Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cùng Moscow xây dựng thế giới đa cực?
Nga có thể tìm được đồng minh là Thổ Nhĩ Kỳ trong việc xây dựng một trật tự thế giới đa cực.
Nước Mỹ với tham vọng lớn của mình muốn duy trì tình trạng đơn cực, nhưng Washington không thể ngăn chặn sự phân chia lại thế giới: Nga từ lâu đã tuyên bố hình thành một hệ thống đa cực và Thổ Nhĩ Kỳ cảm nhận được những thay đổi sắp xảy ra, có lẽ vì vậy Ankara đã bắt đầu nói nhiều hơn về khả năng rời khỏi NATO.
“Hệ thống quan hệ quốc tế đa cực đang được hình thành rõ nét. Quá trình này không thể đảo ngược, nó đang diễn ra trước mắt chúng ta và là hiện thực khách quan”, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trước những người tham gia Diễn đàn pháp lý quốc tế tại thành phố St. Petersburg.
Hiện nay các chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ đang kêu gọi nước cộng hòa rút khỏi liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương. Phó Chủ tịch Đảng Tổ quốc – ông Etem Sancak nhấn mạnh rằng những hành động khiêu khích của phương Tây đang buộc Ankara phải thực hiện một bước đi như vậy:
“NATO đang khiến chúng ta phải làm như vậy bằng những hành động khiêu khích… Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rời NATO sau 5 đến 6 tháng nữa”, ông Sancak nói với tờ Aydinlik. “Họ (NATO) đang cố gắng khiến chúng tôi bị cuốn vào cuộc chiến ở Trung Đông. Cuối cùng, bạn có thể thấy các chiến dịch chống lại Kinh Koran ở Thụy Điển và Hà Lan”.
Video đang HOT
Nga – Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đẩy mạnh hợp tác nhằm xây dựng trật tự thế giới đa cực mới?
“Những tuyên bố như vậy từ phía Thổ Nhĩ Kỳ được giải thích bởi những thay đổi không thể đảo ngược”, nhận xét trên do ông Andrey Grozin – Chuyên gia Khoa học Lịch sử, Trưởng khoa Trung Á và Kazakhstan của Viện Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) đưa ra.
Nhà khoa học chính trị người Nga tin rằng việc chuyển đổi thế giới đơn cực thành đa cực khiến Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác xôn xao, bởi những thành viên tích cực sẽ có thể đảm nhận những vị trí khởi đầu đầy thú vị trong trật tự thế giới mới.
Ankara hiểu rõ điều này và do vậy họ đang kích hoạt chính sách của mình trong nhiều lĩnh vực và khu vực khác nhau. Thổ Nhĩ Kỳ rõ ràng muốn được đảm bảo một vị trí trong thế giới tương lai.
“Những gì sẽ xảy ra trong thế giới tương lai phải được giành lấy ngay từ bây giờ, hãy chiếm lấy một vị trí thuận lợi. Nga cũng đang đấu tranh cho vị thế quan trọng hơn trong trật tự thế giới tương lai, nơi Hoa Kỳ không còn là cực quyền lực duy nhất và bá chủ quyết định quyền lợi của phần còn lại, chuyên gia” Grozin nói rõ trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ PolitExpert (PE).
“Trong cuộc đấu tranh giành vị trí này, Moskva và Ankara sẽ vẫn là đối tác cùng có lợi, bất chấp mọi khó khăn trong quan hệ giữa hai nước”, người đối thoại của ấn phẩm PE chắc chắn.
“Điều này khó khăn và có vấn đề, nhưng nhìn chung việc lãnh đạo Liên bang Nga liên lạc với phía Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dễ dàng và hứa hẹn hơn nhiều so với các quốc gia Đông Âu hiện đã là thành viên của NATO”.
“Đây là những nước không có quan điểm của riêng họ và chỉ đóng vai trò là một công cụ của phương Tây nhằm gây áp lực đối với Nga”, chuyên gia Grozin tổng kết.
Thổ Nhĩ Kỳ phản đối hành động xé kinh Koran tại Hà Lan
Ngày 24/1, Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu Đại sứ Hà Lan tại Ankara liên quan đến cuộc biểu tình hôm 22/1 tại La Haye, bao gồm việc xé một bản sao kinh Koran của tín đồ Hồi giáo.
Trong tuyên bố, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ bộ này đã triệu Đại sứ Hà Lan tại Ankara để bày tỏ phản đối hành động nói trên, đồng thời yêu cầu Hà Lan không cho phép tái diễn những hành động khiêu khích như vậy. Theo bộ trên, các hành động này là sự xúc phạm các giá trị thiêng liêng của đạo Hồi và chứa đựng tội ác thù hận, phân biệt đối xử và bài ngoại.
Biểu tình bên ngoài sứ quán Thuỵ Điển ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, phản đối hành động đốt kinh Koran, ngày 21/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là diễn biến mới nhất cho thấy quan hệ căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ với một số nước châu Âu những ngày này. Trước đó, ngày 21/1, Thụy Điển đã cho phép một cuộc biểu phản đối Ankara, trong đó xảy ra việc đốt kinh Koran của tín đồ Hồi giáo ở bên ngoài Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại thủ đô Stockholm.
Trong tuyên bố được đưa ra sau đó, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ trích với ngôn từ mạnh nhất có thể đối với hành động đốt kinh Koran. Nhiều quốc gia Arab khác như Saudi Arabia, Jordan và Kuwait cũng đã chỉ trích hành động đốt kinh Koran.
Về phần mình, Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom khẳng định những hành động bài Hồi giáo như tại cuộc biểu tình ở Stockholm là gây chấn động, cũng như không đồng nghĩa Chính phủ Thụy Điển ủng hộ động thái này.
Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã hủy chuyến thăm Ankara dự kiến của Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển.
Năm 2023 định hướng chính trường thế giới? Năm 2023 được cho là một năm quan trọng đối với chính trường quốc tế, khi mà các cuộc bầu cử lớn sẽ diễn ra tại các "cường quốc tầm trung" trên khắp thế giới. Kết quả của các cuộc bầu cử cấp cao này vẫn chưa ngã ngũ, tuy nhiên, điều chúng ta có thể nói chắc chắn là chúng sẽ không...