ngày 5/11 tiết lộ rằng Seoul được hưởng sự miễn trừ nói trên của Mỹ. Nguồn tin là quan chức Mỹ cũng nói rằng trong danh sách miễn trừ còn có Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo quy định của Mỹ, các biện pháp miễn trừ có thời hạn tối đa là 180 ngày.
Các khách hàng mua dầu lớn nhất của Iran, đều nằm ở khu vực châu Á, thời gian qua đã tìm cách để được hưởng sự miễn trừ của Mỹ do lo không tìm được nguồn cung dầu thay thế.
Tuy nhiên, song song với việc đề nghị miễn trừ, nhiều nước đã cắt giảm nhập khẩu dầu Iran do e ngại các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Tháng 9 vừa qua, nhập khẩu dầu từ Iran của Hàn Quốc đã giảm về 0 lần đầu tiên kể từ năm 2012. Trong 9 tháng đầu năm nay, Hàn Quốc nhập khẩu 58,2 triệu thùng dầu từ Iran, giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm ngoái - theo số liệu của Công ty Dầu lửa Quốc gia Hàn Quốc (KNO).
Theo PLO
"Người thương, kẻ ghét" trong chính sách cấm vận Iran của Mỹ Việc Washington tuyên bố miễn trừ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ khỏi lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Tehran đã khiến giới quan sát bất ngờ. Ngày 5/11, Mỹ đã chính thức tái áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran, chủ yếu nhắm vào ngành công nghiệp dầu mỏ, vốn là trụ cột quan trọng của...