Thổ Nhĩ Kỳ “tố” Mỹ cấp tiền cho IS, phá vỡ lời hứa ở Syria
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cáo buộc Washington phản bội Ankara và cung cấp “nhiều tiền” cho các phần tử khủng bố IS. Cáo buộc này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Mỹ thừa nhận đã cho phép các phiến quân IS trốn thoát khỏi thành phố Raqqa tại Syria.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và người đồng cấp Mỹ Donald Trump trong một cuộc gặp (Ảnh: Reuters)
Báo chí phương Tây đưa tin, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã chế nhạo việc Mỹ đang chiến đấu chống lại IS tại Syria.
“Đó chỉ là quảng cáo. Thực chất họ đã làm gì? Họ đã trả rất nhiều tiền cho IS”, AFP dẫn lời Tổng thống Erdogan.
Đây không phải lần đầu tiên ông Erdogan cáo buộc Washington hỗ trợ các phần tử khủng bố. Hồi tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng gây xôn xao báo chí khi tuyên bố rằng nước này “có bằng chứng, hình ảnh và video” về việc Mỹ hỗ trợ IS và các phần tử khủng bố người Kurd tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Bình luận trên được đưa ra chỉ ít ngày sau khi BBC tiết lộ rằng Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) được Mỹ hậu thuẫn đã cho phép hàng trăm tay súng IS trốn thoát khỏi thành phố Raqqa tại Syria với sự chấp thuận âm thầm của các đồng minh liên minh vốn không muốn can thiệp.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng chỉ trích Washington về việc tiếp tục ủng hộ các nhóm người Kurd đang chiến đấu tại Syria, bất chấp những lời hứa rằng họ sẽ được rút khỏi các thành phố đã được giải phóng.
“Đó là một sự thất vọng lớn đối với chúng tôi khi Mỹ không giữ lời hứa, ngay từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng Syria”, ông Erdogan nói, khẳng định rằng chính quyền trước của Mỹ đã cam kết không để các tay súng người Kurd thuộc nhóm YPG giành các thành phố Raqqa, Manbij và Deir ez-Zor tại Syria.
“Chúng tôi không muốn tham gia vào cùng cuộc chơi tại vùng Afrin ở tây bắc Syria. Một vấn đề là chúng tôi không thể giải quyết một cách dễ dàng vì các đồng minh đang bị Mỹ lôi kéo”, ông Erdogan nói thêm.
Video đang HOT
Những bất đồng về vị thế và tương lai của người Kurd tại Syria đã gây căng thẳng trong quan hệ giữa Washington và Ankara. Thổ Nhĩ Kỳ xem lực lượng người Kurd YPG, vốn được liên minh do Mỹ dẫn đầu hậu thuẫn, là một tổ chức khủng bố.
Ankara khẳng định rằng lực lượng YPG do Mỹ hậu thuẫn không chiến đấu chống lại IS tại thành phố Raqqa ở Syria mà thay vào đó nhằm giành lấy thành phố và “tham gia vào hợp tác khu vực” với IS.
Gần đây, Tổng thống Erdogan đã cảnh báo rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể can thiệp sâu vào “hành lang khủng bố” tại vùng Afrin của Syria, vốn giáp Thổ Nhĩ Kỳ và hiện do các nhóm người Kurd kiểm soát.
An Bình
Theo AFP, RT
Ẩn ý Thổ Nhĩ Kỳ khi mời Nga - Mỹ ra khỏi Syria
Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, Nga và Mỹ không thể giải quyết Syria bằng quân sự thì nên ra khỏi Syria.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có ý định mời lực lượng quân sự của Nga và Mỹ ra khỏi Syria sau khi Tuyên bố chung Nga- Mỹ về tình hình Syria được đưa ra dưới sự thống nhất của Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin bên lề Diễn đàn kinh tế APEC tại Việt Nam.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp gỡ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tại Sochi.
Theo TASS, Tổng thống Erdogan cho hay đã nắm các nội dung trong tuyên bố chung trên và nhận thấy không có giải pháp quân sự nào phù hợp cho chế độ ở Syria hiện nay.
Phát biểu trên kênh truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ Haber Turk trước đi lên máy bay thăm Nga, Tổng thống Erdogan cho biết, ông cảm thấy khó hiểu về tuyên bố chung của Nga- Mỹ về Syria.
