Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ đề xuất của Nga về thành lập trung tâm khí đốt quốc tế
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ủng hộ đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc xây dựng một trung tâm khí đốt quốc tế ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông khẳng định muốn chính phủ nhanh chóng trình bày kế hoạch thực hiện.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại cuộc gặp ở Astana, Kazakhstan ngày 13/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 14/10, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết phát biểu trước khi lên máy bay rời Kazakhstan, nơi diễn ra cuộc gặp giữa ông và nhà lãnh đạo Nga, Tổng thống Erdogan cho biết trung tâm phân phối khí đốt mới có thể được đặt tại Thrace, Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ gần biên giới với Bulgaria.
Ông nêu rõ nước này đang vận hành một trung tâm phân phối khí đốt quốc gia và hoan nghênh đề xuất về một trung tâm phân phối quốc tế. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh cả hai nước sẽ lập tức bắt đầu công việc liên quan đến đề xuất của Tổng thống Putin về vận chuyển khí đốt của Nga tới châu Âu. Tổng thống Erdogan đã chỉ thị Bộ Năng lượng nước này xúc tiến việc xây dựng trung tâm khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ dựa trên đề xuất của Nga.
Video đang HOT
Trong cuộc hội đàm diễn ra ngày 13/10 tại thủ đô Astana của Kazakhstan, Tổng thống Putin đánh giá Thổ Nhĩ Kỳ hiện là tuyến vận chuyển khí đốt tới châu Âu đáng tin cậy nhất và đề nghị xây dựng một trung tâm cung ứng khí đốt tại nước này. Ông nêu rõ trung tâm này sẽ do hai bên cùng thiết lập, với chức năng không chỉ đảm bảo cung ứng mà còn có thể giúp ổn định giá cả, một vấn đề rất quan trọng trong mua, bán khí đốt. Nhà lãnh đạo Nga nêu rõ hiện giá khí đốt đang ở mức rất cao nhưng các bên có thể dễ dàng điều chỉnh giá thị trường về mức bình thường mà không chịu ảnh hưởng của các vấn đề chính trị.
Trước đó, ngày 12/10, Tổng thống Putin đề xuất Nga có thể thiết lập một trung tâm cung ứng khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách điều hướng nguồn cung dành cho các hệ thống đường ống Dòng chảy phương Bắc chạy dưới Biển Baltic sau khi các hệ thống này bị hư hại được cho là do các hành vi phá hoại xảy ra tháng trước.
Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích EU 'thiên vị và thiếu tầm nhìn'
Trong khi EU cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ vì quan hệ với Nga, Ankara chỉ trích Brussels là "thiên vị và thiếu tầm nhìn".
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Astana ngày 13/10/2022. Ảnh: Kremlin.ru
Theo Nhật báo Thổ Nhĩ Kỳ Hurriyet, Ankara ngày 13/10 đã chỉ trích báo cáo của EU về Thổ Nhĩ Kỳ năm 2022 "là một ví dụ khác về lập trường thiên vị" của Brussels đối với quốc gia ứng cử viên, bác bỏ những cáo buộc của EU về sự suy giảm các quyền cơ bản ở Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như phản đối cách tiếp cận "ủng hộ Hy Lạp trong tranh chấp phía đông Địa Trung Hải".
"Báo cáo Quốc gia năm 2022 về Thổ Nhĩ Kỳ được Ủy ban châu Âu công bố hôm 12/10 một lần nữa cho thấy rằng EU thiếu cách tiếp cận chiến lược và tầm nhìn đối với Ankara. Báo cáo này bỏ qua các nghĩa vụ của EU đối với Thổ Nhĩ Kỳ và thể hiện các 'tiêu chuẩn kép', cho thấy một ví dụ khác về lập trường thiên vị của EU khi đề cập đến Thỗ Nhĩ Kỳ", thông cáo của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.
Báo cáo thường niên trên của EU cho rằng "có sự suy giảm liên tục của các tiêu chuẩn dân chủ" ở Thổ Nhĩ Kỳ và chỉ trích quốc gia ứng cử viên EU này đã "không hài hòa chính sách đối ngoại và an ninh với Liên minh".
