Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng tạo ra cơ chế trao đổi thương mại với Iran
Thổ Nhĩ Kỳ hoan nghênh Cơ chế cho vay phục vụ mục đích đặc biệt (SPV) của EU nhằm hỗ trợ cho trao đổi thương mại không sử dụng đồng USD với Iran, đồng thời tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc gặp người đồng cấp Iran Hassan Rouhani ngày 14/2 ở khu nghỉ dưỡng Sochi của Nga, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết Ankara sẵn sàng tạo ra một cơ chế, tương tự với công cụ mang tên INSTEX của Liên minh châu Âu (EU) nhằm hỗ trợ các hoạt động trao đổi thương mại với Tehran mà vẫn tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Ông Erdogan nêu rõ: “Thổ Nhĩ Kỳ hoan nghênh Cơ chế cho vay phục vụ mục đích đặc biệt (SPV) của EU nhằm hỗ trợ cho trao đổi thương mại không sử dụng đồng USD với Iran, đồng thời tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng thiết lập một cơ chế tương tự”.
Video đang HOT
Liên quan đến vấn đề Iran, ngày 14/2, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã đề nghị các nước đồng minh Liên minh châu Âu (EU) từ bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran (có tên gọi đầy đủ là Kế hoạch Hành động chung toàn diện – JCPOA), đồng thời cảnh báo gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia Hồi giáo này.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Ba Lan, ông Pence vẫn cho rằng Iran là “mối đe dọa lớn nhất tại khu vực Trung Đông”.
Trước đó, phản ứng trước việc Bộ Tài chính Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhằm vào 2 thực thể và 9 công dân Iran, Tổng thống Iran Hassan Rouhani khẳng định Tehran sẽ đứng vững trước cuộc chiến tranh kinh tế và tâm lý mà Mỹ đang phát động nhằm vào nước CH Hồi giáo này.
Ông Rouhani cho biết Washington đang tiến hành một cuộc chiến tranh “tâm lý, kinh tế và tuyên truyền sai sự thật” nhằm vào Iran. Tuy nhiên, Tehran một lần nữa sẽ lại bảo vệ thành công sự độc lập và lòng tự trọng của mình, đồng thời sẽ không khuất phục trước kẻ thù.
Tổng thống Rouhani nêu rõ Iran sẽ không chấp nhận bất kỳ sức ép và sự xâm phạm nào đối với các quyền lợi quốc gia. Tuy nhiên, Tehran luôn cởi mở trước những đối thoại về một số chủ đề trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và tự trọng của quốc gia.
Phương Hoa (TTXVN)
Theo Tintuc
Tiến triển trong quan hệ hai nước láng giềng I-ran - I-rắc
Mối quan hệ giữa I-ran và I-rắc gần đây được thúc đẩy trong các lĩnh vực. I-ran muốn mở rộng hợp tác với nước láng giềng trong bối cảnh quốc gia Hồi giáo bị Mỹ áp đặt lại các lệnh trừng phạt kinh tế. I-rắc cần sự hợp tác của I-ran trong cuộc chiến chống tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) cũng như trong công cuộc tái thiết đất nước còn nhiều gian nan.
Hai đoàn đại biểu I-ran và I-rắc thảo luận tại Bát-đa về hợp tác năng lượng. Ảnh IRNA
Quan hệ giữa I-rắc và I-ran đã được cải thiện rất nhiều trong thời gian qua và hiện I-ran đang nổi lên như một đối tác quan trọng của I-rắc tại khu vực. Tại một diễn đàn kinh doanh ở thành phố Na-giáp của I-rắc, Bộ trưởng Ngoại giao I-ran M.Da-ríp nhấn mạnh, quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng không phải là mối quan hệ "hời hợt" mà gắn bó sâu sắc về lịch sử và văn hóa. Ông khẳng định, hai bên sẽ tiếp tục duy trì quan hệ tốt đẹp đó trong tương lai, đồng thời cho rằng, các công ty I-ran cần đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tái thiết I-rắc sau cuộc chiến chống IS. Do được chính phủ hỗ trợ cho nên các công ty I-ran được cho là có lợi thế trong việc giúp đỡ I-rắc tái thiết, trong khi việc hợp tác với các công ty phương Tây khó khăn hơn bởi chi phí bảo vệ nhân viên của những công ty này còn vượt quá việc chi trả hợp đồng tái thiết.
