Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia đạt tiến triển trong đàm phán bình thường hóa quan hệ
Hai bộ ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia cho biết đặc phái viên hai nước đã tổ chức vòng đàm phán thứ 5 tại cửa khẩu Alican-Magara ở khu vực biên giới của hai nước.
Khu vực biên giới Armenia-Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Reuters)
Ngày 30/7, Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia thông báo đã nối lại các cuộc đàm phán nhằm bình thường hóa quan hệ.
Trong một tuyên bố chung, các bộ ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia cho biết đặc phái viên hai nước đã tổ chức vòng đàm phán thứ 5 tại cửa khẩu Alican-Magara ở khu vực biên giới của hai nước.
Các đại diện bày tỏ ý định tiếp tục bình thường hóa quan hệ giữa hai nước mà không cần bất kỳ điều kiện tiên quyết nào. Tuy nhiên, thời điểm của vòng đàm phán tiếp theo chưa được ấn định.
Hai bên cũng nhất trí đánh giá những yêu cầu kỹ thuật nhằm cho phép mở lại cửa khẩu nơi có tuyến đường sắt Akyaka-Akhurik đi qua, cũng như đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực cho những người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ.
Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia không có quan hệ ngoại giao chính thức. Biên giới giữa hai nước đã bị đóng cửa theo một quyết định của Ankara kể từ năm 1993.
Căng thẳng giữa hai bên nảy sinh liên quan tới một loạt các vấn đề bao gồm việc Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Azerbaijan trong cuộc xung đột Nagorny- Karabakh với Armenia, và sự phản đối của Ankara đối với quá trình công nhận quốc tế liên quan tới vụ diệt chủng người Armenia vào năm 1915 được thực hiện dưới thời Đế quốc Ottoman./.
Azerbaijan mở chiến dịch 'chống khủng bố' tại Nagorno-Karabakh
Azerbaijan ngày 19.9 khởi động chiến dịch "chống khủng bố" tại Nagorno-Karabakh, vùng lãnh thổ có phần đông dân số là người Armenia và là tâm điểm xung đột nhiều năm qua.
Bộ Quốc phòng Azerbaijan thông báo đã bắt đầu chiến dịch "chống khủng bố" địa phương tại Nagorno-Karabakh, sử dụng các vũ khí chính xác cao. AFP đưa tin phóng viên hiện trường của hãng tin đã nghe thấy nhiều tiếng nổ tại khu vực Stepanakert của vùng Nagorno-Karabakh, ngay sau khi Azerbaijan khởi động chiến dịch.
Quân nhân Azerbaijan trong một cuộc tập trận năm 2020. Ảnh RERUTERS
Nagorno-Karabakh được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan. Tuy nhiên, vùng đất ly khai này có cư dân đa số là người Armenia và được chính quyền Yerevan hậu thuẫn. Azerbaijan giành lại nhiều vùng tại Nagorno-Karabakh và xung quanh đó sau cuộc chiến năm 2020.
Trong thông báo ngày 19.9, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết chiến dịch được thực hiện nhằm tước vũ khí và đảm bảo các lực lượng vũ trang Armenia rút khỏi lãnh thổ Azerbaijan, vô hiệu hóa các cơ sở hạ tầng quân sự của lực lượng Armenia, khôi phục trật tự hiến pháp.
Chuyện gì đang xảy ra giữa Armenia và Azerbaijan?
Chính quyền Baku nói chỉ tấn công các mục tiêu quân sự hợp lệ và không nhắm vào dân thường hay hạ tầng dân sự. Một hành lang nhân đạo được thiết lập để dân thường rời khỏi khu vực. Azerbaijan tuyên bố rằng hòa bình chỉ có thể được thiết lập khi Armenia rút toàn bộ lực lượng và chính quyền ly khai tại Nagorno-Karabakh bị giải thể.
Azerbaijan cho hay đã thông báo với Nga, nước duy trì một lực lượng gìn giữ hòa bình tại khu vực, và Thổ Nhĩ Kỳ, nước cùng với Nga điều hành trung tâm giám sát thỏa thuận ngừng bắn năm 2020.
Armenia tuyên bố không có quân nhân nào tại Nagorno-Karabakh và ưu tiên của nước này chỉ là về nhân đạo. Bộ Quốc phòng Armenia nói tình hình tại biên giới hai nước vẫn ổn định. Giới chức tại Nagorno-Karabakh thông báo Azerbaijan đang oanh tạc khu vực bằng rốc két và pháo binh.
Trong khi đó, Nga cho hay đang liên lạc với cả Baku và Yerevan về tình hình tại Nagorno-Karabakh. Phát ngôn viên Maria Zakharova của Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi các bên ngừng cuộc đổ máu và quay lại dàn xếp hòa bình.
Chiến dịch của Azerbaijan được công bố sau khi 6 công dân của nước này thiệt mạng trong 2 vụ nổ mìn riêng rẽ, những tai nạn mà Baku tố cáo do các nhóm vũ trang trái phép người Armenia gây ra.
Chiến dịch cũng diễn ra chỉ một ngày sau khi thực phẩm và thuốc men được chuyển tới Nagorno-Karabakh trong động thái tích cực nhằm giảm căng thẳng.
Thủ tướng Armenia: Phụ thuộc Nga về an ninh là "sai lầm chiến lược"
Theo Reuters, cho đến chỉ vài ngày gần đây, Azerbaijan mới nới lỏng việc kiểm soát hành lang Lachin, tuyến đường bộ duy nhất nối Armenia với Nagorno-Karabakh. Trước đó, Azerbaijan không cho phép hàng viện trợ đi qua đây với lý do tuyến đường được sử dụng để lén chuyển vũ khí. Armenia đã chỉ trích Azerbaijan, gọi đó là hành động trái phép và gây thảm họa nhân đạo nhưng Baku bác bỏ.
Giới chức Israel phản ứng mạnh trước phát biểu của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tổng thống Tayyip Erdogan ngày 28/7 nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể tiến vào Israel như đã từng làm trong quá khứ ở Libya và Nagorno-Karabakh. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ không nêu rõ loại can thiệp nào mà ông đang đề xuất. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu tại một phiên họp quốc hội...