Thổ Nhĩ Kỳ sắp phê chuẩn hồ sơ xin gia nhập NATO của Phần Lan, tiếp tục ‘ngâm’ đơn Thụy Điển
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thông báo chính phủ của ông sẽ xúc tiến việc phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan, song vẫn “ngâm” đơn của Thụy Điển.
Ngày 17-3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thông báo chính phủ của ông sẽ xúc tiến việc phê chuẩn đơn xin gia nhập Tổ chức Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Phần Lan, mở đường để nước này gia nhập liên minh trước Thụy Điển, theo hãng tin AP.
Bước đột phá xảy ra khi Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto đến Ankara để gặp ông Erdogan.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (phải) và Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto tại Ankara ngày 17-3. Ảnh: ANADOLU AGENCY
Phát biểu sau cuộc gặp với ông Niinisto, ông Erdogan nói rằng Phần Lan đã thực hiện “các bước cụ thể” để giải quyết những lo ngại về các nhóm mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là tổ chức khủng bố.
Video đang HOT
“Bằng sự nhạy cảm đối với an ninh quốc gia và dựa trên những tiến bộ đã đạt được trong giao thức gia nhập NATO của Phần Lan, chúng tôi đã quyết định bắt đầu quá trình phê chuẩn tại quốc hội” – tổng thống nói thêm.
Phần Lan tuyên bố ý định gia nhập NATO vào tháng 5-2022, cùng lúc với Thụy Điển, trong bối cảnh xung đột ở Ukraine nổ ra.
Tuy nhiên, NATO yêu cầu sự chấp thuận nhất trí của 30 thành viên hiện tại để kết nạp thành viên. Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary là 2 quốc gia chưa phê chuẩn đơn xin gia nhập của các quốc gia Bắc Âu. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc cả Thụy Điển và Phần Lan quá mềm mỏng đối với các nhóm mà họ cho là tổ chức khủng bố, song bày tỏ sự dè dặt hơn đối với Thụy Điển.
Với sự đồng ý của ông Erdogan, đơn của Phần Lan hiện có thể được gửi tới quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đảng của ông đang chiếm đa số. Dự kiến việc phê chuẩn diễn ra trước khi Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức bầu cử tổng thống và quốc hội dự kiến vào ngày 14-5.
Bình luận về việc Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng xem xét phê chuẩn việc gia nhập NATO của Thụy Điển, ông Erdogan cho biết điều đó sẽ “phụ thuộc vào các bước đi vững chắc mà Thụy Điển sẽ thực hiện”.
Giải thích về sự khác biệt giữa các nước Bắc Âu theo quan điểm của Ankara, ông Erdogan cáo buộc Thụy Điển đã “chấp nhận chủ nghĩa khủng bố” và trích dẫn các cuộc biểu tình của những người ủng hộ các chiến binh người Kurd trên đường phố Stockholm.
Ông nói: “Những cuộc biểu tình như vậy không diễn ra ở Phần Lan. “Vì lý do đó, chúng tôi phải xem xét (Phần Lan) tách biệt với Thụy Điển”.
Trước thông báo của ông Erdogan, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson cho biết nước này hy vọng về “một quá trình phê chuẩn nhanh chóng” sau cuộc bầu cử ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg,quyết định này sẽ tăng cường an ninh của NATO, Phần Lan và Thụy Điển. Ông nói: “Điều quan trọng nhất là cả Phần Lan và Thụy Điển đều nhanh chóng trở thành thành viên đầy đủ của NATO, chứ không phải việc họ gia nhập cùng lúc”.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Washington hoan nghênh quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ về Phần Lan và khuyến khích Ankara “nhanh chóng phê chuẩn” đơn của Thụy Điển. Ông cũng đồng thời kêu gọi Hungary kết thúc quá trình phê chuẩn một cách “không chậm trễ”.
