Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào thế khó khi Ukraine yêu cầu cấm tàu Nga vào Biển Đen
Ukraine đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ cấm tàu Nga vào hai eo biển trên tuyến hàng hải nối Biển Đen với Địa Trung Hải, sau khi Moskva tiến hành nhiều vụ tấn công vào các thành phố của nước này.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan (trái) gặp Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskiy tại Kiev, Ukraine ngày 3/2. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), Đại sứ Ukraine tại Ankara, ông Vasyl Bodnar, đã đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa hai eo biển Bosphorus và Dardanelles, nhằm ngăn tàu Nga cập cảng. Ông Bodnar cũng là người kêu gọi Ankara đóng cửa không phận với tất cả máy bay Nga.
Động thái trên được đưa ra nhằm đáp trả các cuộc không kích và tấn công của Moskva nhằm vào các cơ sở quân sự, sân bay và thành phố của Ukraine, bao gồm cả thủ đô Kiev. Các hành động này diễn ra sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Donbass vào sáng ngày 24/2.
Eo biển Dardanelles là tuyến đường đắc địa nối Biển Aegean với Biển Marmara. Trong khi đó, eo biển Bosphorus nối Biển Marmara với Biển Đen cũng là tuyến hàng hải có vị trí chiến lược lớn.
Video đang HOT
Động thái đóng cửa các tuyến đường biển quan trọng này về cơ bản sẽ ngăn kết nối giữa các cảng ở phía tây nam của Nga với châu Âu. Theo hiệp ước năm 1936, Ankara có quyền kiểm soát các eo biển này và có thể hạn chế tàu thuyền qua lại trong thời chiến hoặc nếu bị đe dọa.
Các chuyên gia nhận định yêu cầu của Kiev có thể khiến Ankara rơi vào tình thế khó khăn. Dù là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nhưng quốc gia này có chung đường biên giới với Ukraine và Nga ở Biển Đen và cũng có quan hệ tốt với cả hai nước.
Thổ Nhĩ Kỳ đã phản đối việc các thành viên NATO thúc đẩy biện pháp trừng phạt Nga, đồng thời cho rằng các nước phương Tây có rất ít nỗ lực ngoại giao với Moskva. Tổng thống Tayyip Erdogan nhấn mạnh chính phủ của ông sẽ cố gắng duy trì mối quan hệ với cả hai bên. Ngoài ra, quốc gia này cũng sẵn sàng xoa dịu căng thẳng ở Ukraine.
Trước đó, ông Erdogan cũng bày tỏ hy vọng Nga và Ukraine quay trở lại bàn đàm phán trong bối cảnh cuộc khủng hoảng giữa hai nước đang gia tăng. “Mong muốn của chúng tôi là Nga và Ukraine, cả hai nước láng giềng của chúng tôi ở Biển Đen, trở lại đàm phán càng sớm càng tốt”, ông Erdogan nói hôm 23/2.
6 tàu chiến Nga tiến về Biển Đen giữa lúc căng thẳng
Sáu tàu chiến của Nga ngày 8/2 đã từ Địa Trung Hải tiến về Biển Đen để chuẩn bị cho cuộc tập trận hải quân giữa lúc căng thẳng leo thang với phương Tây do vấn đề Ukraine.
Tàu chiến của Nga đi qua eo biển do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát hôm 8/2 (Ảnh: Reuters).
Hãng tin Interfax dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, 3 tàu chiến của Hải quân Nga hôm 8/2 đã băng qua eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ để tới Biển Đen, trong khi 3 chiếc nữa dự kiến cũng sẽ đi qua khu vực này vào hôm nay 9/2.
Moscow tháng trước thông báo, Hải quân Nga sẽ tiến hành một đợt diễn tập quy mô lớn với sự tham gia của tất cả các hạm đội trong tháng 1 và tháng 2 ở khu vực từ Thái Bình Dương đến Đại tây Dương.
Về lý, Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên của NATO - có thể đóng cửa eo biển không cho phép tàu Nga đi qua nếu Moscow "động binh" với Kiev. Thổ Nhĩ Kỳ có chung đường biên giới với cả Nga và Ukraine. Giới chức nước này từng tuyên bố bất cứ xung đột quân sự nào đều không thể chấp nhận được và cho rằng Moscow động binh với Kiev sẽ là không khôn ngoan.
Các cuộc tập trận diễn ra giữa lúc căng thẳng Nga - phương Tây leo thang. Phương Tây cáo buộc Nga đã triển khai hơn 100.000 binh sĩ và khí tài sát biên giới để chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine. Nga nhiều lần bác bỏ cáo buộc này.
Đầu tuần này, trong một nỗ lực nhằm tháo ngòi căng thẳng Nga - Ukraine, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tới cả Moscow và Kiev để hội đàm với nguyên thủ của hai nước. Giới chức Pháp ngày 8/2 cho biết, sau cuộc hội đàm kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ, Tổng thống Macron đã đạt được thỏa thuận với Tổng thống Putin về việc không tiếp tục leo thang khủng hoảng Ukraine. Ông Macron cho biết, ông Putin còn cam kết, Nga sẽ không có "các căn cứ quân sự hoặc sự triển khai quân sự dài hạn" tại Belarus, nơi hàng nghìn binh sĩ Nga đang tập trận.
Tuy nhiên, Điện Kremlin bác bỏ thông tin trên. Điện Kremlin cho biết, việc triển khai lực lượng của Nga ở Belarus là có thời hạn và việc rút quân luôn nằm trong kế hoạch. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh, Mỹ mới có vị thế để đàm phán hạ nhiệt căng thẳng. "Với tình hình hiện tại, Moscow và Paris không thể đạt thỏa thuận. Pháp thuộc Liên minh châu Âu (EU) và là thành viên NATO. Pháp không phải quốc gia dẫn dắt NATO", ông Peskov nói.
Trước đó, truyền thông đưa tin, sau cuộc hội đàm marathon kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ tại Điện Kremlin, ông Putin đã nhất trí với một số đề xuất của ông Macron nhằm hạ nhiệt căng thẳng Nga - Ukraine, song chi tiết các đề xuất đó chưa được tiết lộ. Tại cuộc hội đàm, ông Putin cũng cảnh báo rằng, nếu Ukraine gia nhập NATO, một cuộc xung đột giữa Nga và liên minh này là khó tránh khỏi.
NATO tuyên bố triển khai quân tới phía đông, đe doạ Nga phải chịu hậu quả NATO tuyên bố triển khai bổ sung lực lượng phòng vệ trên biển và trên không tới phía đông khối này để tăng cường tính sẵn sàng chiến đấu và "đáp trả mọi mưu đồ" sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Nhưng NATO khẳng định không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine. Dòng người tháo chạy khỏi Kiev,...