Thổ Nhĩ Kỳ và Nga hỗ trợ giải quyết khủng hoảng ở Libya
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã tích cực phối hợp hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng ở Libya và ngăn chặn sự leo thang bạo lực ở quốc gia Bắc Phi này.
Ngày 14/6, Nga đã hoãn chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu tới Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán về tình hình Libya.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hoãn đàm phán về Libya. Ảnh: Getty
Mặc dù vậy, hai bên vẫn đang tích cực thảo luận ở cấp thứ trưởng quốc phòng và ngoại giao để hỗ trợ cho Libya dưới sự hướng dẫn của Tổng thống hai nước. Hai bên vẫn giữ liên lạc để phối hợp ngừng bắn càng sớm càng tốt và tiến hành các cuộc đàm phán giữa các bên ở Libya thông qua đối thoại chính trị và kinh tế dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, phù hợp với kết quả của hội nghị quốc tế ở Berlin.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã điện đàm về hồ sơ Libya và bày tỏ mối quan ngại về sự leo thang bạo lực ở quốc gia châu Phi này. Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho các dân quân trung thành với chính phủ của thủ tướng Fayez al-Sarraj. Trong khi đó Nga phản đối sự can thiệp quân sự này./.
Hai bộ mặt Pantsir-S1 ở Libya và Syria: Cú tát trời giáng với Nga, thời oai hùng đã hết?
Cú tát trời giáng được thực hiện khi các UAV Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian ngắn đã diệt nhiều tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1, phủ một bóng đen khủng khiếp với CNQP Nga.
Những cuộc chiến tại Trung Đông đã mang tới cơ hội chứng tỏ khả năng của vũ khí Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong thực chiến.
Video đang HOT
Không may, những mẫu khí tài hiện đại của hai nước lại ở hai bên chiến tuyến, cả tại Syria lẫn Libya. Tuy nhiên, tính hiệu quả của vũ khí do Nga sản xuất ở hai chiến trường này có sự khác nhau khá lớn.
Những kết luận nào có thể được rút ra từ điều đó?
Chiến tranh hiện đại cho thấy rất rõ về vai trò ngày càng tăng của lực lượng không quân không người lái.
Trong chiến dịch tiến công nhằm vào những vị trí của phiến quân do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở Idlib, nhiều khí tài chiến đấu của Quân đội Syria (SAA) đã bị tiêu diệt bởi đối phương sử dụng ồ ạt nhiều UAV hạng trung và hạng nặng "Bayraktar TB2" và "TAI Anka".
Bayraktar TB2 là UAV tấn công có khả năng mang các bom và tên lửa chống tăng của Thổ Nhĩ Kỳ do công ty thuộc quyền sở hữu của Selchiuk Bayraktar, con rể của Tổng thống Erdogan chế tạo.
TAI Anka cũng mang được các tên lửa và bom, nhưng nó còn có thể thực hiện thêm những nhiệm vụ trinh sát, quan sát và tuần tiễu trên không.
Tại Idlib, các UAV hoạt động như sau: Quân đội Thổ chặn các cuộc nói chuyện của Quân đội Syria và dùng TAI Anka dẫn hướng tới các mục tiêu cho Bayraktar TB2.
UAV Bayraktar TB2
Vì số lượng ít, nên không thể thiết lập được "một bầy drone" thực thụ, nhưng chúng vẫn chứng tỏ mình là vũ khí đáng gờm.
Sau đó, bất ngờ người Syria, nhờ sự trợ giúp của các cố vấn Nga, đã có thể tổ chức được lưới lửa phòng không hiệu quả và bắt đầu bắn rơi các UAV của Thổ Nhĩ Kỳ. "Chiếc nỏ thần" là tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2E do Nga sản xuất, có khả năng cùng lúc tấn công tới 24 mục tiêu.
Tại Libya, diễn biến lại trái ngược. Sau sự can thiệp của Ankara vào cuộc chiến khi đứng về Chính phủ Đoàn kết dân tộc (GNA) khiến lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) của tướng Haftar đã hứng chịu một loạt những thất bại và bắt đầu rút lui.
Cú tát trời giáng, phủ bóng đen lên CNQP Nga?
Cú tát trời giáng nhằm vào hình ảnh của Nga đã được thực hiện: Các UAV của Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian ngắn đã tiêu diệt ngay lập tức vài tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1, phủ một bóng đen lên ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
Điều này có thể gây thiệt hại nào đó cho các tổ hợp phòng không của Nga hay không?
Một tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 bị tiêu diệt ở Libya.
Cần phải hiểu rằng bản thân tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S không phải là liều thuốc chữa bách bệnh. Nó có vô số những điểm mạnh, nhưng cũng không ít điểm yếu, ví dụ như thời gian tái nạp đạn lâu và khả năng phòng vệ của khoang máy móc kém.
Các vị trí của những tổ hợp pháo-tên lửa phòng không này có thể bị phát hiện bởi người Thổ nhờ hệ thống trinh sát điện tử, cũng như, nhiều khả năng, các phương tiện áp chế điện tử cũng được sử dụng để chống lại chúng.
Làm thế nào được, bởi đơn giản đó là những "khoảng trống" của cuộc chiến, nơi mà các đơn vị gần như phi chính quy LNA của tướng Haftar không có cửa để đấu ngang ngửa với quân đội chuyên nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ.
Chính yếu tố này mang ý nghĩa xác định đối với tính hiệu quả thấp của Pantsir-S1 tại Libya khi đối đầu với các UAV tấn công.
Những kíp chiến đấu điều khiển Pantsir đều là người bản địa, họ không thể tổ chức được hệ thống phòng không bài bản, nhiều tầng nhiều lớp và nhất là học chuyển loại một cách nghiêm túc, khoa học về cách sử dụng tổ hợp phòng không tầm thấp này.
Các tổ hợp này chủ yếu bị tiêu diệt khi toàn bộ cơ số đạn đã bắn hết, trong khi bản thân chúng lại không nhận được sự bảo vệ của những hệ thống khác.
Quân đội quốc gia Libya tấn công vào Tripoli Quân đội quốc gia Libya đã tấn công vào các căn cứ của lực lượng dân quân ở thành phố Tripoli. Quân đội quốc gia Libya ngày 28/5 đã tấn công vào các căn cứ của lực lượng dân quân ở thành phố Tripoli khiến hàng chục dân quân và lính đánh thuê thương vong. Các cuộc pháo kích do quân đội Libya...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hàn Quốc: Cựu Tổng thống Moon Jae In bị triệu tập vì cáo buộc nhận hối lộ

