Thổ Nhĩ Kỳ trò chuyện với Mỹ, rút lời hăm dọa
Mỹ đã giải quyết rất nhanh gọn việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào Syria cũng như có nhiều đóng góp trong tiến trình đàm phán hòa bình ở Geneva.
Mỹ nắn gân Thổ Nhĩ Kỳ quanh vấn đề người Kurd
Hãng tin Sputnik ngày 20/2 dẫn lời thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest đưa tin, Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấpThổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã có cuộc điện đàm khoảng 80 phút về tình hình chiến sự tại Syria.
Theo nguồn tin này, trong cuộc nói chuyện, ông chủ Nhà Trắng đã cố gắng thuyết phục Tổng thống Erdogan kiềm chế trong cuộc xung đột với Syria, và nhấn mạnh rằng, người Kurd Syria không nên chiếm nhiều lãnh thổ hơn, nhưng đồng thời, ông Obama cũng cho biết, Washington sẽ không bỏ rơi người Kurd Syria vì Ankara.
Rõ ràng chính quyền tổng thống Obama đang thể hiện một lập trường cứng rắn, mạnh mẽ trước Thổ Nhĩ Kỳ để Nhà Trắng không bị lôi kéo tham gia vào xung đột trực tiếp, bất kể áp lực từ phía Erdogan.
Mỹ đã tỏ thái độ cương quyết với chính quyền Tổng thống Erdogan xung quanh vấn đề người Kurd.
Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ từng tuyên bố “một nửa vũ khí Mỹ đưa tới Syria vào tay IS, và nửa còn lại rơi vào tay Liên minh dân chủ người Kurd (PYD) ở quốc gia Trung Đông này”.
Ông Erdogan cho biết, ông vô cùng thất vọng với đồng minh phương Tây vì từ chối đưa PYD vào danh sách những nhóm cực đoan, khủng bố và vẫn tiếp tục trợ giúp cho tổ chức người Kurd này.
Vì thế, chính quyền Ankara ngoài việc tìm cách lôi kéo các nước đồng minh như Mỹ, Saudi Arabia đưa quân vào lãnh thổ Syria còn tích cực nã pháo vào các vị trí của lực lượng người Kurd ở quốc gia Trung Đông này.
Tuy nhiên, bất chấp tiếng nói phản đối từ Nga, Iraq hay Syrira, nhà lãnh đạo Ankara vẫn thẳng thắn cho rằng nước này hoàn toàn có quyền đưa quân vào Damascus để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Video đang HOT
“Thổ Nhĩ Kỳ có mọi quyền để tiến hành chiến dịch quân sự ở Syria, cũng như bất cứ nơi nào có khủng bố tồn tại, do đây là điều liên quan đến mối đe doạ mà Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đối mặt. Ankara không liên quan gì đến chủ quyền của những nước mà thậm chí còn không giữ được toàn vẹn lãnh thổ. Chúng tôi quan tâm đến việc mình sẽ bảo vệ chủ quyền của mình như thế nào”, ông Erdogan từng tuyên bố gay gắt.
Thực tế, dù cá nhân Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng nhiều biện pháp để lôi kéo thêm sự ủng hộ của Nhà Trắng trong kế hoạch của mình nhưng Washington vẫn tỏ thái độ cứng rắn và trung lập trong những tranh chấp, đối đầu giữa Moskva và Ankara. Vì thế chính quyền Erdogan đã không thể tự tung tự tác trên chiến trường mà đã dần phải ngả theo sự sắp đặt của Nhà Trắng.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Cavusoglu khẳng định sẽ không có chuyện Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Qatar đơn phương triển khai bộ binh tới Syria.
Phát biểu với báo giới ngày 22/2 trong chuyến thăm của người đồng cấp Italy Paolo Gentilon tại Ankara, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Cavusoglu khẳng định bất kỳ động thái nào như vậy sẽ cần sự tham gia của tất cả các nước trong liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu chống IS. Trước đó, ông cũng tuyên bố sẽ không có chuyện Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Qatar đơn phương triển khai bộ binh tới Syria.
“Chúng tôi đã tuyên bố rằng thay vì hỗ trợ các tổ chức phiến quân khác chống lại IS Thổ Nhĩ Kỳ có thể chiến đấu chống các nhóm khủng bố cùng 65 nước trong liên minh do Mỹ dẫn đầu. Bên cạnh đó, một chiến dịch quân sự trên bộ tại Syria chưa bao giờ là chủ để bàn luận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia”, ông Cavusoglu tuyên bố.
