Thổ Nhĩ Kỳ tung 3 đòn cực hiểm đe dọa Mỹ
Nếu Mỹ không bàn giao F-35 và áp đặt lệnh trừng phạt với Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành đồng minh thực sự của Nga và rút khỏi NATO.
Thổ dọa hủy đơn hàng 10 tỷ mua máy bay Boeing
Hôm 26/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói với Bloomberg rằng, Ankara có thể xem xét lại hợp đồng mua sắm hàng trăm chiếc máy bay Boeing của Mỹ với số tiền 10 tỷ USD cho Hãng Turkish Airlines, mà chính phủ sở hữu 49% cổ phần.
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ lưu ý về sự xấu đi trong mối quan hệ giữa Washington và Ankara và sẽ buộc nước này phải xem xét những gì cần thiết để bảo vệ lợi ích của mình.
“Chúng tôi là những khách hàng mua tốt. Nhưng nếu [tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ] cứ tiếp tục như vậy, chúng tôi sẽ phải xét lại vấn đề này” – ông Erdogan nói.
Tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka hồi cuối tháng 6 vừa qua, Tổng thống Erdogan đã bóng gió cảnh báo người đồng cấp Mỹ Donald Trump về sự ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt đến các đơn đặt hàng 100 máy bay Boeing cho hãng hàng không hàng đầu Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói Hoa Kỳ đã cảnh báo Ankara về việc không thể chấp nhận việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa vào sử dụng các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph của Nga. Ông một lần nữa đe dọa Ankara bằng các biện pháp trừng phạt.
Đáp lại, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ trả lời rằng, ông trông chờ vào “suy nghĩ lành mạnh của Hoa Kỳ” liên quan đến việc Washington có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt do việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 Nga và Ankara cũng có những công cụ để có thể bảo vệ lợi ích của mình.
Theo giới phân tích, nếu Thổ Nhĩ Kỳ hủy đơn hàng 10 tỷ USD của hãng Boeing quay sang mua máy bay Airbus của châu Âu hay Sukhoi Superjet 100 hoặc Irkut MC-21 (MS-21) của Nga thì đó sẽ là đòn nặng giáng vào công ty chế tạo máy bay Mỹ và cả chính quyền Washington.
Boeing vốn đang khốn đốn vì vụ bê bối tai nạn của hai chiếc Boeing 737 MAX, khiến họ thiệt hại hàng trăm triệu USD tiền đền bù cho các nạn nhân cùng với hàng chục tỷ USD thiệt hại từ các đơn hàng bị hủy hoặc từ bỏ ý định mua sắm, nên chắc chắn hãng này sẽ làm tất cả nhằm tác động đến Tổng thống Mỹ Donald Trump để ông nới lỏng các lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ và tiếp tục bàn giao F-35 Lightning II cho nước này.
Ngoài ngón đòn về kinh tế, Thổ Nhĩ Kỳ còn có một quân bài tẩy về quân sự cũng có thể khiến Mỹ phải thực sự đau đầu, đó là vấn đề hợp tác sản xuất và quảng bá vũ khí Nga ở trong và ngoài khối NATO và ở vùng Vịnh.
Video đang HOT
Thổ Nhĩ Kỳ tự tin có đầy đủ công cụ để buộc Mỹ phải gánh chịu hậu quả cực lớn
Mua thêm Su-57 Nga và hợp tác sản xuất S-400/S-500
Theo nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Nadein-Rayevsky, Thổ Nhĩ Kỳ có thể chuyển sang mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Sukhoi Su-57 của Nga, để thay thế cho tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ.
Theo chuyên gia Nadein-Rayevsky, máy bay chiến đấu Su-57 của Nga là bản phát triển thuộc thế hệ mới nhất, có chất lượng không thua kém F-35, đặc biệt là khi F-35 vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, đã phát hiện quá nhiều khuyết điểm vẫn chưa được khắc phục.
Ngoài ra, giá máy bay của Nga rẻ hơn máy bay của Mỹ ít nhất là 30%, Thổ Nhĩ Kỳ lại chỉ phải chi trả một phần, phần còn lại trả dần cho các khoản vay mà Nga ưu đãi như với S-400.
