Thổ Nhĩ Kỳ “quá nóng vội” khi bắn hạ Su-24 của Nga?
Dù viện cớ máy bay Nga xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ 17 giây, việc bắn hạ chiếc Su-24 cho thấy nước này đã quên những gì mình từng tuyên bố.
Dù viện cớ máy bay Nga xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ 17 giây, việc bắn hạ chiếc Su-24 cho thấy nước này đã quên những gì mình từng tuyên bố.
Theo Sputnik News, để bao biện cho việc máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga ngày 24/11, Tổng thống nước này Recep Tayyip Erdogan vẫn cho rằng, hành động quân sự này là hoàn toàn hợp lý.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan: Hành động bắn hạ Su-24 của Nga là hoàn toàn hợp lý.
“Chúng tôi không muốn điều này xảy ra nhưng mọi người cần phải tôn trọng quyền bảo vệ biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Erdogan nhấn mạnh và khẳng định hành động quân sự đó là “hoàn toàn phù hợp với luật của nước này”.
Thổ Nhĩ Kỳ viện cớ máy bay Nga xâm phạm không phận nước này để giải thích cho hành động bắn hạ chiếc máy bay Su-24. Tuy nhiên, chỉ 3 năm trước, ông Erdogan đã khẳng định rằng, việc xâm phạm như thế “không bao giờ là điều kiện để nước này tấn công các máy bay của nước khác”.
Năm 2012, Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc Syria bắn hạ chiếc máy bay F-4 Phantom của mình sau khi máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ đã bay vào không phận của Syria.
Video đang HOT
Tại thời điểm đó, ông Erdogan đã rất giận giữ và cáo buộc quân đội Syria đã quá nóng vội khi làm như vậy.
“Việc chẳng may vi phạm không phận nước khác trong vòng một thời gian ngắn như vậy không thể là tiền đề để máy bay của một nước bị một nước khác bắn hạ”, ông Erdogan tuyên bố trước Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau vụ bắn hạ máy bay Nga ngày 24/11, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố bằng chứng cho thấy máy bay Nga chưa bao giờ xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, ngay cả nếu coi những gì Thổ Nhĩ Kỳ viết trong bức thư gửi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là thật thì máy bay Nga cũng mới chỉ xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 17 giây và theo báo giới Nga hẳn ông Erdogan không coi 17 giây là “xâm phạm trong một thời gian dài”.
Ngoài ra, sự bao biện của Thổ Nhĩ Kỳ không thể khỏa lấp một thực tế rằng, bản thân máy bay Thổ Nhĩ Kỳ cũng xâm phạm không phạm Hy Lạp nhiều lần.
Chỉ mới hai tuần trước, giới chức quốc phòng Hy Lạp tố cáo 8 máy bay Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm không phận nước này tới 19 lần. Con số này tăng rất nhanh so với năm 2013 và chỉ riêng trong năm 2014, máy bay Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm không phận nước này tới 1.017 lần.
Theo VOV.VN
Mỹ, NATO bênh Thổ Nhĩ Kỳ vụ bắn hạ Su-24 Nga
Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn mạnh rằng, Thổ Nhĩ Kỳ "có quyền bảo vệ lãnh thổ và không phận" trong khi Tổng thư ký Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tuyên bố, liên minh này "ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ - đồng minh của chúng tôi".
"Thổ Nhĩ Kỳ, giống như các quốc gia khác, có quyền bảo vệ lãnh thổ và không phận của mình", ông chủ Nhà Trắng tuyên bố trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Pháp, Tổng thống Francois Hollande ở thủ đô Washington D.C.
Ông Obama cũng cho rằng, chiến dịch không kích khủng bố tại Syria của Nga diễn ra gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đã góp phần gây ra sự cố: "Họ đang hoạt động rất gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Họ đang nhằm vào phe đối lập ôn hòa đang được không chỉ Thổ Nhĩ Kỳ mà còn nhiều nước khác ủng hộ".
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng cũng nhấn mạnh rằng, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga nên tránh leo thang căng thẳng sau sự cố.
"Tôi cho rằng điều quan trọng nhất với chúng tôi ngay lúc này là phải đảm bảo rằng, cả hai bên - Nga và Thổ Nhĩ Kỳ - đang đối thoại với nhau để tìm ra chính xác chuyện gì đã xảy ra và đưa ra các biện pháp để ngăn chặn căng thẳng leo thang. Điều đúng đắn nhất đối với tôi lúc này là đảm bảo căng thẳng sẽ không leo thang", ông Obama tuyên bố.
Đêm 24.11, Tổng thống Obama cũng đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Hai lãnh đạo nhất trí về việc cần có những biện pháp để đảm bảo sự cố tương tự không tái diễn.
Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng lên tiếng cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã thông báo với NATO việc máy bay Nga xâm phạm không phận nước này trước khi bị bắn rơi. Sau sự cố, NATO đã tổ chức một cuộc họp khẩn ở Brussels.
Phát biểu sau cuộc họp, ông Stoltenberg nhấn mạnh rằng, thông tin mà phía Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp rằng, máy bay Nga đã xâm phạm không phận nước này trước khi bị bắn hạ "phù hợp" với những đánh giá của một số nước đồng minh trong suốt ngày hôm qua.
"Chúng tôi đoàn kết với Thổ Nhĩ Kỳ và ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh của chúng tôi", ông Stoltenberg khẳng định, đồng thời kêu gọi các bên hạ nhiệt căng thẳng.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.
Liên Hợp Quốc cũng lên tiếng kêu gọi các bên bình tĩnh sau vụ chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 của Nga, khiến Tổng thống Putin mạnh mẽ cảnh báo về "những hậu quả nghiêm trọng". Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đề nghị "tất cả các bên liên quan đưa ra biện pháp cấp bách nhằm hạ nhiệt căng thẳng".
Trước đó, ngày 24.11, các chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi máy bay tấn công ném bom Su-24 của Nga vì cho rằng nó xâm phạm không phận. Nga đã xác nhận, một trong hai phi công Su-24 đã thiệt mạng sau khi nhảy dù thoát khỏi máy bay nhưng bị quân nổi dậy Syria bắn từ mặt đất. Hiện vẫn chưa rõ số phận của phi công thứ 2.
Ngoài ra, Moscow cũng xác nhận, một lính thủy đánh bộ trên chiếc trực thăng Mi-8 của Nga cũng đã thiệt mạng trong chuyến bay tìm kiếm các phi công Su-24 do bị quân nổi dậy Syria tấn công bằng tên lửa. Chiếc trực thăng Mi-8 đã bị phá hủy.
Theo Danviet
Su-24 Nga rơi: Thổ Nhĩ Kỳ bấu víu vào đâu? Mỹ và NATO đều im lặng, tỏ thái độ không liên quan đến trong khi đó Nga đã tung bằng chứng chứng minh Su24 không xâm phạm lãnh thổ Ankara. Mỹ phủi trách nhiệm, NATO im lặng Hôm 24/11, sau khi xảy ra vụ máy bay Su 24 của Nga bị bắn rơi, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết chiến dịch chống nhóm...