"Tôi cảm thấy khó khăn để hiểu một tuyên bố như vậy, nhưng nếu một giải pháp quân sự không phải là lối thoát, thì những người nói lên điều đó nên rút hết quân khỏi Syria" - Tổng thống Erdogan nói bóng gió.
Tài liệu của tuyên bố chung nêu rõ, các nhà lãnh đạo Nga và Mỹ đã đi đến một thỏa thuận rằng cuộc xung đột ở Syria không thể giải quyết bằng một giải pháp quân sự.
Thay vào đó, hai nhà lãnh đạo khẳng định rằng phương pháp giải quyết tình hình Syria phải được tìm thấy phù hợp với Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an LHQ, trong khuôn khổ của Quy trình Geneva.
Nhà lãnh đạo Trump và người đồng cấp Putin cũng lưu ý về các nỗ lực gần đây của Tổng thống Syria Bashar Assad trong quá trình Geneva, cải cách hiến pháp và các cuộc bầu cử công khai. Theo nội dung của tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo Nga và Mỹ đã xác nhận rằng những bước này sẽ đòi hỏi việc thực hiện đầy đủ nội dung thuộc Nghị quyết UNSCR 2254 của LHQ.
Quay trở lại việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ mời quân đội Nga và Mỹ về nước sau khi đồng thuận chính sách quân sự áp dụng ở Syria là không hiệu quả.
Đề nghị của Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra ngay trước chuyến thăm Nga của nhà lãnh đạo Erdogan đã đặt ra một dấu hỏi lớn.
Chuyến thăm Nga lần này được cho là sẽ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, đánh dấu mốc khôi phục lại gần như hoàn toàn quan hệ Nga- Thổ Nhĩ Kỳ bị tổn thương sau vụ Ankara bắn rơi tiêm kích Su-24 khiến 2 phi công Nga thiệt mạng.
Trong cuộc đối thoại song phương giữa hai Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tại Sochi, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ "có thể được coi là gần như hoàn toàn được nối lại".
Người đứng đầu nhà nước Nga ghi nhận gần như khôi phục hoàn toàn các quan hệ kinh tế, được khẳng định bởi các chỉ số tăng trưởng thương mại ngày càng tăng. Trong 10 tháng đầu năm, tăng trưởng là 36%.
Tiến bộ này sẽ cho phép dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt và các rào cản thương mại.
Tổng thống Putin dự định tiếp tục liên lạc thường xuyên với Erdogan.
Về phía Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan cho biết quan hệ song phương đang tiến triển "từng phút một".
Là một trong kênh triển khai quân sự tại Syria do Nga dẫn đầu, Thổ Nhĩ Kỳ mong mỏi Nga rút quân về nước?
Ngoài khôi phục quan hệ song phương Nga- Thổ Nhĩ Kỳ, ắt hẳn, ông Erdogan cũng muốn bàn bạc về hợp tác tại Syria.
Nói về khả năng mời Nga và Mỹ ra khỏi Syria, ông Erdogan có lẽ đang thăm dò phản ứng của hai lực lượng áp đảo trên mặt trận Trung Đông thế nào.
Cần nhắc lại, lực lượng quân đội Nga được triển khai tại Syria theo lời mời từ Tổng thống đương nhiệm Syria - ông Bashar al-Assad trong nhiệm vụ chống khủng bố.
Trong khi đó, lực lượng quân sự Mỹ thì không. Và ngay cả Thổ Nhĩ Kỳ cũng vậy. Song Nga đã tính đếm tới các hợp tác của Ankara và cho rằng, công việc của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran ở Syria như những quốc gia bảo lãnh của tiến trình Astana tiếp tục mang lại kết quả, nhưng cần phải tăng cường các nỗ lực nhằm ổn định tình hình trong dài hạn.
Nếu nhắc tới việc rút quân khỏi Syria do biện pháp quân sự không hiệu quả, chẳng phải chính Ankara cũng nên ngẫm lại?
Theo Huy Vũ
Báo Đất việt
'Thánh địa' mới của IS sau khi bị hất khỏi Iraq, Syria Vụ 4 đặc nhiệm Mỹ bị phiến quân IS phục kích, giết hại ở Niger và một loạt các vụ tấn công khủng bố đẫm máu khác gần đây tại Niger, Somalia hay Ai Cập chỉ ra rằng, châu Phi đang trở thành "thánh địa" mới của IS và al-Qaeda. Nhóm chiến binh khủng bố al-Shabaab khét tiếng ở châu Phi Phiến quân...