Thổ Nhĩ Kỳ tìm nguồn cung khí đốt mới từ Azerbaijan
Hãng tin RIA (Nga) ngày 4.12 dẫn nguồn tin của Reuters cho biết Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan đã đạt được thỏa thuận hoàn thành dự án đường ống dẫn khí Transanatolie (TANAP) trước năm 2018.
Đường ống dẫu dầu của Rosneft (Nga) ở mỏ Suzunskoye, thành phố Krasnoyarsk phía bắc Siberia ngày 26.3.2015 – Ảnh: Reuters
Thông tin này được Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu thông báo trong buổi họp báo sau cuộc hội đàm với Tổng thống Azerbaijan, Ilham Aliyev.
Được biết, theo kế hoạch trước đây, thời hạn hoàn tất của dự án này là vào năm 2019.
Video đang HOT
TANAP được thiết kế để vận chuyển khí đốt của Azerbaijan đến Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu, giờ đây trở nên vô cùng quan trọng đối với Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh quan hệ với Nga xấu đi rõ rệt. Việc rút ngắn thời gian xây dựng đường ống sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga từ trước đến nay.
“Việc thực hiện dự án TANAP không gặp phải bất cứ trở ngại nào, và hôm nay chúng tôi lại một lần nữa thảo luận về vấn đề này. Tôi tin tưởng rằng dự án sẽ được thực hiện vượt tiến độ, trong năm 2018 hoặc có thể sớm hơn. Như vậy, Azerbaijan sẽ có thể bắt đầu xuất khẩu khí đốt với số lượng lớn hơn, trước tiên là sang Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó đến châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ và các nước châu Âu sẽ có thể lựa chọn các nguồn thay thế cho khí đốt của Nga”, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev phát biểu.
Quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào khủng hoảng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga ở Syria. Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đó là “cú đâm từ sau lưng bởi những kẻ đồng lõa với khủng bố”. Mới đây ông Putin đã ký một nghị định về các biện pháp bảo đảm an ninh quốc gia và các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Dự án TANAP được dự tính hoàn tất vào năm 2019 để dẫn khí đốt từ các mỏ Shah Deniz của Azerbaijan qua Georgia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Albania đến khu vực miền nam của Ý với kế hoạch cung cấp 6 tỉ mét khối khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ và 10 tỉ mét khối sang châu Âu. Trong tương lai, năng lực dẫn khí của các đường ống có thể được tăng lên đến 31 tỉ mét khối. Dự án được bắt đầu thực hiện từ tháng 3.2015.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ 'lên dây cót' cho doanh nghiệp
Ngày 3.12, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã dự hội nghị khẩn cấp của Hiệp hội công kỹ nghệ gia và thương gia Thổ Nhĩ Kỳ (TSAD) và có những phát biểu được coi là khá cứng rắn.
Du khách tại khu nữ trang ở chợ Grand Bazaar, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: Reuters
Theo hãng thông tấn Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ), về tình hình thời sự trong nước, ông Ahmet Davutoglu cho biết: "Trong cuộc bầu cử vừa qua, chúng tôi đã đạt 49,5% số phiếu. Nhân dân ủng hộ đường lối chính trị của chúng tôi. Trong 4 năm tới, chúng tôi sẽ tiếp tục các hoạt động vì sự phát triển của đất nước. Chúng tôi là chính phủ của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ toàn vẹn, của 78 triệu người dân Thổ Nhĩ Kỳ".
Ông Ahmet Davutoglu khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ là một phần của châu Âu: "Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia châu Âu, là một phần không thể tách rời của châu Âu. Không thể hình dung một châu Âu thiếu Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu có ai nghĩ khác thì đó sẽ là một sự sai lầm!".
Về vấn đề tình hình căng thẳng trong mối quan hệ với Nga có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Thổ, ông Ahmet Davutoglu tỏ ra lạc quan: "Việc Nga hạn chế giao thương với Thổ Nhĩ Kỳ dĩ nhiên sẽ gây thiệt hại cho chúng ta, đó là điều khó tránh. Nhưng tôi xin hứa với đại diện các doanh nghiệp rằng chính phủ sẽ làm hết sức mình để giảm thiểu, tiến tới triệt tiêu những thiệt hại đó. Chính phủ đã có kế hoạch đối phó với tình hình và sẽ công bố trong vài ngày tới".
Về việc Nga cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ mua dầu của IS, thủ tướng Ahmet Davutoglu khẳng định: "Những lập luận của phía Nga không có cơ sở. Nếu bạn muốn biết sự thật, mời bạn ngồi vào bàn để thảo luận về nó. Nhưng đừng quên, nếu máy bay của bạn không vi phạm không phận của chúng tôi thì chắc chắn đã không bị bắn. Hành động của Nga là trái với các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới và các chuẩn mực quốc tế".
Cuối bài phát biểu, ông Ahmet Davutoglu kết luận: "Tôi muốn lưu ý rằng những ai sử dụng biện pháp hăm dọa để chối bỏ trách nhiệm, họ sẽ chẳng đạt được gì. Có thể nói chuyện với người Thổ Nhĩ Kỳ bằng mọi ngôn ngữ, nhưng không được phép sử dụng ngôn ngữ tống tiền. Đối với chúng tôi, sự an toàn của người dân và an ninh đất nước là trên hết".
Được biết, tổ chức phi chính phủ TUSIAD triệu tập hội nghị khẩn cấp vì lo ngại tình hình căng thẳng trong quan hệ với Nga sẽ ảnh hưởng nặng đến các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi Nga mở lại kênh liên lạc quân sự Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu hôm nay kêu gọi mở các kênh liên lạc quân sự giữa nước này với Nga nhằm tránh tái diễn những tai nạn như vụ máy bay Nga bị bắn hạ. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu. Ảnh: Reuters. "Chúng tôi kêu gọi Nga một lần nữa mở các kênh liên lạc quân sự để...