Thổ Nhĩ Kỳ và Nga nối lại đàm phán về trung tâm khí đốt
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã tái khởi động các cuộc thảo luận để thành lập một trung tâm giao dịch khí đốt tự nhiên trong khu vực, nhưng những bất đồng hiện tại về nền tảng giao dịch và ai sẽ chịu trách nhiệm có thể gây trì hoãn kế hoạch.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết vào tháng 10 năm ngoái, hai quốc gia đã đồng ý thành lập một trung tâm khí đốt tự nhiên ở nước này.
Một tuần trước đó, ông Putin lần đầu tiên đề nghị Nga chuyển hướng nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên dành cho các đường ống Nord Stream bị hư hỏng tới Biển Đen và thành lập một trung tâm khí đốt châu Âu ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu lại các cuộc thảo luận về việc thành lập một trung tâm giao dịch khí đốt tự nhiên trong khu vực. Ảnh: Oilprice.
Video đang HOT
Các cuộc đàm phán Nga – Thổ Nhĩ Kỳ đã bị đình chỉ do trận động đất hồi tháng 2 ở Thổ Nhĩ Kỳ và cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 5, trong đó ông Erdogan đảm bảo thêm một nhiệm kỳ nữa.
Tuần này, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Tài nguyên Thiên nhiên Thổ Nhĩ Kỳ, Alparslan Bayraktar, cho biết, theo Bloomberg đưa tin, rằng các cuộc đàm phán đã được nối lại.
Tuy nhiên, có những bất đồng về nền tảng giao dịch sẽ được sử dụng. Bayraktar cho biết Nga muốn có một nền tảng mới trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất mở rộng Sàn giao dịch năng lượng Istanbul hiện đang hoạt động.
Reuters dẫn lời Bộ trưởng cho biết, để chuẩn bị cho một trung tâm khí đốt tiềm năng, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có kế hoạch mở rộng cơ sở hạ tầng khí đốt tự nhiên.
Đầu tuần này, các nguồn tin am hiểu về dự án trung tâm khí đốt nói với Reuters rằng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang mâu thuẫn về việc ai sẽ chịu trách nhiệm về trung tâm này.
Gazprom đã báo cáo lợi nhuận ròng nửa đầu năm sụt giảm do việc cung cấp khí đốt qua đường ống đến châu Âu giảm mạnh so với năm 2022, khi Nga vẫn cung cấp khí đốt qua đường ống cho khách hàng châu Âu trong hầu hết nửa đầu năm ngoái.
Nền công nghiệp Đức có thể rơi vào bế tắc do thiếu khí đốt của Nga
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết nước này sẽ phải thu hẹp quy mô hoặc thậm chí ngừng sản xuất công nghiệp nếu việc vận chuyển khí đốt tự nhiên của Nga qua Ukraine dừng lại vào năm tới.
Đường ống dẫn khí đốt tại một trạm truyền dẫn ở Werne, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
"Không có kịch bản chắc chắn vạch rõ mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào", hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Habeck tại Hội nghị Kinh tế Ostdeutsches Wirtschaftsforum (OWF) diễn ra tại Bad Saarow. Ông cho rằng các nhà hoạch định chính sách ở Berlin cần tránh "lặp lại sai lầm tương tự khi cho rằng tình trạng thiếu năng lượng sẽ không ảnh hưởng đến nền kinh tế".
Bất chấp xung đột với Kiev, Nga vẫn tiếp tục tuân thủ hợp đồng cung cấp khí đốt và trả phí quá cảnh cho Ukraine. Tuy nhiên, ở hoàn cảnh hiện tại, rất khó có khả năng hợp đồng này sẽ tiếp tục được gia hạn sau khi hết hạn vào cuối năm 2024.
Trong khi Berlin tuyên bố đã từ bỏ hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt của Nga kể từ tháng 1, các thành viên Liên minh châu Âu (EU) khác vẫn dựa vào Moskva để đáp ứng nhu cầu năng lượng.
Bộ trưởng Kinh tế Đức giải thích nếu Áo, Slovakia, Italy và Hungary cũng bị Nga cắt nguồn cung, EU sẽ yêu cầu Đức hỗ trợ theo các quy tắc chia sẻ khí đốt của khối, và điều này sẽ gây ra vấn đề cho người dùng công nghiệp.
Ông Habeck lập luận rằng việc xây dựng các trạm khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới trên bờ biển Baltic là điều cần thiết để Berlin có thể nhập khẩu khí đốt từ Mỹ và Trung Đông. Tuy nhiên, cư dân địa phương và các nhóm hoạt động môi trường đã tìm cách ngăn chặn việc xây dựng.
Bộ trưởng Kinh tế Đức cũng ủng hộ các nguồn năng lượng thay thế trong nhiều tháng sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2/2022.
"Đức đã phát triển một mô hình kinh doanh chủ yếu dựa vào khí đốt giá rẻ của Nga," ông Habeck chia sẻ với báo giới hồi tháng 8/2022.
Trong diễn biến liên quan, đường ống Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga cho Đức đã bị hư hại trong một loạt vụ nổ dưới biển. Nhà báo Mỹ Seymour Hersh đã cáo buộc Mỹ ra lệnh và thực hiện vụ phá hoại, trong khi Washington và các đồng minh khẳng định Moskva có khả năng thực hiện vụ việc, song không đưa ra bằng chứng cụ thể.
Trước cuộc xung đột tại Ukraine, Nga là nguồn cung năng lượng lớn nhất của châu Âu, cung cấp khoảng 40% tổng nhu cầu khí đốt của châu lục này. Phần lớn các nước thành viên EU dựa vào nguồn cung khí đốt giá rẻ của Nga để sưởi ấm, nấu ăn và sản xuất điện. Kể từ khi Nga thắt chặt nguồn cung khí đốt, châu Âu đã điêu đứng vì giá khí đốt tăng khiến giá các mặt hàng tiêu dùng bị đẩy lên cao, gia tăng lạm phát tại nhiều nước trong khu vực.
Na Uy tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu Bộ trưởng Khí hậu và Môi trường Na Uy ngày 15/9 cho biết Na Uy phải tiếp tục cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu chừng nào cần thiết, đồng thời nỗ lực chuyển sang sử dụng năng lượng sạch. Cơ sở sản xuất khí đốt Statoil ở Kaarstoe, Na Uy. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu tại một sự kiện, ông Espen...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga vạch rõ Mỹ không thể ký thỏa thuận hòa bình hộ Ukraine

