Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố toàn lực lượng chính phủ Syria là “mục tiêu thù địch”
TASS ngày 28-2 dẫn lời Người phát ngôn Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ, ông Omer Celik tuyên bố, coi tất cả các thành phần của lực lượng chính phủ Syria là mục tiêu thù địch.
Người phát ngôn AKP cầm quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ, ông Omer Celik
“Tất cả các thành phần thuộc lực lượng vũ trang Syria bây giờ trở thành mục tiêu. Thổ Nhĩ Kỳ hiện công nhận quân của chế độ do Tổng thống al-Assad cầm quyền là mục tiêu thù địch”, tờ báo Sabah dẫn lời ông Celik tuyên bố.
Người phát ngôn của AKP nói thêm rằng, chính sách di cư của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không thay đổi, nhưng Ankara sẽ không còn chứa dòng người tị nạn Syria đến châu Âu nữa.
Idlib là khu vực duy nhất của Syria chủ yếu vẫn nằm dưới sự kiểm soát của các nhóm phiến quân. Tình hình ở Tây Bắc Syria đã leo thang căng thẳng vào đầu tháng 2-2020 sau khi quân đội Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện nỗ lực áp đặt lệnh ngừng bắn, tuy nhiên, các phần tử khủng bố không những không hưởng ứng mà còn đẩy mạnh các cuộc tấn công đáp trả.
Tuần trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói rằng, Ankara sẵn sàng sử dụng toàn bộ sức mạnh của nước này trong trường hợp cần phải có hoạt động quân sự ở Idlib. Nhà lãnh đạo Ankara nhấn mạnh, việc bắt đầu một chiến dịch quân sự ở Idlib chỉ là vấn đề thời gian, và mọi công việc chuẩn bị đã được thực hiện.
Video đang HOT
Theo ANTD
Quân Syria bắn rơi máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib
Quân đội Syria bắn rơi máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ tại làng Dadikh ở đông nam ngoại ô Idlib khi máy bay đang làm nhiệm vụ trinh sát và thu thập thông tin.
Quân đội Syria ngày 25-2 đã bắn rơi một máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ ở tỉnh Idlib, tây bắc Syria, hãng thông tấn SANA đưa tin.
Theo SANA, quân đội Syria bắn rơi máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ tại làng Dadikh ở đông nam ngoại ô Idlib khi máy bay đang làm nhiệm vụ trinh sát và thu thập thông tin cho những kẻ khủng bố Jabhat Fateh al-Sham. SANA không cung cấp thêm chi tiết.
Lực lượng chính phủ Syria triển khai tới một tuyến đường nối TP Aleppo với TP A'zaz. Ảnh: SANA
Diễn biến này đến trong bối cảnh căng thẳng dâng cao giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ xung quanh tình hình ở tỉnh Idlib.
Một ngày trước đó, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã chiếm thị trấn Nairab ở phía đông ngoại ô Idlib sau 8 giờ giao chiến và pháo kích dữ dội của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào quân đội Syria, theo Tổ chức giám sát nhân quyền Syria (SOHR).
Có chín binh sĩ Syria đã bị giết chết trong trận pháo kích của Thổ Nhĩ Kỳ, SOHR cho biết. Sau đó, lực lượng Syria đã phóng tên lửa đất đối đất ở thị trấn.
Thị trấn Dadikh có vai trò chiến lược đối với lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và phe nổi dậy đồng minh do có vị trí gần đường cao tốc M4 - vốn nối tỉnh Aleppo với tỉnh Latakia ở tây bắc Syria.
Thị trấn Dadikh cũng được xem là cửa ngõ quan trọng cho việc chiếm TP Saraqeb, một khu vực chiến lược đã bị quân đội Syria kiểm soát gần đây bởi nơi đây nhìn ra đường cao tốc M5 - nối Damascus ở phía Nam với Aleppo ở phía Bắc.
Quân đội Syria đã kiểm soát toàn bộ đường cao tốc M5 và đã khai thông tuyến đường này.
Quân đội Syria đang đẩy mạnh chiến dịch loại bỏ các nhóm nổi dậy cực đoan ở Idlib và tỉnh Aleppo gần đó. Thổ Nhĩ Kỳ vốn ủng hộ các nhóm nổi dậy lại muốn chấm dứt cuộc tấn công của Syria ở Idlib và đã dẫn tới nhiều vụ đối đầu giữa hai bên.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã bác một số lời kêu gọi chấm dứt chiến dịch của lực lượng chính phủ Syria xóa sổ các nhóm nổi dậy ở Idlib.
"Đây là sự đầu hàng trước những kẻ khủng bố và thậm chí là phần thưởng cho các hoạt động của chúng trong việc vi phạm các thỏa thuận quốc tế và nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc" - ông Lavrov nói tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva (Thụy Sĩ) ngày 25-2, theo kênh Press TV.
Ông Lavrov lên án một số chính phủ có "mong muốn biện minh cho các hành động tàn bạo của các nhóm khủng bố và cực đoan".
Trẻ em đi bộ qua lối vào một nơi trú ẩn dưới lòng đất ở Idlib. Ảnh: AFP
Trong diễn biến liên quan, Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) trong một tuyên bố ngày 25-2 cho hay tình hình người dân thường chạy trốn khỏi cuộc chiến hiện nay cực kỳ đáng báo động.
"Đây là làn sóng người tị nạn tồi tệ nhất mà chúng tôi từng chứng kiến trong cuộc xung đột Syria. Trong điều kiện mùa đông khắc nghiệt ở Idlib, chúng tôi nhìn thấy họ bị mắc kẹt, cô lập và hết cách ứng phó. Điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được" - Giám đốc ICRC Fabrizio Carboni nói.
Ông Carboni sau đó yêu cầu tất cả các bên tham gia cuộc xung đột hiện tại ở Idlib ngay lập tức cho phép dân thường di chuyển tới nơi an toàn.
Đã nhiều tháng trôi qua kể từ khi lực lượng chính phủ Syria đẩy mạnh các cuộc tấn công ở Idlib, địa bàn hoạt động cuối cùng của phe nổi dậy ở Syria.
Theo tuyên bố của Liên Hiệp Quốc ngày 25-2, gần 900.000 người đã rút khỏi khu vực do cuộc tấn công của chính phủ Syria ở Idlib. Sự kiện này đánh dấu làn sóng người di cư lớn nhất trong cuộc xung đột chín năm qua tại quốc gia Trung Đông này.
THIÊN THANH
Theo PLO
Ankara đòi Damascus rút khỏi Idlib ngay không đợi cuối tháng 2 Phần lớn thiết bị quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ được gửi tới Syria để đưa đến tay nhóm khủng bố Jabhat al-Nusra. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 15-2 yêu cầu lực lượng chính phủ Syria ngay lập tức rút quân khỏi những khu vực sát các trạm quan sát của nước này ở tỉnh Idlib, tây bắc Syria,...