Thổ Nhĩ Kỳ triệu hồi đại biện ở Anh về cáo buộc do thám
Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua đã triệu Đại biện lâm thời Anh tại nước này để yêu cầu làm rõ những cáo buộc nói rằng Anh đã do thám thư điện tử và cuộc điện của Bộ trưởng Tài chính Mehmet Simsek trong thời gian diễn ra Thượng đỉnh G-20 ở London năm 2009.
Lãnh đạo các nước tham dự Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại London năm 2009.
Một nhà ngoại giao giấu tên của nước này cho biết Bộ Ngoại giao đã triệu Đại biện lâm thời Anh để bày tỏ “quan ngại về những cáo buộc trên”.
“Nếu báo cáo về việc chính phủ Anh đã nghe lén Bộ trưởng Tài chính Mehmet Simsek và phái đoàn của ông ấy tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G-20 ở London năm 2009 là đúng sự thật, thì đây sẽ là vụ bê bối không thể chấp nhận được đối với Thổ Nhĩ Kỳ”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao viết.
Cũng theo tuyên bố trên, “thực tế này đang đòi hỏi phải có phản ứng ngoại giao rõ ràng” và Ankara sẽ chờ “giải thích chính thức và thỏa đáng” từ London.
Về phần mình, Bộ trưởng Tài chính Simsek cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lên án bằng “những ngôn từ mạnh mẽ nhất” và “có cá bước đi cần thiết” nếu những cáo buộc này được chứng minh.
Video đang HOT
Cùng ngày, Nam Phi cũng đề nghị chính phủ Anh “hành động rõ ràng và cương quyết” đối với những cáo buộc vi phạm này.
Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi là hai nước đầu tiên đưa ra phản ứng chính thức về vấn đề này sau khi tờ Guardian của Anh số ra ngày 17/6 đưa tin London gián điệp nhiều đại biểu tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) năm 2009. Trong số những đại biểu bị nghe lén điện thoại và theo dõi thư điện tử có quan chức đến từ các nước Nam Phi, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Guardian cho biết thông tin trên được trích ra từ tài liệu do cựu điệp viên Cơ quan Tình báoTrung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden cung cấp. Trong đó có nêu chi tiết về cách thức giám sát bí mật của tình báo Anh đối với các quan chức dự Hội nghị thượng đỉnh G-20 cũng như Hội nghị Bộ trưởng Tài chính của nhóm này năm 2009. Việc giám sát được tiến hành theo chấp thuận của chính phủ Thủ tướng Gordon Brown.
Tờ báo của Anh cũng nêu rõ việc giám sát được thực hiện một cách dễ dàng vì một số đại biểu G-20 đã vô tình sử dụng mạng Internet tại các quán cafe do các cơ quan tình báo Anh dựng lên.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Anh từ chối bình luận khi được hỏi về cáo buộc này, trong khi Công Đảng Anh vốn cầm quyền thời kỳ đó cũng chưa đưa ra bình luận chính thức.
Tin tức trên được đưa ra chỉ vài tiếng trước khi các nhà lãnh đạo Nhóm các nước phát triển (G-8), cũng đều là thành viên của G-20, bắt đầu cuộc gặp cấp cao kéo dài hai ngày ở Bắc Iceland thuộc Vương quốc Anh.
Theo Dantri
Thầu Châu-10 "cập bến" phòng thí nghiệm không gian
Tàu vũ trụ Thần Châu-10 của Trung Quốc chở 3 phi hành gia hôm nay đã nối ghép thành công với phòng thí nghiệm không gian Thiên Cung-1.
3 phi hành gia đã chuyển từ tàu Thần Châu sang Thiên Cung-1.
Việc nối ghép trên diễn ra 2 ngày sau khi tàu Thần Châu-10 mang theo 3 phi hành gia, trong đó có một phụ nữ, rời trái đất trên một tên lửa đẩy Trường Chinh 2F.
Nhóm phi hành gia dự định sẽ ở trên phòng thí nghiệm không gian gần 2 tuần trong sứ mệnh vũ trụ có người lái dài nhất của Trung Quốc cho tới nay.
Hãng tin Xinhua cho biết, việc nối ghép tự động diễn ra lúc 13h11 giờ Bắc Kinh. Sau các cuộc kiểm tra áp lực, các phi hành gia - Nie Haisheng, Zhang Xiaoguang và Wang Yaping - đã mở cửa và chuyển từ tàu Thần Châu-10 sang phòng thí nghiệm lúc 16h17 giờ Bắc Kinh.
Đây là sứ mệnh vũ trụ có người lái thứ 5 của Trung Quốc và dự kiến kéo dài tổng cộng 15 ngày.
3 phi hành gia sẽ ở trên phòng thí nghiệm không gian 12 ngày. Một trong những sự kiện nổi bật khi họ ở trên Thiên Cung-1 là Wang Yaping - nữ phi hành gia thứ 2 của Trung Quốc - sẽ thực hiện một bài giảng cho các sinh viên Trung Quốc trên mặt đất.
Sau khi hoàn tất các thí nghiệm y tế và khoa học trên Thiên Cung-1, các phi hành gia sẽ trở lại tàu Thần Chân và dự kiến trở về trái đất vào ngày 26/6.
Thiên Cung-1 đã có mặt trên quỹ đạo hơn 600 ngày và đã đón tiếp các tàu Thần Châu-8, Thần Châu-9 và giờ đây là Thần Châu-10. Nhưng phòng thí nghiệm này chưa có sẵn các nguồn lực để cho phép các phi hành gia lưu lại lâu hơn.
Sau khi sứ mệnh Thần Châu-10 hoàn thành, Thiên Cung-1 sẽ được đưa trở lại bầu khí quyển để tiêu hủy trên Thái Bình Dương, mặc dù giới chức không cho biết chính xác khi nào việc này diễn ra.
Một phòng thí nghiệm thay thế, Thiên Cung-2, dự sẽ được được đưa lên vũ trụ trong 2 năm tới. Đó sẽ là một mô-đun tham vọng hơn, mở đường cho một trạm vũ trụ lớn mà Trung Quốc hi vọng có thể xây dựng vào khoảng năm 2020.
Theo Dantri
Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-10 Vào chiều nay giờ địa phương, Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-10 từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở tây bắc nước này. Khoảnh khắc tàu Thần Châu-10 rời bệ phóng. Đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền trên sa mạc Gobi để theo dõi...