Thổ Nhĩ Kỳ ra mắt hệ thống tên lửa phòng không đa dụng
Tạp chí “Jane’s Defence Weekly” của Anh vừa cho biết, công ty Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ vừa tiết lộ thiết kế chi tiết hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp mà họ vừa nghiên cứu, chế tạo thành công cho Bộ tư lệnh tác chiến mặt đất Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong năm 2011, Ủy ban công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã ủy thác một hợp đồng trị giá 400 triệu USD cho công ty Aselsan để nghiên cứu, phát triển loại tên lửa này. Là nhà thầu chính của hạng mục, công ty Aselsan chịu trách nhiệm chế tạo hệ thống điều khiển hỏa lực và hệ thống Radar, còn công ty Roketsan đảm nhiệm những phần còn lại.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp chủ yếu dùng để tấn công máy bay phản lực bay thấp, máy bay trực thăng, tên lửa hành trình, máy bay không người lái (UAV) và các loại tên lửa chiến thuật khác. Tên lửa được lắp đặt đầu dẫn ảnh hồng ngoại, độ cao tác chiến tối đa 5km, thấp nhất 30m; tầm bắn xa nhất 10km, tối thiểu 2km.
Mô hình tên lửa phòng không tầm thấp của công ty Roketsan
Bệ phóng tên lửa có thể cơ động bằng xe kéo hoặc cũng có thể lắp đặt trên khung gầm xe tải dã chiến kiểu 6×6. Đối với loại lắp đặt trên xe, bệ phóng được thiết kế ở phần đuôi, mỗi bệ mang theo một cơ số 4 quả tên lửa. Khi triển hai tác chiến, các bệ được điều khiển dựng đứng tương tự kiểu hệ thống phóng tên lửa vuông góc Mika của công ty BDA.
Công ty Aselsan còn ký một hợp đồng trị giá 243 triệu USD để phát triển hệ thống tên lửa phòng không tầm trung, là sự bổ sung lý tưởng cho hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp này.
Video đang HOT
Theo ANTD
Quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á chế tạo thành công tàu không người lái
Hiện ở khu vực châu Á, các cường quốc như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản... đang chập chững nghiên cứu, phát triển tàu tác chiến mặt nước không người lái. Ít ai biết được rằng có một quốc gia Đông Nam Á đã nghiên cứu, phát triển và sở hữu tàu tác chiến không người lái ngay từ những năm đầu thế kỷ XXI
Trong khu vực Đông Nam Á, người ta ít thấy các phương tiện truyền thông lên tiếng về các kế hoạch phát triển của hải quân Singapore nhưng thực chất, họ có một lực lượng hải quân rất hùng hậu không hề kém cạnh các nước trong khu vực, thậm chí có những mặt người Singapore đã vượt qua cả những cường quốc hải quân châu Á, đặc biệt là về tàu tác chiến mặt nước không người lái (USV).
Singapore đang sở hữu 2 loại USV là Spartan của Mỹ và Protector của Israel, trong một cuộc diễn tập cuối năm 2011 họ đã triển khai 2 chiếc Protector từ một tàu đổ bộ để diễn tập phong tỏa và bảo vệ trên biển. Ngoài ra, 2 loại tàu này còn được triển khai trong nhiệm vụ chống cướp biển khu vực eo biển Malacca và chống xâm nhập khu vực lãnh hải Singapore với đa chức năng như: trinh sát, giám sát; thu thập thông tin tình báo; rà, phá lôi; tác chiến mặt nước; tác chiến chống ngầm...
Kết cấu của tàu tác chiến mặt nước không người lái Spartan của Mỹ
Ngay từ tháng 5 năm 2002, khi Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ khởi động kế hoạch nghiên cứu chế tạo "Lính trinh sát Spartan", Singapore đã đề nghị được tham gia. Đây là kế hoạch nghiên cứu hợp tác giữa các lực lượng hải quân, lục quân Mỹ và hải quân hoàng gia Singapore với công ty Raytheon, công ty Northrop Grumman, đơn vị phụ trách thử nghiệm là hạm đội 3 của Mỹ.
Tháng 12 năm 2003, tuần dương hạm tên lửa USS Gettysburg (CG-64) đã thả và điều khiển thành công nguyên mẫu đầu tiên của Spartan. Nó có chiều dài 7m, rộng 4m, cao 4,5m, lượng giãn nước 2 tấn, phạm vi hoạt động 14,4 km, thời gian hoạt động tối đa 8h. Đến tháng 4 năm 2005, Hải quân Mỹ đã tiến hành cuộc thử nghiệm bắn đạn thật đầu tiên của Spartan tại thao trường thử nghiệm hải quân Aberdeen với hệ thống pháo hạm.
