Thổ Nhĩ Kỳ tạm giữ 6 người trong vụ ám sát đại sứ Nga
Chiều 20-12, thông tấn xã Anadolu cho biết cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ 6 người trong vụ đại sứ Nga Andrey Karlov bị Mevlut Mert Altintas bắn chết.
Mevlut Mert Altintas – kẻ bắn đại sứ Nga Andrei Karlov – Ảnh: AP
Trong 6 người bị bắt có 5 người là người nhà của Mevlut Mert Altintas, bao gồm cha, mẹ, chị gái và hai người bà con khác tại tỉnh Aydin ở phía tây Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, bạn cùng phòng với Altintas tại thủ đô Ankara cũng bị bắt giữ.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Mevlut Mert Altintas là cảnh sát chống bạo động của thủ đô Ankara và khi ra tay giết ông Karlov, Altintas đã hết giờ làm việc.
Hiện vẫn chưa rõ động cơ gây án cũng như Altintas có thuộc tổ chức nào không. Tuy nhiên, theo một quan chức an ninh cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ, có nhiều dấu hiệu cho thấy Altintas là thuộc hạ của giáo sĩ đang sống tại Mỹ Fethullah Gulen.
Cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tin rằng Gulen là đạo diễn của vụ đảo chính bất thành tại Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7-2016.
Video đang HOT
Chiều 20-12 giờ VN, Dmitry Peskov – phát ngôn viên của tổng thống Nga Vladimir Putin – cho biết một nhóm 18 chuyên gia thuộc Bộ Ngoại giao và Ủy ban điều tra Nga đã sang Thổ Nhĩ Kỳ để phối hợp điều tra vụ ám sát.
Vài giờ sau khi xảy ra vụ ám sát đại sứ Nga, một người đã nổ súng bên ngoài đại sứ Mỹ tại thủ đô Ankara, vốn nằm rất gần tòa nhà tổ chức triển lãm ảnh nơi ông Karlov bị bắn.
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ cho biết người này bắn 8, 9 phát bằng súng ngắn giấu trong áo khoác trước khi bị bắt.
Sau vụ việc, Mỹ tuyên bố đóng cửa ba cơ quan ngoại giao tại Thổ Nhĩ Kỳ trong ngày 20-12.
Hiện tình hình an ninh tại Thổ Nhĩ Kỳ khá phức tạp. Đất nước này phải chịu đe dọa từ tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) cũng như một nhóm vũ trang Hồi giáo Sunni, tác giả của nhiều vụ tấn công gần đây nhắm vào các mục tiêu ngoại giao, quân sự của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
(Theo Tuổi Trẻ)
Vụ ám sát Đại sứ Nga giống hệt "quả bom" châm ngòi Thế chiến I
Theo trang Express, vụ ám sát Đại sứ Nga tại TNK Andrei Karlov giống một cách khó tin với vụ ám sát Hoàng thân Franz Ferdinand - sự kiện châm ngòi Thế Chiến I.
Cuộc chiến chết chóc nhất trong lịch sử loài người nổ ra khi Hoàng thân Áo Archduke Ferdinand bị Gavrilo Princip - người Yugoslav - ám sát ở Sarajevo ngày 28-6-1914.
Việc người thừa kế ngai vàng của Áo-Hungary bị giết lúc bấy giờ đã nhanh chóng làm bùng nổ một cuộc khủng hoảng ngoại giao và kéo theo đó là cái chết của 16 triệu người, trong đó có 7 triệu dân thường.
Chỉ trong vòng 1 tháng chiến sự bùng nổ, các cường quốc đã dấn thân vào một cuộc chiến khi các quốc gia đều cảm thấy buộc phải tham gia và cuộc xung đột đẫm máu sớm lan ra khắp thế giới.
Quả là rùng rợn, vụ sát hại vị quan chức ngoại giao cấp cao của Nga trên đất TNK - ngay ở khu vực cách không xa tòa nhà Quốc hội TNK, vô tình có nhiều điểm tương đồng tới khó tin với vụ ám sát Hoàng thân Ferdinand.
