Thổ Nhĩ Kỳ: Phụ nữ không được cười to ở nơi công cộng
Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Bulent Arinc vừa phát biểu rằng phụ nữ ở nước này không được cười to ở nơi công cộng hay buôn chuyện phiếm qua điện thoại.
Ngày28/7, trong buổi lễ Eid al-Fitr tại thành phố Bursa, Thổ Nhĩ Kỳ, ông Arinc đã kêu gọi cả đàn ông lẫn phụ nữ nước này đều phải biết được tầm quan trọng của sự thanh tịnh và phải biết xấu hổ đối với những hành vi không đúng mực.
Phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ đăng ảnh cười lên mạng để phản đối ông Arinc (Ảnh:Alamy)
Ông cũng chỉ trích các chương trình truyền hình dành cho giới trẻ mà theo ông, những chương trình này khiến mọi người, đặc biệt là nam giới bị “nghiện sex”.
Phó Thủ tướng nói: “Sự thanh tịnh là tối quan trọng. Điều này không phải chỉ là hư danh. Đó là niềm tự hào của cả phụ nữ và đàn ông. Người đàn ông không được ngoại tình. Anh ta phải luôn gắn kết với người vợ và phải yêu thương con cái”.
“Người phụ nữ phải biết điều gì là cấm kỵ. Họ không được cười thành tiếng nơi đông người. Phụ nữ không được phép có những thái độ xấu và phải bảo vệ sự thanh tịnh sẵn có của mình”, ông Arinc tuyên bố.
Có vẻ ông Arinc cũng biết được những lời nói của mình sẽ gây tranh cãi trong dư luận do vậy, ông cũng nói thêm: “Khi một người nói về sự thanh tịnh, sẽ có nhiều người khác không hiểu được và đặt ra câu hỏi “ông ta nói về cái gì thế nhỉ?”.”
Video đang HOT
Trong bài phát biểu mừng lễ kết thúc tháng Ramadan, ông Arinc cũng đưa ra lời chỉ trích việc nhiều phụ nữ thường nói những câu chuyện “tầm thường” qua điện thoại di động. Ông cho rằng nếu người phụ nữ muốn nói về những vấn đề như món này nấu thế nào, con gái của họ ra sao, hay khi nào làm đám cưới thì hãy gặp mặt nhau để nói thay vì gọi qua điện thoại.
Đáp lại những lời phát biểu của ông Arinc, ông Ekmeleddin hsanolu, ứng viên của đảng đối lập với Thủ tướng đương nhiệm Recep Tayyip Erdoan cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang cần nhiều tiếng cười hơn.
Ông nói: “Đất nước chúng ta cần tiếng cười của tất cả mọi người, kể cả tiếng cười của những người phụ nữ hơn bất kỳ điều gì”.
Bài phát biểu của Phó thủ tướng Arinc nhanh chóng dấy lên phong trào phản đối rộng lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Hàng trăm phụ nữ đã chia sẻ hình ảnh với hashtag #kahkaha (cười) và #direnkahkaha (không được cười) trên Twitter./.
Theo_VOV
Hà Nội tìm chế tài cho "bún mắng", "cháo chửi"
"Khung hệ thống quy tắc ứng xử" sẽ góp phần giúp người Hà Nội hiểu về cácchuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử, để từ đó loại dần những hiện tượng "bún mắng, cháo chửi".
Dù luôn tự hào là có truyền thống văn hóa " người Tràng An thanh lịch", nhưng Hà Nội đã phải xây dựng "Khung hệ thống quy tắc ứng xử trong cơ quan, doanh nghiệp cộng đồng dân cư, nơi công cộng" để khuyến khích những hành vi văn minh, lịch sự, đồng thời tạo ra một "khung" để những hành vi lệch chuẩn - tức là không đúng với khung quy tắc - sẽ phải chịu chế tài trong tương lai.
Ngày 30/6, Sở VHTTDL Hà Nội đã tiến hành một hội thảo quanh khung quy tắc trên.
Hà Nội có vội được không?
Theo đúng như tên gọi, "Khung hệ thống quy tắc ứng xử trong cơ quan, doanh nghiệp cộng đồng dân cư, nơi công cộng" (gọi tắt là "Khung hệ thống quy tắc ứng xử") được xây dựng nhằm vào 6 đối tượng chính tại Hà Nội gồm: Cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, khu dân cư và nơi công cộng.