EU rót 1,3 tỷ euro thúc đẩy chủ quyền công nghệ và AI

Động đất tại Thái Lan: Bác sĩ phẫu thuật ngoài trời để chạy đua cứu sống bệnh nhân

Châu Phi ghi nhận trên 1.700 ca tử vong do đậu mùa khỉ từ năm 2024

Ukraine bất ngờ với thỏa thuận khoáng sản mới, từ chối xem viện trợ quân sự Mỹ như khoản vay

Google vá lỗ hổng bảo mật của Chrome

Căng thẳng tại Trung Đông: WHO cảnh báo người dân Gaza đang sống trong 'cơn ác mộng'

Động đất ở Thái Lan: Bể bơi vô cực trên nóc cao ốc tung 'sóng thần' giữa trời

UNCTAD đánh giá cao đóng góp của Việt Nam cho thương mại và phát triển quốc tế

Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2025 đạt được đồng thuận trên 5 phương diện

Căng thẳng Israel - Hezbollah: Liban lên án vụ không kích của Israel là sự leo thang nguy hiểm

Động đất ở Myanmar hội tụ 2 yếu tố tàn phá cực mạnh, có thể khiến hàng chục nghìn người chết
Có thể bạn quan tâm

Cái kết cho những bộ phim dùng chiêu trò 'PR bẩn'
Hậu trường phim
13:43:44 29/03/2025
Vợ Quý Bình vừa lau bàn thờ cho chồng vừa nghẹn ngào tâm sự: "Em vẫn như xưa, cắm hoa xấu hoắc"
Sao việt
13:36:26 29/03/2025
Phát hiện Sulli cố tự tử sau ồn ào đóng cảnh nóng với Kim Soo Hyun
Sao châu á
13:33:38 29/03/2025
Những con giáp chẳng thiết tha gì yêu đương, cứ hễ nhắc đến chuyện cưới xin là "lặn" mất tăm hơi
Trắc nghiệm
13:01:43 29/03/2025
Mỹ sẽ đánh giá lập trường của Nga về việc dỡ bỏ trừng phạt

4 món ăn sang chảnh khiến bạn ngỡ ngàng vì quá ngon với một thực phẩm bình dân - quả chuối
Ẩm thực
12:14:49 29/03/2025
ViruSs tung timeline "tà lưa" với Pháo và Ngọc Kem, nhờ ChatGPT ra định nghĩa thế nào là hẹn hò nhưng chưa yêu
Netizen
12:01:53 29/03/2025
Kroos 'trở lại' Real Madrid
Sao thể thao
11:45:41 29/03/2025
Phát hiện thành phố ngầm khổng lồ bên dưới kim tự tháp Giza của Ai Cập
Lạ vui
11:34:57 29/03/2025
Lý do Hà Nội, TPHCM cách Myanmar hơn 1.000km vẫn thấy rung lắc vì động đất
Tin nổi bật
11:33:09 29/03/2025