Cuộc chiến chống IS đã khiến nền kinh tế I-rắc bị đảo lộn. Năm 2018, Bát-đa ước tính chi phí tái thiết trong 10 năm của nước này sẽ tiêu tốn khoảng gần 100 tỷ USD. Hiện I-ran là nguồn nhập khẩu hàng hóa lớn thứ hai của I-rắc. Ngoài thực phẩm đóng hộp và ô-tô, mỗi ngày I-rắc còn mua 1.300 MW điện và 28 triệu m3 khí đốt từ I-ran để phục vụ các nhà máy điện. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào I-ran ảnh hưởng rất lớn tới I-rắc trên các cấp độ chính trị và kinh tế, an ninh. Về kinh tế, I-rắc sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là khi nước này được coi là "lá phổi thương mại" của I-ran với trao đổi thương mại giữa hai nước lên tới hơn 12 tỷ USD, trong đó I-rắc nhập khẩu các sản phẩm từ I-ran trị giá khoảng sáu tỷ USD, gồm hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, nguyên liệu, khí thiên nhiên và điện. Hai nước đang đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 20 tỷ USD. Một phần ba thị trường I-rắc thuộc về hàng hóa I-ran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong bối cảnh Mỹ áp đặt lại các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt đối với các thể chế tài chính, hoạt động vận chuyển hàng hóa, lĩnh vực năng lượng và các sản phẩm xăng dầu của I-ran, I-rắc đang phải chuẩn bị kế sách nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào I-ran trong lĩnh vực khí đốt và dầu mỏ. Phía Mỹ đã trao cho I-rắc thời gian để chuẩn bị và giao nộp kế hoạch này sau khi Oa-sinh-tơn quyết định miễn trừ I-rắc khỏi một phần các biện pháp trừng phạt liên quan I-ran, cụ thể trong lĩnh vực nhập khẩu điện. Lâu nay, I-rắc phụ thuộc nhiều vào nguồn cung khí đốt và điện năng từ I-ran, vì vậy quốc gia vùng Vịnh quan ngại các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ tác động tiêu cực đến nguồn cung các loại năng lượng này. Do tình trạng thiếu điện, cuộc sống của hầu hết 39 triệu người dân I-rắc đều phụ thuộc máy phát điện. Chính phủ I-rắc chỉ cấp điện sinh hoạt vài giờ đồng hồ/ngày. Việc Mỹ cho phép I-rắc tiếp tục được nhập khẩu điện từ I-ran sẽ giúp giảm gánh nặng do thiếu điện tại khu vực miền nam I-rắc.
Quan hệ giữa I-rắc và I-ran đang tiến triển vững chắc, thể hiện qua các chuyến thăm lẫn nhau giữa quan chức hai nước. I-rắc quyết tâm nâng tầm và làm sâu sắc thêm mối quan hệ song phương lên mọi cấp độ vì lợi ích của nhân dân hai nước láng giềng. I-ran cũng cam kết luôn ở bên I-rắc trong cuộc chiến chống khủng bố và sẽ tiếp tục hỗ trợ tái thiết quốc gia này. Tuy nhiên. trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và I-ran leo thang, I-rắc tỏ ra thận trọng nhằm duy trì mối quan hệ với cả hai nước. Bộ trưởng Ngoại giao I-ran M.Da-ríp mới đây tuyên bố, Mỹ không có quyền can thiệp vào mối quan hệ láng giềng giữa I-ran và I-rắc sau khi Oa-sinh-tơn liên tục có động thái gây sức ép đối với chính quyền Bát-đa nhằm giảm quan hệ thương mại với Tê-hê-ran.
Thanh Hà
Theo NDĐT
Đại chiến Syria: Putin nói về sức mạnh bộ ba Nga- Thổ Nhĩ Kỳ- Iran Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố trong cuộc họp với lãnh đạo Iran và Thổ Nhĩ Kỳ - ông Hassan Rouhani và Tayyip Erdogan, rằng việc quân khủng bố hiện diện ở khu vực Idlib của Syria là không thể chấp nhận được. Tổng thống Nga Putin. "Chúng ta cần phải thỏa thuận đảm bảo giảm thiểu tối đa leo thang căng...