Giới phân tích cho rằng, việc Ankara đột ngột thay đổi thái độ, khẳng định không đơn phương đưa quân vào lãnh thổ Syria chủ yếu là do sự cứng rắn của chính quyền Obama. Việc không được sự đồng thuận và chấp nhận của Washington đã khiến chính quyền Erdogan không thể nóng vội và tiếp tục phải quan sát.
Mỹ tích cực trong thỏa thuận hòa bình về Syria
Cùng với việc hóa giải Thổ Nhĩ Kỳ, Nhà Trắng còn đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình hòa bình về Syria tại Geneva, Thụy Sĩ.
Ngày 21/2, phát biểu tại một cuộc họp báo khi đang ở thăm Jordani, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, ông và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã đạt được một thỏa thuận tạm thời liên quan đến việc chấm dứt các hoạt động thù địch tại Syria.
Theo Ngoại trưởng Mỹ, thỏa thuận về mặt nguyên tắc chấm dứt các hành động thù địch tại Syria có thể bắt đầu có hiệu lực trong vài ngày tới. Ông cũng cho biết, cả ông và Ngoại trưởng Nga đều hy vọng, Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Putin sẽ đưa ra tuyên bố chính thức trong vài ngày tới để hoàn tất thỏa thuận này.
Trong nỗ lực thúc đẩy kế hoạch ngừng bắn này, ngày 20/2, ông John Kerry thừa nhận còn nhiều việc phải làm để có thể đi đến thỏa thuận. Đặc biệt, Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh cần cấm Thổ Nhĩ Kỳ có “những hành động khiêu khích vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria”.
Trước đó, hãng tin Bloomberg hôm 23/1 cho biết, Washington và Moskva đa nhượng bộ lẫn nhau trong vân đê liên quan đến thành phần đoàn đại biểu của phe đối lập Syria tại cuộc đàm phán Geneva vê tinh hinh Syria.
Ngoại trưởng Mỹ đang nỗ lực và tích cực trong việc giải quyết các vấn đề đàm phán hòa bình tại Syria.
Theo đó, đăc phái viên của LHQ về Syria, Staffan de Mistura, sẽ mời đến Geneva hai đoàn đại biểu riêng biêt của phe đối lập Syria. Các nguồn tin cua Bloomberg cho biết, Nga đã phản đối sư hiên diên cua một lực lượng dân quân Hồi giáo cực đoan – Quân đội Hồi giáo (Army of Islam) – trong phái đoàn đối lập do Saudi tài trợ va đươc sư ủng hộ của Mỹ.
Tuy nhiên nhờ nỗ lực và sự nhún nhường của Washington, mọi việc đã trở nên thuận lợi hơn giữa các bên. Rõ ràng nhờ sự tích cực, chủ động và sáng suốt của chính quyền Obama mà Thổ Nhĩ Kỳ đã phải dè chừng, từng bước từ bỏ mục tiêu đưa quân vào lãnh thổ Syria cũng như tiến trình đàm phán hòa bình về Syria đạt thêm được những bước tiến mới.
IS bất ngờ bao vây lực lượng chính phủ Syria ở Aleppo Theo các nguồn tin địa phương tại Syria sáng 22-2, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã bất ngờ cắt đứt con đường tiếp tế duy nhất cho lực lượng chính phủ Syria trong thành phố Aleppo. Liên quan tới sự kiện này, kênh truyền hình TV Channel đăng tải, đêm 21-2, rạng sáng 22-2, IS đã mở đợt tấn công lớn nhằm vào các vị trí của Lực lượng phòng vệ quốc gia Syria (NDF) gần làng Rasmi al-Nafalem, phía Đông Nam thành phố Aleppo, lực lượng chính phủ Syria đã buộc phải rút chạy. Vài giờ sau, với sự hỗ trợ của phương tiện chiến đấu hạng nặng, quân đội Syria bắt đầu mở chiến dịch phản công giành lại các vị trí đã mất, nhưng chưa rõ kết quả. Tại Aleppo đang diễn ra chiến dịch quân sự quy mô lớn của lực lượng chính phủ Syria với sự hỗ trợ của các nhóm Vệ binh Cách mạng Iran và nhóm vũ trang dòng Hồi giáo Shitte. Hiện tại, lực lượng chính phủ Syria đã cơ bản làm chủ thành phố Syria và các khu vực giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Từ đầu tháng 2/2016, NDF với sự hỗ trợ của quân đội chính phủ Syria đã cắt đứt hoàn toàn đường tiếp tế cho phiến quân ở phía Bắc Aleppo qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Quân đội Syria đang triển khai các đơn vị vũ khí mới nhất mua từ Nga như T-90, BTR-82… tại Aleppo giúp giành nhiều ưu thế trên chiến trường này.