Trước hết bối cảnh của vụ việc vừa diễn ra là quan hệ giữa Nga và TNK chưa hết căng thẳng sau vụ máy bay Nga bị bắn rơi ở biên giới TNK-Syria hồi tháng 11-2015.
Vụ năm 1914 không được coi sự kiện quốc tế lớn và lúc bấy giờ các thị trường chứng khoán quốc tế hầu như không có phản ứng gì đáng kể, diễn biến của thị trường trong sau vụ ám sát Đại sứ Nga tại TNK Andrei Karlov cũng tương tự, thậm chí chỉ số Dow Jones còn tăng hơn 40 điểm. Ngoài ra các mạng lưới truyền hình của Mỹ cũng không mấy mặn mà khi đưa tin về vụ ám sát chấn động này.
Mevlt Mert Altinta - kẻ bắn chết Đại sứ Nga tại TNK, mới 22 tuổi và từng học trường cảnh sát. Ảnh: AP
Princip, kẻ ám sát Hoàng thân Archduke Ferdinand, là một nhà hoạt động chính trị trẻ tuổi, lúc đó hắn mới 19 tuổi. Trong khi đó, Mevlt Mert Altinta tay súng bắn chết ông Karlov mới 22 tuổi. Lý do nổ súng của Altinta theo những gì hắn la hét ở hiện trường có vẻ như là trả đũa hành động của Nga ở Syria.
Năm 1914, Princip ra tay như một tay ám sát chuyên nghiệp, hắn giết chết Hoàng thân Ferdinand khi tài xế của ông đang lái sai làn, trước đó một kẻ đồng lõa của Princip đã tìm cách đánh bom để ám sát Hoàng thân nhưng thất bại. Trong khi đó, một nhân chứng trong vụ ám sát ông Karlov hôm 19-12 nói với CNNTurk rằng kẻ tấn công là một kẻ lạnh lùng và điềm tĩnh. "Kẻ tấn công nói rằng hắn sẽ không sống sót rời khỏi hiện trường" - theo nhân chứng.
Năm 1914, Principe là một trong 7 tên thuộc đội quân do Lãnh đạo Tình báo quân sự Serbia Dragutin Dimitrijevi chỉ huy. Cánh tay phải của Dimitrijevi - Thiếu tá Vojislav Tankosi - đã trang bị cho đội quân ám sát bom, súng và huấn luyện chúng nghiêm ngặt.
Còn sát thủ 22 tuổi ở TNK cũng từng được huấn luyện trong môi trường cảnh sát.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng vụ ám sát hôm 19-12 sẽ không châm ngòi một cuộc xung đột giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Phát biểu trên truyền hình sau vụ ám sát, Tổng thống Nga đã nói rõ rằng kẻ sát nhân rõ ràng đã gây hấn nhằm hủy hoại sự bình thường hóa quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ cũng như tìm cách hủy hoại tiến trình hòa bình ở Syria được thúc đẩy bởi Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và các nước khác quan tâm tới việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria. Ông khẳng định: "Phản ứng duy nhất chúng ta có thể đưa ra đối với vụ giết người này là tăng cường cuộc chiến chống khủng bố..."
Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói rằng vụ ám sát này sẽ không hủy hoại được nỗ lực của 2 quốc gia nhằm xây dựng một mối quan hệ mạnh mẽ hơn.
"Chúng ta biết rằng đây là hành động gây hấn nhằm phá hủy quan hệ giữA TNK và Nga trong tiến trình bình thường hóa quan hệ... Tất cả những gì chúng mong muốn từ vụ tấn công này sẽ không bao giờ đạt được" - ông Erdogan nói trên truyền hình.
(Theo Người Lao Động)
Tổng thống đắc cử Trump: Vụ sát hại Đại sứ Nga phải bị cực lực lên án Sau khi Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ, ông Andrei Karlov bị sát hại tại buổi triển lãm nghệ thuật ở thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 19/12, lãnh đạo và quan chức nhiều nước trên thế giới đã có những phát biểu lên án vụ tấn công này. Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrey Karlov ở Ankara...