Mô hình tác chiến đa nhiệm của các USV kết hợp với UAV khu vực eo biển Malacca
Hiện nay, Spartan đã có thêm rất nhiều phiên bản để sử dụng trong các yêu cầu nhiệm vụ tác chiến khác nhau. Cơ bản hiện nay Spactan có 3 phiên bản là loại 5,5m, loại 7m và loại 11m, có thể chuyên chở trên tất cả các loại tàu chiến, tiến hành đa dạng nhiệm vụ như trinh sát, giám sát, chống thủy lôi, chống ngầm, chống cướp biển, chống khủng bố..., các tính năng và tham số kỹ thuật cũng được nâng cao hơn trước rất nhiều.
Tùy theo từng tính chất nhiệm vụ, Spartan được trang bị hệ thống quan sát hồng ngoại, hệ thống camera/chụp ảnh, hệ thống Sonar AQS-14/20X, hệ thống radar giám sát mặt biển và các hệ thống điện tử khác. Đặc biệt nó còn có hệ thống đo đạc và nhận biết hóa sinh, có khả năng phát hiện chất độc hóa học, sinh học, chất nổ và một số vật phẩm nguy hiểm khác xung quanh nó.
Vũ khí mang theo bao gồm súng máy 7.62mm GAU-17 Gatling, bảng chỉ thị tham số nhận biết địch - ta kiểu thủy áp; thiết bị chỉ thị laser và hệ thống phóng tên lửa Hellfire, nếu được trang bị thêm tên lửa Javelin thì nó còn có khả năng tấn công mặt đất rất mạnh.
Protector của hãng Rafael - Israel là USV có hệ thống hỏa lực rất mạnh
Spartan có khả năng chống chịu sóng gió lên đến cấp 8, vận tốc tối đa 28 hải lý/h, bán kính tác chiến 150km, trong một thời gian ngắn có khả năng chuyển đổi nhiệm vụ tác chiến, trong vòng 24h có thể biến thành tàu tác chiến có người lái mà chỉ cần loại bỏ hoặc thay thế một số modul.
Ngoài Spartan, Singapore còn mua của Israel loại USV Protector do công ty Rafael sản xuất.
Đây là loại USV chế tạo trên cơ sở tàu đệm hơi bọc thép chiều dài 9m, trọng lượng 4 tấn, sử dụng động cơ phản thủy lực, tốc độ trên 30 hải lý/h, tải trọng vũ khí tối đa là 1 tấn. Ngoài ra, nó có hệ thống điều khiển hoàn toàn tự động và hệ thống camera/máy ảnh tác nghiệp công nghệ cao nên có khả năng hoạt động trong cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.
Tên lửa Spike có khả năng tấn công tàu bọc thép hạng nhẹ và cả máy bay trực thăng
Thiết bị cảm biến chủ yếu của nó bao gồm radar dẫn đường, thiết bị cảm biến hồng ngoại quan sát phía trước thế hệ thứ 3 (8-12m); máy ảnh đen/trắng và máy ảnh màu; thiết bị tự động đo đạc cự li bằng laser; thiết bị theo dõi mục tiêu và thiết bị chỉ thị bằng laser cùng rất nhiều thiết bị khác.
Về vũ khí, Protector có thể mang theo súng máy 12,7mm hoặc súng phóng lựu tự động 40mm và 1 khẩu pháo hạm 30mm. Công ty Rafael đã phát triển riêng cho Protector loại tên lửa Skipe là biến thể sử dụng riêng cho USV của loại tên lửa chống tăng nổi tiếng của Israel là Tammuz, có khả năng tấn công tàu bọc thép hạng nhẹ, khi cần có thể tấn công cả máy bay trực thăng.
Hiện hải quân Singapore đang hợp tác với công ty công nghệ kỹ thuật Singapore (Singapore Technologies Engineering - STE) để nghiên cứu, chế tạo USV tác chiến Venus. Đây là loại USV tác chiến trang bị tên lửa và pháo hạm, được đánh giá là không hề kém cạnh 2 loại USV trên của Mỹ và Israel.
Venus, sản phẩm hợp tác của hải quân Singapore với STE
Nguyên mẫu đầu tiên của nó đã ra mắt và đang chạy thử tính năng, dự kiến đến quý II năm 2013, hải quân Sing sẽ thử nghiệm hệ thống vũ khí. Nếu kế hoạch tiến triển thuận lợi, sang năm 2014 nó sẽ được đưa vào trang bị chính thức. Lúc đó lực lượng tàu tác chiến mặt nước không người lái của Singapore sẽ trở thành vô đối không chỉ tại Đông Nam Á mà còn cả ở châu Á.
Theo ANTD
Chiêm ngưỡng loạt mũ, áo giáp chống đạn công nghệ mới Tại triển lãm an ninh Interpolitech 2011 (Moscow, Nga), Viện nghiên cứu Thép giới thiệu mũ chống đạn mới nhẹ nhất thế giới. Viện nghiên cứu Thép giới thiệu một loại mũ chống đạn độc đáo được chế tạo từ vật liệu hợp chất cao phân tử polyethylene theo công nghệ mới, chúng được phát triển bởi các chuyên gia của Học viện....