Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ tình tiết mới trước khi nhà báo Saudi Arabia bị phân xác
Văn phòng công tố viên Istanbul hôm 31.10 cho biết nhà báo Jamal Khashoggi bị làm chết ngạt trong một vụ giết người được dự tính trước, sau đó thi thể của ông mới bị phân xác rồi đem vứt đi.
Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nhà báo Jamal Khashoggi bị làm chết ngạt trước khi bị phân xác. Ảnh: AP
Trong một thông cáo được đưa ra chỉ hai ngày sau cuộc thảo luận với công tố viên Saudi Arabia Saud al-Mojeb, cơ quan này cũng cho biết không có kết quả cụ thể nào đạt được sau những cuộc gặp này.
Cái chết của Khashoggi đã leo thang thành một cuộc khủng hoảng đối với Saudi Arabia, quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới, vốn lúc đầu phủ nhận họ có biết hay có vai trò gì trong vụ biến mất của ông này vào ngày 2.10 sau khi bước chân vào lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul.
Ông Mojeb sau đó nói rằng vụ sát hại nhà báo Khashoggi đã được hoạch định từ trước và Riyadh cho biết 18 nghi phạm đã bị bắt giữ. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ, vốn công bố một loạt những bằng chứng bác bỏ lời phủ nhận trước đó của Riyadh, đã yêu cầu cung cấp thêm chi tiết về nơi cất giấu thi thể Khashoggi và ai là người đã ra lệnh vụ sát hại.
Video đang HOT
“Bất chấp những nỗ lực với ý tốt của chúng tôi để tìm hiểu sự thật, những cuộc gặp này đã không đem lại kết quả cụ thể nào,” văn phòng công tố viên Istanbul bình luận về các cuộc thảo luận giữa Mojeb và công tố viên trưởng của Istanbul Irfan Fidan.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, người đã yêu cầu Saudi Arabia cung cấp thêm thông tin, hôm 30.10 cho biết ông Fidan đã yêu cầu ông Mojeb tiết lộ ai là người ra lệnh cho biệt đội 15 người từ Riyadh đến Istanbul. Những người này bị tình nghi có dính líu vào vụ sát hại.
Thông cáo cũng cho biết Fidan một lần nữa lặp lại yêu cầu của Ankara rằng 18 nghi phạm phải được dẫn độ đến Thổ Nhĩ Kỳ để xét xử và yêu cầu Mojeb tiết lộ danh tính của ‘người hợp tác tại chỗ’ mà theo một quan chức Saudi Arabia là người đã đem xác Khashoggi đi phi tang.
Trong một văn bản phản hồi, ông Mojeb đã mời ông Fidan đến Saudi Arabia để thẩm vấn các nghi phạm và xác định ’số phận của thi thể’ cũng như xác định xem vụ sát hại này có được mưu tính trước hay không, thông cáo của công tố viên Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.
Lời phản hồi này của ông Mojeb cũng đã đưa Riyadh ra khỏi giả thiết rằng có một ‘người hợp tác tại chỗ’ trong vụ việc. Thông cáo nói giới chức Saudi Arabia không hề đưa ra tuyên bố chính thức về điều này.
Ông Mojeb rời Thổ Nhĩ Kỳ tối 31.10 sau chuyến thăm kéo dài ba ngày để có các cuộc thảo luận tại văn phòng Cục Tình báo Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong lúc này, các thượng nghị sĩ của cả hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa hôm 31.10 đã yêu cầu Tổng thống Mỹ Donald Trump tạm ngưng các cuộc thương thảo về năng lượng hạt nhân với Saudi Arabia.
Năm nhà lập pháp của Đảng Cộng hòa do thượng nghị sỹ Marco Rubio của bang Florida dẫn đầu đã viết một lá thư gửi đến ông Trump nói rằng họ sẽ dùng Luật Năng lượng Nguyên tử để chặn đứng bất cứ thỏa thuận hạt nhân nào giữa Mỹ và Saudi Arabia nếu như ông Trump không dừng đàm phán.
Theo Laodong
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ "hạ tông" bóc trần sự thật vụ sát hại nhà báo Saudi Arabia
Bài phát biểu hôm 23.10 của Tổng thống Thổ Nhĩ KỳRecep Tayyip Erdogan không đáp ứng được kỳ vọng công bố "sự thật trần trụi" về vụ giết nhà báo người Saudi Arabia Jamal Khashoggi tại lãnh sự quán Saudi ở Istanbul. Những thông tin mà ông công bố trong phát biểu hầu như không mới.
Nhà báo người Saudi Arabia Jamal Khashoggi. Ảnh: AP.
Tờ Bloomberg nhận định, câu trả lời cho việc "hạ tông" của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong bản chất mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ với cả Saudi Arabia và Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ điều hướng sự cạnh tranh lâu dài với người Saudi Arabia mà còn cả trong quan hệ với phía Mỹ. Đồng thời, Ankara đang làm phép thử để đong đếm giới hạn bao xa của các mối quan hệ này.
Phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ trước vụ sát hại nhà báo Khashoggi cần được xem xét trong bối cảnh căng thẳng giữa Ankara và Riyadh.
Ông Erdogan cũng cần sự hợp tác của Mỹ cả về tài chính cũng như để đảm bảo Saudi Arabia không trả đũa những động thái của Thổ Nhĩ Kỳ gây ra trong những tuần gần đây. Cụ thể là rò rỉ loạt tình tiết tường tận về vụ sát hại nhà báo của Washington Post.
Quan trọng nhất, ông Erdogan muốn đạt được lợi thế trong khôi phục vị thế quốc tế của Thổ Nhĩ Kỳ. Kể từ cuộc đảo chính tháng 7.2016, nước này đối mặt với nhiều vấn đề trong chính sách. Hiện, cái chết của nhà báo Khashoggi cho Ankara cơ hội thể hiện là một nhân tố có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Sự "hạ tông" của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trong phát biểu hôm 23.10 phản ánh nhận thức rằng, ngay cả khi có thể làm lung lay vị thế của Thái tử Saudi Arabia, ông sẽ phải hy sinh các mục tiêu khác quan trọng hơn.
Trong khi đó, lùi một chút, ông vừa có thể ngăn chặn sự sụp đổ hoàn toàn quan hệ với Saudi, vừa tận dụng duy trì quan hệ với Mỹ. Đồng thời, ông có thể hy vọng làm xáo trộn Saudi Arabia và tác động vừa đủ đến Thái tử để làm suy yếu khả năng của Saudi Arabia như một đối thủ trong khu vực.
THANH HÀ
Theo LĐO
Thổ Nhĩ Kỳ được phép khám xét nơi nghi giấu xác nhà báo Khashoggi Ngày 24/10, đài NTV cho biết cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã được phép khám xét một chiếc giếng ở trong vườn của lãnh sự quán Saudi Arabia tại thành phố Istanbul để phục vụ công tác điều tra vụ hạ sát nhà báo Jamal Khashoggi. Lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, nơi nhà báo Jamal Khashoggi bị hạ...