Đáp lại, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ: "Chúng tôi không chấp nhận những tuyên bố vô căn cứ và những lời chỉ trích vô cớ, đặc biệt là về các tiêu chí chính trị và về các quyền cơ bản cũng như pháp quyền. Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ các yêu sách vô lý mà EU đưa ra. Cho đến nay họ vẫn từ chối loại bỏ các rào cản chính trị liên quan đến các nội dung đàm phán (tư cách thành viên EU), trong khi 'chỉ đạo' hệ thống chính trị, các chính trị gia, quan chức cấp cao của chúng tôi, cũng như các quyền và tự do cơ bản ở Thổ Nhĩ Kỳ hay cuộc chiến chống khủng bố 'hợp pháp' của chúng tôi".
Đề cập đến vấn đề tranh chấp trên biển ở Đông Địa Trung Hải được nêu trong báo cáo của EU, Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng Brussels đã "phớt lờ người Síp Thổ Nhĩ Kỳ và từ chối đề cập đến quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ". Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh: "Chúng tôi nhắc lại một lần nữa rằng EU không phải là cơ quan tài phán quốc tế để xác định các khu vực tài phán trên biển. Cách thức này của EU đi ngược lại luật pháp quốc tế".
Ankara cũng lưu ý rằng "thật kỳ lạ khi Brussels chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ" vì không tuân thủ các lệnh trừng phạt của EU liên quan đến cuộc xung đột Nga - Ukraine, đồng thời tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ không có nghĩa vụ tuân thủ các lệnh trừng phạt đó. "Chúng tôi nhấn mạnh một lần nữa rằng việc xuất khẩu ngũ cốc và trao đổi tù binh giữa các bên chỉ có thể thực hiện được nhờ vào lập trường nguyên tắc của Thổ Nhĩ Kỳ", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ.
Trước đó, EU đã đưa ra báo cáo thường niên về Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó chỉ trích "Ankara gia tăng quan hệ thương mại và tài chính với Nga, mời các nhà tài phiệt Nga đến nước này và phá hoại các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga".
Theo Ủy viên phụ trách mở rộng châu Âu Oliver Varhelyi, EU lo ngại về việc Ankara tiếp tục chính sách không liên kết với các biện pháp hạn chế chống lại Nga và gia tăng quan hệ thương mại và tài chính với Moskva.
Phát biểu trước các thành viên của Nghị viện châu Âu và sau đó là với các phóng viên về báo cáo trên, ông Varhelyi ca ngợi những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc môi giới hòa bình giữa Nga và Ukraine và vai trò quan trọng của nước này trong thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine. Tuy nhiên, ông Varhelyi nói thêm: "Việc Ankara tiếp tục chính sách không tuân theo các biện pháp trừng phạt Nga là điều đáng lo ngại do việc lưu thông tự do các sản phẩm, bao gồm cả hàng hóa lưỡng dụng, trong Liên minh Thuế quan EU - Thổ Nhĩ Kỳ".
Báo cáo dài 140 trang của Ủy ban châu Âu về Thổ Nhĩ Kỳ, ứng cử viên lâu năm nhất của EU, lưu ý rằng việc lưu hành tự do các sản phẩm "tạo ra nguy cơ làm suy yếu các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga". Báo cáo cũng cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ không đóng cửa không phận đối với máy bay Nga và công khai hoan nghênh các nhà tài phiệt Nga đầu tư vào nước này, đồng thời ngầm chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ tạo điều kiện cho người Nga nhập quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ.
Báo cáo của Ủy ban châu Âu được đưa ra ngay trước khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Nga lên kế hoạch gặp nhau tại Astana. Là một thành viên NATO và ứng cử viên EU, Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện chính sách cân bằng tinh tế kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Mặc dù Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu khẳng định rằng điều này đặt Thổ Nhĩ Kỳ vào một vị trí thuận lợi cho hòa giải, nhưng điều đó sẽ trở nên khó khăn hơn khi xung đột kéo dài, đặc biệt là do mối quan hệ chính trị và kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga.
Tổng thống Kazakhstan quyết định đổi lại tên thủ đô Chỉ ba năm sau khi đổi tên thủ đô Astana theo tên gọi của người tiền nhiệm, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã thay đổi quyết định. Một góc thủ đô Nur-Sultan, Kazakhstan. Ảnh: Bloomberg Tờ Bloomberg đưa tin ông Kassym-Jomart Tokayev đã đồng ý với đề xuất của một nhóm lập pháp để trả lại tên gọi cũ Astana cho thủ đô...