Israel đối mặt cháy rừng quy mô lớn nghi do 'khủng bố'

Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu

Tổng thống Putin: Di sản Thế chiến II của Nga đang bị bóp méo vì mục đích chính trị

Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách

GDP suy giảm trong quý 1: Kinh tế Mỹ có thể chịu đựng đến đâu giữa 'bão thuế quan'?

Seoul ra mắt bản tin kỹ thuật số và vlog dành cho cư dân nước ngoài

Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng

Cựu trợ lý của chính trị gia Đức bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

Thế giới đang đứng trước 'mùa Đông kinh tế' năm 2025

Iran thông báo kế hoạch vòng đàm phán hạt nhân thứ 4 với Mỹ

Reuters: Trung Quốc lập danh sách hàng hóa Mỹ được miễn thuế 125%
Có thể bạn quan tâm

Kim Ngưu gặp rắc rối với người khác giới, Sư Tử lưu ý sức khỏe ngày 1/5
Trắc nghiệm
10:31:52 01/05/2025
Công bố ảnh Mặt Trời sắc nét nhất từ trước đến nay
Lạ vui
10:31:49 01/05/2025
Cách AI được huấn luyện để 'làm luật'
Thế giới số
10:28:14 01/05/2025
Bảng giá điện thoại Honor tháng 5/2025: Nhiều sản phẩm giảm giá mạnh
Đồ 2-tek
10:21:56 01/05/2025
Nam ca sĩ bị tố chuyên "hát chùa" nhiều ca khúc Vpop, thái độ thách thức, vướng tranh cãi lớn
Nhạc việt
10:16:37 01/05/2025
3 tỉnh miền Tây sáp nhập, trở thành điểm đến sông nước lý tưởng
Du lịch
10:08:47 01/05/2025
Cô gái bị bỏng 95% cơ thể tiết lộ điều trùng hợp đặc biệt với chồng sắp cưới
Netizen
10:05:41 01/05/2025
Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân
Sức khỏe
10:03:28 01/05/2025
Cháy lớn tại công ty giấy ở Kiêu Kỵ, Gia Lâm
Tin nổi bật
10:00:38 01/05/2025
Gia đình Văn Hậu Doãn Hải My tung bộ ảnh xịn xò mừng 30/4, được khen "gấp 3 visual", "gấp 3 lòng yêu nước"
Sao thể thao
09:59:54 01/05/2025