Theo hợp đồng với Lockheed Martin, Ankara phải trả cho hợp đồng mua sắm 100 máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm là khoảng 11 tỷ dollars, 800 triệu trong số đó đã được Thổ Nhĩ Kỳ chuyển cho phía Mỹ như một khoản tiền ứng trước cho chi phí nghiên cứu, phát triển.
Nếu Mỹ không bàn giao F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, Hãng Lockheed Martin sẽ mất đi hơn 11 tỷ USD [và có thể còn hơn nữa], số tiền này sẽ chuyển sang cho hãng Sukhoi của Nga. Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, nước này cũng có lợi khi có thể mua được số lượng Su-57 nhiều gấp rưỡi so với F-35.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sử dụng các công cụ quân sự khác là hợp tác chế tạo S-400 Triumph và mua sắm các hệ thống phòng không tiên tiến hơn của Nga như S-500 Prometey.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayip Erdogan thậm chí đã đề xuất với Nga về việc sản xuất chung hệ thống phòng không S-500 Prometey Prometey (Prometheus, hay còn được gọi là 55R6M Triumfator-M). “Tôi cũng đê xuât với Nga về việc san xuât chung S-500″ – hãng tin Anadolu dẫn lời nhà lanh đao Thô Nhi Ky cho biết.
Nếu Thổ Nhĩ Kỳ đã hợp tác sản xuất với Nga, nước này sẽ phải tìm kiếm lợi ích của mình bằng cách thúc đẩy việc bán ra rộng rãi các loại chiến đấu cơ và hệ thống phòng không Nga cho các nước Trung Đông và trong khối NATO. Đây là điều mà Mỹ không thể chấp nhận được.
Tuy nhiên, hai biện pháp về kinh tế và quân sự ở trên chưa phải là ngón đòn độc nhất mà Thổ Nhĩ Kỳ có thể tung ra. Chính quyền Ankara còn một con bài quan trọng nhất về chính trị có thể khiến họ đánh gục những quyết tâm của Washington. Đó là vấn đề người Kurd ở Syria.
Mở chiến dịch đánh người Kurd ở Syria
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar hôm 26/7 tuyên bố rằng, quân đội nước này sẽ bắt đầu một hoạt động quân sự mới ở miền bắc Syria, thuộc địa bàn kiểm soát của người Kurd Syria, nếu không thể đạt được thỏa thuận với Hoa Kỳ về khu vực an ninh ở vùng này.
Cấm giao F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ vì thương vụ S-400 Nga sẽ khiến Mỹ mất nhiều hơn được
Theo đó, một phái đoàn cao cấp của Hoa Kỳ đã đến Ankara hôm 23/7, dẫn đầu là đại diện đặc biệt của Hoa Kỳ về Syria là ông James Jeffrey. Ông James Jeffrey đã hội đàm với Bộ trưởng Hulusi Akar để lập ra một khu vực an ninh ở phía đông sông Euphrates, Syria.
“Chúng tôi đã chuyển tất cả các đề xuất của mình cho phái đoàn Hoa Kỳ. Chúng tôi hy vọng họ sẽ nghiên cứu và trả lời ngay. Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa nhấn mạnh rằng, chúng tôi sẽ không tha thứ cho sự chậm trễ và sẽ sử dụng sáng kiến của mình nếu cần thiết” – hãng Anadolu dẫn lời ông Akar.
Cần lưu ý rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố điều này trong cuộc thảo luận với các sĩ quan cao cấp về khả năng tiến hành các hoạt động quân sự của quân đội nước này ở các tỉnh al-Hasakah, al-Raqqa, Deir ezZor, ở phía Bắc và Đông Bắc Syria.
Trước đó, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói rằng, đề xuất mới được Mỹ đưa ra nhằm lập khu vực an ninh ở Syria không phù hợp với lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông lưu ý rằng, Ankara đang “cạn kiệt sự kiên nhẫn” và cảnh báo nếu không thể đạt được thỏa thuận thì quân đội nước này sẽ tự mình hành động độc lập.
