Thổ Nhĩ Kỳ thả 2 nhà báo Nga sau 4 ngày tạm giữ
Hai nhà báo người Nga bị bắt giữ khi đang quay phim gần Baykar, một cơ sở sản xuất máy bay không người lái tư nhân hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ.
Chính quyền Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan xác nhận, hai phóng viên Nga của hãng truyền thông NTV đã được trả tự do chiều 7/12. Tuy vậy, trên trang web chính thức của mình hãng truyền thông NTV cho biết vẫn chưa nhận được phản hồi từ các đồng nghiệp.
Trước đó, Văn phòng Thống đốc thành phố Istanbul cho biết, cảnh sát địa phương bắt giữ hai nhà báo người Nga và một công dân Thổ Nhĩ Kỳ hôm 3/12, sau khi phát hiện những người này đang quay phim gần Baykar, một cơ sở sản xuất máy bay không người lái tư nhân hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thông báo của Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra đánh giá cao sự hợp tác của các cơ quan chức năng Nga trong những ngày qua, đồng thời kêu gọi tất cả các nhà báo nước ngoài tác nghiệp ở Thổ Nhĩ kỳ cần tuân thủ hướng dẫn thị thực và các quy định của pháp luật sở tại./.
Thổ Nhĩ Kỳ cảnh cáo Pháp
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã lên tiếng cảnh cáo người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron vì những phát biểu liên quan đến căng thẳng Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp về khai thác dầu mỏ, khí đốt ở đông Địa Trung Hải.
"Đừng gây rối với người dân Thổ Nhĩ Kỳ, với đất nước Thổ Nhĩ Kỳ", ông Erdogan tuyên bố trong một bài phát biểu trên truyền hình ở Istanbul hôm 12/9.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: Telegraph
Cảnh báo được đưa ra sau khi ông Macron hôm 10/9 kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) có "tiếng nói đồng thuận và rõ ràng" đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Lãnh đạo Chính phủ Pháp cáo buộc Ankara "không còn là đối tác trong khu vực" vì những hành động gần đây ở đông Địa Trung Hải cũng như sự can dự vào cuộc nội chiến của Libya.
Động thái xảy ra không lâu sau khi căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp liên quan đến các đặc quyền khai thác dầu khí trong vùng biển này leo thang hồi tháng trước. Diễn biến tiếp sau việc Athens ký một thỏa thuận hàng hải với Ai Cập để chỉ định các khu vực rộng lớn của Địa Trung Hải là vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Thỏa thuận Hy Lạp - Ai Cập được ký kết hơn 6 tháng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ và chính phủ được Ankara hậu thuẫn ở phía tây Libya đạt thỏa thuận phân định biển vào tháng 12/2019 trong khu vực. EU đã bác bỏ thỏa thuận Ankara - Tripoli với lý do "vi phạm quyền chủ quyền của các quốc gia thứ 3" và "không tuân thủ Luật Biển".
Sau khi biết thông tin, Thổ Nhĩ Kỳ đã cử tàu khảo sát dầu khí Oruc Reis của nước này đến một khu vực Hy Lạp tuyên bố chủ quyền và bắt đầu tìm kiếm nhiên liệu hóa thạch.
Biểu tình rầm rộ bùng nổ thành bạo lực ở Pháp Hàng nghìn người đã đổ ra các đường phố trên khắp nước Pháp để tuần hành phản đối cách đối xử thô bạo của cảnh sát và một dự luật cấm quay phim, chụp ảnh lực lượng an ninh trong các hoàn cảnh nhất định. Theo báo RT, biểu tình nổ ra ở hơn 70 thành phố khắp nước Pháp hôm 28/11. Các...