Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố thử S-400 Nga, ‘không cần xin phép Mỹ’
Tổng thống Erdogan nói Thổ Nhĩ Kỳ đã thử tên lửa phòng không S-400 hồi tuần trước và sẽ tiếp tục mà “không xin phép Mỹ”.
“Các cuộc thử nghiệm có thật, chúng tôi đã thực hiện và sẽ tiếp tục”, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói về thông tin quân đội nước này phóng thử tên lửa phòng không S-400 trong cuộc họp báo tại Istanbul ngày 23/10. “Chúng tôi sẽ không xin phép Mỹ”.
Erdogan nói quan điểm của Mỹ về các tổ hợp S-400 “không ràng buộc” Thổ Nhĩ Kỳ. “Chúng tôi sẽ làm gì nếu không kiểm tra những thứ mình sở hữu?”, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói.
Video đang HOT
Tổ hợp S-400 di chuyển ở thành phố Samsun, Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 6/10. Ảnh: Twitter/kamerknc.
Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tuần trước lên án Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO, vì thử tên lửa S-400 sau nhiều lần cảnh báo sẽ áp lệnh trừng phạt nếu các tổ hợp này được kích hoạt. Washington hy vọng Ankara niêm cất S-400, song Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần khẳng định sẽ triển khai các tổ hợp tên lửa nhận từ Nga năm ngoái.
“Chúng tôi đã nói rõ ràng về những hậu quả nghiêm trọng tiềm ẩn đối với quan hệ an ninh của mình nếu Thổ Nhĩ Kỳ kích hoạt hệ thống (S-400)”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói hôm 16/10.
Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định Mỹ chịu trách nhiệm khi không thể bán được tổ hợp Patriots cho nước này, đồng thời cho biết việc mua các hệ thống của Nga nhằm đáp ứng yêu cầu an ninh.
Thổ Nhĩ Kỳ nguy cơ đối mặt với lệnh trừng phạt theo Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA), quy định bất cứ quốc gia nào tham gia các giao dịch trên 15 triệu USD với Nga đều phải hứng chịu các lệnh trừng phạt từ chính quyền Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ đã bị loại khỏi chương trình F-35 của Mỹ sau khi mua các tổ hợp S-400.
Vệt khói của tên lửa S-400 khai hỏa ở Sinop hôm 16/10. Video: Twitter/turkeyabout.
Vụ thử S-400 diễn ra trong bối cảnh leo thang căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ với các đồng minh NATO gồm Mỹ, Pháp và Đức. Căng thẳng bùng phát sau khi Thổ Nhĩ Kỳ nối lại hoạt động thăm dò khí đốt tại vùng biển tranh chấp với Hy Lạp, một thành viên khác của NATO.
Thổ Nhĩ Kỳ đặt mua hai hệ thống tên lửa S-400 của Nga trị giá 2,5 tỷ USD vào tháng 12/2017. Nga hoàn tất bàn giao loạt vũ khí này cho Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 1 năm nay. Hai nước đã ký hợp đồng mua bán hệ thống S-400 thứ hai vào tháng 8 và đang thỏa thuận điều khoản tài chính.
Mỹ không kích các thủ lĩnh của Al-Qaeda ở Tây Bắc Syria
Quân đội Mỹ ngày 22/10 cho biết đã tiến hành một cuộc không kích bằng máy bay không người lái nhằm vào các thủ lĩnh của tổ chức khủng bố Al-Qaeda ở phía Tây Bắc Syria, gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, tiêu diệt 17 tay súng thánh chiến.
Đoàn xe quân sự của Nga-Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra trên cao tốc M4 gần thị trấn Urum al-Jawz thuộc tỉnh Idlib, Syria ngày 25/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thiếu tá Beth Riordan, người phát ngôn của Bộ Chỉ huy trung tâm của Mỹ (CENTCOM), cuộc tấn công này được thực hiện nhằm vào một nhóm các thủ lĩnh cấp cao của Al-Qaeda ở Syria (AQ-S) đang nhóm họp gần tỉnh Idlip của nước này. Việc tiêu diệt được những thủ lĩnh trên sẽ làm gián đoạn khả năng của Al-Qaeda trong việc lên kế hoạch và thực hiện các vụ tấn công khủng bố trên toàn cầu.
Trong khi đó, theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), ngoài những tay súng trên, cuộc không kích này cũng đã làm 5 dân thường thiệt mạng. Cuộc tấn công được tiến hành nhằm vào một cuộc họp của các chiến binh thánh chiến tại làng Jakata trong khu vực Salqin, làm ít nhất 17 tay súng, trong đó có 11 thủ lĩnh thiệt mạng.
Giám đốc của SOHR, ông Rami Abdel Rahman cho hay trong số những tay súng trên có 5 chiến binh thánh chiến người nước ngoài, tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ quốc tịch cụ thể. Cũng theo ông Rahman, đây là cuộc họp của những thủ lĩnh Hồi giáo thánh chiến, những người vốn đang phản đối nhóm chiến binh thánh chiến Hayat Tahrir al-Sham (HTS), một nhánh của Al-Qaeda hiện đang chiếm giữ làng Jakata và không nhất trí với các thỏa thuận mà Nga và Thổ Nhĩ kỳ đã đạt được để áp đặt lệnh ngừng bắn ở Idlip.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là những nước hậu thuẫn các bên đối địch tại Syria. Nga ủng hộ Chính phủ Syria, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn một số nhóm vũ trang đối lập. Sau đợt leo thang căng thẳng hồi đầu năm nay, gây nguy cơ đẩy hai bên vào tình trạng đối đầu trực diện, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga vào tháng 3 đã đồng ý tiến hành các hoạt động tuần tra chung tại Idlib. Tuy nhiên, hồi đầu tháng 8 vừa qua, Nga đã quyết định ngừng những cuộc tuần tra này do sự gia tăng các cuộc tấn công của phiến quân trong khu vực.
Nga, Thổ Nhĩ Kỳ bất đồng sâu sắc về vấn đề Nagorno-Karabakh Người phát ngôn Văn phòng Tổng thống Nga (Điện Kremlin), Dmitry Peskov mới cho biết, Nga đang làm mọi thứ để có thể tìm ra 1 giải pháp cho cuộc xung đột Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan. Tuy nhiên, ông Peskov khẳng định, hiện cách tiếp cận của Nga với Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia hậu thuẫn mạnh cho Azerbaijan, vẫn còn...