Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục bắt giữ hàng trăm nghi can có liên quan tới giáo sĩ Gulen
Thổ Nhĩ Kỳ đã phát lệnh bắt giữ 295 sĩ quan quân đội với cáo buộc những đối tượng này có liên quan đến mạng lưới của Giáo sĩ Fethullah Gulen – người đang sống lưu vong tại Mỹ và bị Ankara cáo buộc là chủ mưu vụ đảo chính bất thành hồi tháng 7/2016.
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ các phần tử tình nghi khủng bố tại Adana ngày 10/11/2017. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo ngày 22/2 của Văn phòng Công tố Istanbul cho biết các đối tượng bị bắt giữ theo lệnh trên gồm 3 đại tá, 8 thiếu tá và 10 trung úy cùng sĩ quan quân đội phiên chế lực lượng hải quân và không quân.
Lệnh bắt giữ được phát ra sau khi cuộc điều tra cước điện thoại giữa các đối tượng nghi là “tay sai” của giáo sĩ Gulen. Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu triển khai chiến dịch vây bắt từ 1h sáng đến chiều 22/2 tại hơn 55 tỉnh với khoảng 150 đối tượng đã bị bắt giữ.
Đêm 15/7/2016, hơn 240 người, chủ yếu là dân thường, đã thiệt mạng khi một nhóm binh lính sử dụng xe tăng và máy bay chiến đấu tấn công các cơ quan trọng yếu của chính phủ nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.
Video đang HOT
Tuy nhiên, âm mưu đảo chính này đã thất bại do vấp phải sự phản đối của dân chúng. Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc giáo sĩ Gulen đứng sau âm mưu này và đã tiến hành nhiều chiến dịch truy quét quy mô lớn nhằm vào các cá nhân và tổ chức tình nghi liên quan giáo sĩ này.
Khoảng 160.000 người đã bị bắt giữ gồm các học giả, binh lính và cả các viên chức nhà nước. Trong số này, 77.000 người đã chính thức bị kết án tù. Chiến dịch truy quét vấp phải sự phản đối từ các đồng minh phương Tây của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ luôn khẳng định các biện pháp đã triển khai là cần thiết trong bối cảnh nước này vẫn đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia.
Theo Lan Phương (TTXVN)
Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Mỹ điều này để tiệu diệt IS ở Syria
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang yêu cầu Washington cung cấp hỗ trợ quân sự để họ gánh thay sứ mệnh tiêu diệt khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria sau khi Mỹ rút quân khỏi nước này.
Các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ áp sát biên giới với Syria.
Tờ Wall Street Journal dẫn lời các quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, những hỗ trợ quân sự mà Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu từ Washington bao gồm các cuộc không kích, vận tải và hậu cần.
Yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, Ankara sẽ tiếp quản cuộc chiến chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trong khu vực.
Sau khi điện đàm với Tổng thống Erdogan, ông Trump hôm 19.12 đã tuyên bố quyết định rút toàn bộ lực lượng Mỹ khỏi Syria và nhấn mạnh, các nước trong khu vực, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn có khả năng giải quyết ổn thỏa số khủng bố IS còn lại.
Quyết định đột ngột của ông Trump dấy lên quan ngại về sự hồi sinh của chủ nghĩa khủng bố đặc biệt là IS trong một giai đoạn quan trọng của cuộc chiến.
Tuy nhiên, ông Ibrahim Kalin, phát ngôn viên của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan hôm 24.12 mạnh mẽ bác bỏ những lo ngại rằng việc Mỹ rút quân sẽ cho phép IS trỗi dậy đồng thời khẳng định, cuộc chiến chống IS sẽ không bị gián đoạn hoặc dừng lại vì quyết định gây tranh cãi của ông Trump.
"Là một phần của liên minh toàn cầu nhằm đánh bại IS, chúng tôi muốn tuyên bố một lần nữa rằng chúng tôi sẽ không cho phép điều đó (IS trỗi dậy) xảy ra trên đất Syria, đất Iraq hay đất Thổ Nhĩ Kỳ", ông Kalin nói trong một cuộc họp báo.
Tuy nhiên, theo Foreign Policy, thực tế, Ankara chưa từng hoàn toàn "hết lòng hết dạ" với cuộc chiến chống IS. Thay vào đó, họ thích tập trung nguồn lực vào cuộc chiến chống lại người Kurd Syria - vốn bị Ankara xem là khủng bố vì có quan hệ với Đảng Công nhân người Kurd chống phá chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ trong lãnh thổ nước này trong suốt nhiều thập niên.
Theo Foreign Policy, thật khó để tin Thổ Nhĩ Kỳ có thể chống lại IS một cách hiệu quả. Phần lớn tàn quân IS đang tập trung ở những vùng đất cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ tới gần 500km.
Theo đó, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh địa phương gần như không thể tiếp cận các khu vực này để diệt IS một cách hiệu quả và kiểm soát hoàn toàn các vùng lãnh thổ này.
Hơn nữa, trên thực tế "kẻ thù của kẻ thù vẫn thường được coi là bạn", vì vậy Ankara thậm chí có thể xem IS là một phần của chiến lược chống lại người Kurd ở Syria.
Từ tất cả những yếu tố trên, Tổng thống Erdogan được cho là không hoàn toàn chân thành trong lời hứa sẽ tiêu diệt tàn quân IS sau khi Mỹ rút quân.
Thay vào đó, trong bối cảnh nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đang tập trung vào việc giúp đảng của ông có thêm quyền lực trong các cuộc bầu cử địa phương sắp tới, lời hứa diệt sạch IS ở Syria với Tổng thống Trump sẽ chỉ là một công cụ hữu ích để giúp ông củng cố danh tiếng như một nhà lãnh đạo và chỉ huy quân sự giỏi giang, quyết đoán và mạnh mẽ.
Theo Danviet
Thổ Nhĩ Kỳ truy bắt gần 150 người liên quan đến phong trào Gulen AFP đưa tin, ngày 4/1, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã mở một chiến dịch truy quét trên toàn quốc để bắt giữ gần 150 người, trong đó có nhiều quân nhân. Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: AFP/TTXVN) Những người bị bắt được cho là có liên quan tới phong trào ủng hộ giáo sỹ Hồi giáo Fethullah Gulen, người bị nghi...