Lương Sơn (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc tăng xuất khẩu vũ khí gấp đôi sau 5 năm
Một báo cáo mới đây cho biết xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua, trong bối cảnh nước này tăng cường đầu tư vốn để phát triển vũ khí hiện đại.
Trung Quốc là nước xuất khẩu vũ khí nhiều thứ 3 thế giới.
Báo cáo của Viện nghiên cứu hoà bình quốc tế (SIPRI, Thuỵ Điển) cho biết, từ năm 2011 đến 2015, xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc, chủ yếu là vũ khí hạng nhẹ, tăng đến 88% so với giai đoạn 5 năm trước đây. Bắc Kinh chiếm 5,9% thị trường vũ khí xuất khẩu toàn cầu từ năm 2011 đến 2015, chỉ đứng sau Mỹ và Nga.
Hiện tại, nhóm các nước xuất khẩu vũ khí nhiều nhất lần lượt là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Đức. "Cách đây 10 năm, Trung Quốc chỉ có thể sản xuất những thiết bị kỹ thuật thấp. Nhưng điều này đã thay đổi. Vũ khí mà họ sản xuất đã hiện đại hơn thập kỷ trước, thu hút nhiều thị trường lớn", ông Siemon Wezeman, nghiên cứu viên cao cấp về chương trình thu mua quân sự của SIPRI, nhận định.
Các nước mua vũ khí Trung Quốc tập trung nhiều nhất ở châu Á và châu Đại Dương. Trong số này, các đối tác lớn nhất bao gồm Pakistan (chiếm đến 35%), Bangladesh và Myanmar.
Trong khi đó, từ năm 2011 đến 2015, nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc giảm 25% so với giai đoạn 5 năm trước. Điều này cho thấy sự tự tin của ngành công nghiệp vũ khí nội địa. Hiện nước này vẫn phải mua những máy bay vận tải lớn, trực thăng, động cơ máy bay, xe cơ giới và tàu thuyền... Trung Quốc cùng với Ấn Độ, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) là những nhà nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới.
Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ USD vào chương trình chế tạo vũ khí nội địa của nước này, nhằm đáp ứng tham vọng hàng hải trên Biển Đông và ở Ấn Độ Dương. Tổng ngân sách quân sự của Trung Quốc trong năm 2015 là 886,9 Nhân dân tệ (khoảng 141,45 tỷ USD), tăng 10% so với năm ngoái.
Cũng theo báo cáo của SIPRI, Mỹ vẫn là nước thống trị thị trường buôn bán vũ khí toàn cầu. Mỹ đã bán vũ khí, hoặc chiếm phần lớn các hợp đồng giá trị lớn, cho ít nhất 96 quốc gia trong 5 năm qua.
Bạn hàng lớn nhất của Mỹ chính là Saudi Arabia và các nước ở khu vực Trung Đông. Tình hình xung đột ở khu vực này là nguyên nhân của đợt mua sắm vũ khí quy mô lớn. Saudi Arabia đang dẫn đầu liên minh không kích phiến quân Houthi ở Yemen.
Trong khi dòng chảy vũ khí đến châu Phi, châu Á, châu Đại Dương và Trung Đông tăng đều từ năm 2006 đến 2015, khu vực châu Âu chứng kiến sự sụt giảm mạnh, kế đến là Mỹ Latin.
Theo Zing News
Ông Assad sẽ ân xá cho phe nổi dậy Syria nếu hạ vũ khí Tổng thống Assad cho biết chính quyền sẽ ban hành lệnh ân xá nếu các thành viên phe nổi dậy hạ vũ khí và tham gia vào tiến trình chính trị Tổng thống Assad cho biết, chính quyền sẽ ban hành lệnh ân xá nếu các thành viên phe nổi dậy hạ vũ khí và tham gia vào tiến trình chính trị. Trong...