Thổ Nhĩ Kỳ sắp thả 38.000 tù nhân
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thả 38.000 tù nhân, giảm tải nhà tù để lấy chỗ giam hàng ngàn người bị bắt liên quan đợt đảo chính vừa qua.
Ngày 17-8, Thổ Nhĩ Kỳ ban hành một sắc lệnh mở đường cho việc thả tự do cho 38.000 tù nhân nhằm giảm tải các nhà tù để có chỗ giam hàng ngàn người bị bắt liên quan đợt đảo chính thất bại vừa qua, theo hãng tin Reuters (Mỹ).
Viết trên tài khoản Twitter, Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ Bekir Bozdag nói rằng đây không phải là phóng thích hay ân xá mà là thả tự do có điều kiện.
Theo đó, các tù nhân này được thả với các điều kiện sau: Thời hạn tù còn hai năm hoặt ít hơn, đã thực hiện nửa án tù và đủ tư cách phóng thích. Tù nhân mang các tội danh giết người, bạo lực gia đình, lạm dụng tình dục, khủng bố, và các tội chống phá nhà nước không được tự do.
Cờ quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ ở TP Istanbul ngày 14-8. Ảnh: REUTERS
Video đang HOT
Sắc lệnh này không áp dụng cho những tù nhân phạm tội sau ngày 1-7, đặc biệt không áp dụng đối với những người bị bắt vì liên quan cuộc đảo chính ngày 15-7.
Cuộc đảo chính ngày 15-7 làm ít nhất 270 người chết. Khoảng 35.000 người đã bị triệu tập thẩm vấn và hơn 17.000 người trong số đó đã bị bắt sau đó và sẽ bị truy tố, trong đó có các thành phần binh sĩ, cảnh sát, thẩm phán, nhà báo.
Hàng chục ngàn công chức ở các lĩnh vực tư pháp, truyền thông, giáo dục, y tế, quân đội, chính quyền địa phương bị cho là có liên hệ đến Giáo sĩ Fethullah Gulen đang sống lưu vong ở Mỹ, người bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ quy là kẻ kiến thiết cuộc đảo chính, đã bị đình chỉ hoặc sa thải công việc.
ĐĂNG KHOA
Theo PLO
Thổ Nhĩ Kỳ: Tổng thống và Thủ tướng rạn nứt quan hệ
Căng thẳng trong quan hệ giữa Tổng thống Tayyip Erdogan và Thủ tướng Ahmet Davutoglu leo thang, Thổ Nhĩ Kỳ sắp thay thủ tướng mới, theo Reuters ngày 5.5.
Quan hệ giữa Tổng thống Tayyip Erdogan (trái) và Thủ tướng Ahmet Davutoglu (phải) xấu điReuters
Reuters dẫn lời các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ ngày 4.5 cho biết đảng Công lý và phát triển (AK) cầm quyền ở nước này có thể sẽ thay chiếc ghế thủ tướng của ông Ahmet Davutoglu trong một cuộc họp quốc hội bất thường diễn ra vào vài tuần tới.
Năm quan chức thuộc đảng AK xác nhận với Reuters rằng quyết định trên được đưa ra sau cuộc họp kéo dài hơn 1 tiếng rưỡi giữa Tổng thống Tayyip Erdogan và Thủ tướng Ahmet Davutoglu. Quyết định này theo sau những rạn nứt công khai trong mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo này trong những tuần gần đây.
Một số chuyên gia nhận định ông Davutoglu sẽ sớm phải rời ghế lãnh đạo đảng AK cũng như chức thủ tướng. Cuộc họp bất thường của quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ có thể diễn ra trong khoảng thời gian từ 21.5 đến 6.6 tới đây.
Ba nguồn tin thân cận với Tổng thống Erdogan cho biết một số cái tên đã được đưa ra để cân nhắc cho vị trí kế nhiệm của ông Davutoglu, trong đó có Phát ngôn viên chính phủ Numan Kurtulmus, Bộ trưởng Tư pháp Bekir Bozdag, Bộ trưởng Vận tải Binali Yildirim và Bộ trưởng Năng lượng Berat Albayrak. Ông Berat Albayrak cũng là con rể Tổng thống Erdogan.
Ông Erdogan muốn tăng cường quyền lực của mình Reuters
Theo Reuters, ông Erdogan muốn thâu tóm quyền lực bằng chế độ tổng thống điều hành thay cho hệ thống nghị viện như hiện nay. Điều này đồng nghĩa với việc làm vơi đi quyền lực của thủ tướng, ông Davutoglu chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Chính bởi vậy, ông Erdogan nhiều khả năng sẽ mở đường cho một người kế nhiệm ghế thủ tướng mà người đó sẵn sàng ủng hộ tham vọng của ông Erdogan nhằm thay đổi thể chế và tăng quyền lực của tổng thống.
Sự bất đồng của hai nhà lãnh đạo này cũng thể hiện trong nhiều vấn đề từ quan hệ với châu Âu cho đến các quyết định tạm giam những người chỉ trích chính phủ. Một ví dụ cụ thể thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) để ngăn dòng người nhập cư bất hợp pháp từ phía Thổ Nhĩ Kỳ sang các đảo ở Hy Lạp, đổi lại Ankara được đẩy nhanh tiến độ đàm phán gia nhập EU cũng như được viện trợ tài chính và tự do hóa thị thực. Thỏa thuận này là đề xuất của ông Davutoglu chứ không phải ý của ông Erdogan.
Reuters cho rằng căng thẳng giữa hai nhà lãnh đạo này còn xuất phát từ cá tính và quan điểm chính trị của họ. Ông Erdogan thiên về cứng rắn và tham vọng còn ông Davutoglu thiên về ngoại giao và hòa nhã.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Phải chăng luật cao hơn tình cảm máu mủ gia đình? Tòa án Tối cao Mỹ đã quyết định từ nay đến cuối tháng 6 sẽ xem xét sắc lệnh của Tổng thống Obama về hợp thức hóa những người nhập cư lậu là cha mẹ của công dân Mỹ để họ khỏi bị trục xuất và được cấp giấy phép lao động. Sắc lệnh được ban hành vào tháng 11-2014 với tiêu đề...