Thổ Nhĩ Kỳ thử thành công tên lửa chống tăng tầm xa
Ngày 10-3, cơ quan mua sắm quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, tập đoàn sản xuất vũ khí và nhà thầu quốc phòng quốc doanh Roketsan của nước này, vừa phóng thử thành công một tên lửa chống tăng tầm xa mang tên Mizrak-U, do họ đang nghiên cứu và phát triển.
Trực thăng tấn công T-129 do Tập đoàn công nghiệp hàng không Tusas của Thổ Nhĩ Kỳ và Liên danh AgustaWestland của Italia và Anh chế tạo
Vụ thử nghiệm có điều khiển đầu tiến đối với tên lửa chống tăng Mizrak-U đã được tiến hành từ một chiếc máy bay trực thăng Cobra AH-1S và bắn trúng một mục tiêu ở khoảng cách 3,5km.
Theo cơ quan mua sắm quân sự nước này, tên lửa chống tăng Mizrak-U sẽ được trang bị cho các máy bay trực thăng tấn công T-129 đang được Tập đoàn công nghiệp hàng không Tusas của Thổ Nhĩ Kỳ và Liên danh AgustaWestland của Italia và Anh hợp tác sản xuất.
Video đang HOT
Tên lửa chống tăng tầm xa Mizrak-U có tầm bắn tối đa khoảng 8km và theo kế hoạch, việc sản xuất hàng loạt loại tên lửa này sẽ được bắt đầu vào năm 2015.
Tên lửa được lắp đặt thiết bị dẫn đường bằng tia hồng ngoại hình ảnh kết nối các dữ liệu tần số vô tuyến với đầu đạn có sức công phá lớn, ngoài ra, tên lửa còn có một chế độ dẫn đường bằng laser thay thế.
Phiên bản tầm trung của loại tên lửa chống tăng này, mang tên Mizrak-O, có những đặc điểm tương tự như tên lửa tầm xa Mizrak-U, nhưng chỉ có tầm bắn 4km.
Theo ANTD
Hải quân Mỹ thử nghiệm pháo laser có tầm bắn siêu xa 400km
Theo hãng tin AP ngày 17-2, mùa hè này, lần đầu tiên Hải quân Mỹ sẽ trang bị pháo laser cho một tàu chiến và thử nghiệm tính năng của siêu vũ khí này.
Được biết, vũ khí nguyên mẫu sẽ được triển khai trên tàu đổ bộ cỡ lớn LPD-15 USS Ponce, đã được hoán chuyển thành một căn cứ nổi của lực lượng đặc nhiệm. Hiện nay, con tàu này đang tham gia phục vụ tại vùng Vịnh, khu vực tồn tại dai dẳng vấn đề hải tặc.
Theo kế hoạch, chùm tia laser sẽ được hướng vào "mối đe dọa không đồng nhất", tức là các mục tiêu ở thể dạng khác nhau, gồm cả các phương tiện bay không người lái và tàu chạy động cơ tốc độ cao. Thử nghiệm lần này sẽ được tiến hành với 2 mục tiêu ở cự li 1,7 km. Chưa rõ, hệ thống được thử nghiệm có công suất là bao nhiêu, nhưng hải quân Mỹ đang phát triển khá nhiều dự án laser, ví dụ như loại 15kW, 30kW, 100kw, thậm chí là 1MW.
Vũ khí laser công suất 1MW có khả năng đốt cháy tấm thép dày 6m ở cự li gần
Dự kiến, phiên bản sắp sản xuất hàng loạt của pháo lazer sẽ có tầm bắn 180 km và phiên bản nâng cấp tiếp theo tầm bắn sẽ được nâng lên đến 400 km, vượt trội tầm phóng của hầu hết các tên lửa chống hạm và phòng không hạm hiện nay.
Tháng 4-2011, Hải quân Mỹ cũng đã thử nghiệm thiết bị laser do Northrop Grumman (Mỹ) phát triển để bảo vệ tàu chiến. Trong quá trình thử nghiệm, một luồng laser 15 kW đã tiêu diệt một xuồng cao su gắn máy ở cách tàu Hải quân Mỹ cự ly 1 hải lý (1,852 km).
Vũ khí laser công suất cao là tương lai của tác chiến hải quân thế giới
Ngoài ra, Cục Nghiên cứu hải quân Mỹ đã phát triển một vũ khí laser điện tử tự do (FEL) mạnh cỡ MW hơn 10 năm nay. Đây là dự án rất tốn kém và mất nhiều thời gian nhưng hiệu quả sát thương rất lớn. Những FEL công suất lớn cỡ 1 MW có khả năng làm "bay hơi" các tàu nhỏ và máy bay, xóa sổ 1 chiếc xe tăng trong nháy mắt vì trong 1s nó có thể đốt thủng các tấm thép dày 6m ở cự ly gần.
Trong khi đó, giới quân sự Mỹ cho rằng laser có công suất gần 100 kW là đủ, mặc dù laser công suất siêu cao dĩ nhiên vẫn là mục tiêu phát triển trong tương lai. Vì vậy, hải quân Mỹ không từ bỏ các vũ khí laser công suất siêu cao, nhưng muốn đưa thật nhanh vào trang bị ít ra là một loại pháo laser 100 kW để đáp ứng nhu cầu sử dụng trước mắt.
Theo ANTD
Trung Quốc đang phát triển máy bay ném bom thế hệ mới? Một số phương tiện truyền thông phương Tây cho rằng, Trung Quốc hiện đang nghiên cứu, phát triển một loại máy bay ném bom tàng hình chiến lược tầm xa thế hệ mới. Một số chuyên gia nước ngoài đã phân tích, cũng giống như máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 J-31, không lâu sau, loại máy bay ném...