Thổ Nhĩ Kỳ sẽ “thấm đòn” trừng phạt từ Mỹ nếu không từ bỏ S-400 Nga
Quốc hội Mỹ sẵn sàng áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ, nếu như Ankara không từ bỏ các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Đây là tuyên bố được Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien công bố hôm 10/11.
Tên lửa S-400 của Nga. (Ảnh: Sputnik)
“Nếu như Thổ Nhĩ Kỳ không từ bỏ S-400, chắc chắn Quốc hội Mỹ sẽ thông qua lệnh trừng phạt chiểu theo Đạo luật CAATSA với sự ủng hộ của đa số thành viên hai đảng. Lúc đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ biết được hậu quả của các lệnh trừng phạt. Chúng tôi đã nói rõ với Tổng thống Erdogan rằng, không có chỗ cho S-400 ở trong NATO và không có chuyện mua các hệ thống vũ khí hiện đại từ Nga. Tổng thống Trump sẽ nói điều này một cách rõ ràng với Tổng thống Erdogan khi ông này đặt chân tới Washington”, ông O’Brien chia sẻ với CBS.
Nga đã hoàn thành chuyển giao lô hệ thống phòng không S-400 đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng Bảy năm nay theo bản hợp đồng được hai bên ký kết vào năm 2017, bất chấp Mỹ yêu cầu Ankara từ bỏ thương vụ mua S-400. Hoạt động chuyển giao lô S-400 thứ hai đã kết thúc vào cuối tháng Chín. Thậm chí, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Cavusoglu cho biết, ông không loại trừ khả năng Ankara sẽ còn đặt mua thêm tổ hợp S-400 của Nga nếu như cần thiết.
Video đang HOT
Nhằm thế chân S-400 của Nga, Washington từng đề xuất phương án để Ankara mua hệ thống tên lửa Patriot mà ban đầu, Nhà Trắng từng từ chối bán cho Thổ Nhĩ Kỳ. Bởi theo Mỹ, hệ thống phòng không S-400 không tương thích với hoạt động của các hệ thống vũ khí mà NATO đang sử dụng trong đó Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên trong khối. Cũng theo Mỹ, hoạt động của S-400 ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tạo ra các mối đe dọa đối với tiêm kích tàng hình F-35 vốn được Ankara đặt mua.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn nhất quyết không từ bỏ thương vụ mua S-400 của Nga. Do đó, Nhà Trắng tuyên bố tạm thời loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình sản xuất tiêm kích F-35, cũng như dừng chuyển giao các tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 này cho Ankara.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph của Nga được thiết kế để tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, bao gồm cả tên lửa tầm trung và cũng có thể được sử dụng để chống lại các mục tiêu mặt đất. Tầm bắn đạt 400 km, hệ thống S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao tới 30 km.
Minh Thu (lược dịch)
Theo infonet.vn
Nga có thể sẽ hoãn bàn giao lô tên lửa S-400 thứ hai cho Thổ Nhĩ Kỳ
Việc bàn giao lô hệ thống tên lửa phòng không S-400 thứ hai của Nga cho nước này có thể bị trì hoãn so với thời gian đã định vào năm 2020 do các cuộc đàm phán về chia sẻ kỹ thuật và sản xuất chung.
Máy bay vận tải Nga chở các bộ phận của Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 sau khi được bốc dỡ tại căn cứ không quân Murted ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 27/8/2019. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Cục trưởng Cục Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismail Demir nêu rõ việc bàn giao lô hệ thống tên lửa phòng không S-400 thứ hai của Nga cho nước này có thể bị trì hoãn so với thời gian đã định vào năm 2020 do các cuộc đàm phán về chia sẻ kỹ thuật và sản xuất chung.
Trả lời phỏng vấn đài truyền hình NTV ngày 4/11, ông Ismail cho biết thêm Moskva cũng đã chào bán các máy bay chiến đấu của Nga và Ankara đang cân nhắc điều này.
Theo ông Ismail, quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra sau khi "phân tích toàn diện" đơn hàng.
Năm 2017, Thổ Nhĩ Kỳ đã ký hợp đồng mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga, trị giá 2,5 tỷ USD. Lô tên lửa thứ nhất đã được bàn giao hồi tháng Bảy vừa qua.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan cho biết Ankara sẽ bắt đầu đưa hệ thống S-400 vào trực chiến từ mùa Xuân 2020 sau khi hệ thống được lắp đặt hoàn chỉnh và nhân sự được huấn luyện.
S-400 là một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới và có thể bắn trúng các mục tiêu cách xa tới 400km.
Thổ Nhĩ Kỳ trở thành quốc gia thứ 3 được chuyển giao S-400. Trước đó, Nga đã ký hợp đồng với Belarus và Trung Quốc.
Dự kiến, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia thứ 4 trong danh sách này.
Ngoài ra, theo Chính phủ Nga, một số các thành tố của S-400 sẽ được sản xuất ngay tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara cũng đang xem xét việc mua máy bay chiến đấu Su-35 và Su-57 thay cho F-35 của Mỹ.
Các máy bay chiến đấu của Nga có nhiệm vụ giúp Ankara sở hữu công nghệ mới và bù đắp sự thiếu hụt máy bay hiện đại trước khi máy bay thế hệ thứ năm ra đời./.
Theo Minh Tâm (TTXVN/Vietnam )
Bộ Ngoại giao Mỹ: S-400 tràn ra thế giới như đàn gián Nhân đọc bài "Mỹ cay đắng so tên lửa S-400 với AK-47" (DVO, 31/10/2019), lại xin giới thiệu tiếp một bài cũng về chủ đề này trong loạt bài so sánh vũ khí Nga và các nước của chuyên gia quân sự Nga, Kỹ sư Vladimir Tuckov. Bài đăng trên "Svobodnaia Pressa" ngày 2/11/2019. S-400 (Ảnh: Vitali Nhevar /SS) Nga đang "làm khó"...