Theo giới phân tích, mặc dù sự kiện chính trị ở Syria dường như không có liên quan gì đến thương vụ mua sắm S-400 Triumph của Nga nhưng nếu không đạt thỏa thuận chuyển giao F-35 với Mỹ và chấm dứt các đòn trừng phạt của Washington thì Ankara sẽ sẵn sàng sử dụng con bài người Kurd ở Syria để mặc cả với Mỹ trên tất cả các lĩnh vực.
Nếu Thổ Nhĩ Kỳ hợp lực với Nga và Quân đội Syria để tấn công tái chiếm lại 3 tỉnh phía Bắc và Đông Bắc Syria đã nêu ở trên thì đó sẽ là một đòn đánh cực mạnh làm phá sản ý đồ của Mỹ ở Syria, khiến Washington trở nên “trắng tay” ở Syria và cả khu vực Trung Đông.
Lời kết:
Mở chiến dịch đánh người Kurd ở Bắc-Đông Bắc Syria sẽ là cú đòn tối thượng mà Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sử dụng nếu Mỹ không chịu xuống thang.
Nếu điều này xảy ra, nó sẽ đánh dấu sự rạn nứt toàn diện về chính trị-kinh tế-quân sự giữa Washington và Ankara.
Nếu điều này xảy ra, Mỹ có thể mất đi một đồng minh có vị trí địa-chính trị rất quan trọng, NATO có thể mất một thành viên có tiềm lực rất mạnh và Thổ Nhĩ Kỳ cũng không bao giờ đến gõ vào cánh cửa EU.
Nếu điều này xảy ra, Nga sẽ tìm được một đồng minh thực sự chứ không phải là một đối tác lợi ích như hiện nay, còn Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) cũng có thể sẽ kết nạp thêm một thành viên mới.
Do đó, ông Donald Trump sẽ phải “suy nghĩ 3 lần” trước khi chính thức ban hành lệnh cấm chuyển giao F-35 Lightning II và áp đặt các lệnh trừng phạt đối với chính quyền của ông Erdogan.
Với tư duy của một nhà tài phiệt làm chính trị, ông chủ Nhà Trắng rõ ràng là hiểu được những mất mát cực lớn so với những cái được rất nhỏ từ việc trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ trong thương vụ S-400 Nga. “Mất nhiều hơn được”, cuối cùng, ông Trump sẽ phải nhượng bộ ông Erdogan!
Thiên Nam
Theo baodatviet
EU phản đối Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập 'ngôi nhà chung'
Triển vọng của Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu (EU) đang mờ dần sau khi Ủy ban châu Âu (EC) ngày 29/5 đánh giá các điều kiện về tư pháp và kinh tế của nước này đang giảm sút.
Trong báo cáo thường niên đánh giá những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ để gia nhập EU, EC nhấn mạnh tiến trình này hiện "đóng băng" do Ankara "tái vi phạm nghiêm trọng" một số vấn đề, trong đó có sự độc lập của ngành tư pháp và chính sách ổn định kinh tế.
Theo báo cáo, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã "tác động tiêu cực" đến thị trường tài chính, trong khi tiếp tục vi phạm chính sách kinh tế khiến EC lo ngại sâu sắc về chức năng của nền kinh tế thị trường.
Phản ứng về báo cáo trên, Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Faruk Kaymakci cho rằng đánh giá của EC thiếu chính xác về tình hình hiện nay tại Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời tuyên bố không thể chấp nhận "sự chỉ trích bất công" của EC. Ông Kaymakci cho biết thêm Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lưu ý các nội dung nhận xét mang tính xây dựng trong báo cáo.
Thổ Nhĩ Kỳ chính thức tham gia tiến trình đàm phán xin gia nhập EU từ tháng 10/2005, song tiến bộ đạt được rất chậm. Một số nước EU, nhất là Đức, kịch liệt phản đối Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thành viên của khối thương mại lớn nhất thế giới này.
Theo Nguyễn Hằng (TTXVN)
Nga tuyên bố nóng về bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ Việc giao các hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt tiến độ theo yêu cầu của Ankara, không có sự chậm trễ nào, như thông báo của thư ký báo chí cho Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov vào ngày 29/5. "Việc giao hàng được thực hiện sớm hơn thời hạn dự kiến ban đầu, theo yêu...