Chuyên gia Nga đánh giá về ý nghĩa của việc Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO
Báo Izvestia (Nga) mới đây dẫn lời phỏng vấn của các chuyên gia Nga cho rằng, sự gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển sẽ thay đổi cơ bản liên kết chính trị ở châu Âu.
Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto cho biết nước này sẽ nộp đơn gia nhập NATO. Ảnh: Reuters
Theo đài phát thanh và truyền hình nhà nước Yle của Phần Lan, tính đến ngày 9/5, 76% công dân nước này ủng hộ việc gia nhập NATO. Đánh giá về vấn đề này, Tổng giám đốc Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế Andrey Kortunov nhận định: "Sự thay đổi mạnh mẽ trong dư luận Phần Lan gắn liền với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine. Đó là một cú sốc đối với xã hội và tầng lớp chính trị Phần Lan. Sự không chắc chắn đang gia tăng đối với nước này. Phần Lan đang thay đổi thái độ đối với NATO và theo một nghĩa nào đó, họ đang biện minh cho nhu cầu đảm bảo an ninh của mình trong bối cảnh địa chính trị biến động".
Ông Kortunov đặt nghi vấn: Câu hỏi đặt ra là quan điểm này ổn định như thế nào? Không rõ liệu sự ủng hộ gia nhập NATO sẽ tiếp tục ở Phần Lan trong vài tháng hay vài năm nữa. Tuy nhiên, giới lãnh đạo chính trị nước này đã quyết định không thể chờ đợi.
Cùng với Phần Lan, nước láng giềng Thụy Điển cũng có kế hoạch gia nhập NATO. "Với việc kết nạp hai quốc gia này vào Liên minh do Mỹ đứng đầu, NATO sẽ có lợi ở khu vực Tây Bắc châu Âu. Về cơ sở hạ tầng, Na Uy cũng sẽ được tăng cường, nước này tham gia khá tích cực vào các hoạt động của Liên minh", người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Bắc Cực tại Viện châu Âu của Viện Hàn lâm Khoa học Nga Valery Zhuravel nói.
Trong khi đó, chuyên gia Kortunov nhấn mạnh rằng: "Biên giới Nga-Phần Lan cũng có thể đòi hỏi một số tăng cường và hiện đại hóa. Nhìn chung, hai quốc gia này tham gia liên minh sẽ dẫn đến sự thay đổi cán cân lực lượng ở Biển Baltic".
Ngày 15/5, Chính phủ Phần Lan đã chính thức công bố quyết định gia nhập NATO. Quyết định sẽ được thảo luận tại Quốc hội nước này ngày 16/5 với cuộc bỏ phiếu có khả năng diễn ra 1 ngày sau đó. Theo Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto, đơn gia nhập NATO rất có thể sẽ được đệ trình lên trụ sở NATO ở Brussels vào ngày 17/5.
Tuyên bố về vấn đề trên, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết Liên minh sẽ đẩy nhanh giai đoạn chuyển tiếp trở thành thành viên đầy đủ càng sớm càng tốt nếu Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn gia nhập.
Đáp lại, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov tuyên bố rằng việc tiếp tục mở rộng NATO sẽ không mang lại an ninh lớn hơn cho châu Âu vì NATO đã mang tính chất "gây hấn". Người phát ngôn này cũng lưu ý rằng ông không coi khả năng gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan như một mối đe dọa hiện hữu đối với Nga. Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Phần Lan Sauli Niinist cho rằng việc từ bỏ chính sách trung lập quân sự truyền thống sẽ là sai lầm.
NATO điều 3 tàu chiến đến Phần Lan giữa căng thẳng với Nga Các tàu chiến của NATO hỗ trợ Phần Lan chuẩn bị tham gia lực lượng phản ứng của NATO, trong khi có tin Phần Lan và Thụy Điển sắp nộp đơn gia nhập liên minh này. Các tàu chiến của NATO đến Phần Lan. Ảnh REUTERS Hãng Reuters ngày 25.4 đưa tin 3 tàu chiến của NATO đã đến cảng Turku phía tây...