Để có được bộ khung này nhóm đề án đã thực hiện cuộc khảo sát, lấy ý kiến 6.000 người tại 10 quận, huyện ở Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Khắc Lợi - PGĐ Sở VHTTDL Hà Nội: "Một số hiện tượng văn hóa ứng xử tại các cơ quan hành chính, bệnh viện, nơi công cộng... đã xuống cấp và đó là một nguy cơ. Bởi vậy, việc nhanh chóng ban hành "Khung hệ thống quy tắc ứng xử" càng nhanh càng tôt. Tôi tin với phẩm chất thanh lịch, người Hà Nội sẽ dễ tiếp thu bộ quy tắc này...".
Hà Nội cần làm nhiều việc để văn minh, lịch sự hơn.
Theo lộ trình khởi động từ năm 2012, năm 2013 là giai đoạn nghiên cứu thực trạng ứng xử của người Hà Nội. Năm 2014 sẽ hoàn thiện bộ khung các quy tắc ứng xử. Năm 2015 sẽ triển khai diện rộng, sau một năm sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm, bổ sung và chính thức áp dụng những chế tài quanh bộ quy tắc này.
"Xây dựng ra bộ quy tắc không khó, nhưng sử dụng thế nào và phát huy được hiệu quả mới khó" - PGS-TS Trần Thu Hương (Khoa tâm lý - Trường ĐH QG Hà Nội) nói. Bà Hương cho biết thêm: "Dự thảo khung tiêu chí cần chỉnh sửa nhiều vì có sự trùng lặp giữa các đối tượng. Đặc biệt nhiều khái niệm rất rộng. Chẳng hạn, chuẩn mực ứng xử tối thiểu đối với cơ quan hành chính là trách nhiệm, chuẩn mực trong trường học là nhân văn, là những khái niệm quá rộng...".
Còn đại diện Sở GDĐT Hà Nội, Phó Chánh Văn phòng Đàm Xuân Quang kể một câu chuyện: "Khi sang Nhật, tôi ấn tượng với một "quy tắc của các học sinh Nhật" rất gần gũi, dễ hiểu. Đó là: "Chịu thiệt một chút cho bạn mình vui". Trong khi khung quy tắc ở ta đưa ra có phần hơi sách vở, vậy nên cần tìm ra những quy tắc có "chất riêng" của Hà Nội.
Lãnh đạo không "lắng nghe", "bún mắng", "cháo chửi"... đều sẽ bị phạt
Các đại biểu tham gia hội thảo đều thống nhất việc ban hành "Khung hệ thống quy tắc ứng xử" là điều cần làm, nhưng cần sát với thực tế, tránh hô hào sáo rỗng.
Một số ý kiến cho rằng, một số quy tắc có phần tối nghĩa. Ví dụ, quy tắc ứng xử với lãnh đạo cơ quan, tổ chức gồm: "Gương mẫu, đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch; lắng nghe; tận tâm với công việc; thực hành tiết kiệm; xây dựng tập thể đoàn kết". Trong đó quy tắc "lắng nghe" gây nhiều băn khoăn. Chẳng nhẽ "lãnh đạo không... lắng nghe" sẽ bị phạt?
Hoặc một quy tắc với học sinh, sinh viên được cho là không phù hợp với hiện nay là "giản dị, khiêm tốn". Một số ý kiến cho rằng, đời sống hiện nay khuyến khích học sinh ăn mặc đẹp, lịch sự, vì vậy cần đổi là trang phục phù hợp, đúng mực.
Khách hàng cần thái độ phục vụ tận tình, lịch sự từ người bán hàng, cho dù chỉ ở quán ăn vỉa hè.
Các đại biểu cũng thống nhất "Khung hệ thống quy tắc ứng xử" sẽ góp phần tác động tích cực tới ý thức người dân, để người Hà Nội hiểu về các chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử, để từ đó loại dần những hiện tượng như "bún mắng", "cháo chửi", "hách dịch", "cửa quyền"... nơi công sở.
Theo Lao Động
Các cặp đôi bị bắt tại trận khi làm chuyện ấy nơi công cộng Hành động của các cặp đôi này đã khiến nhiều người đi đường đỏ mặt. Một cặp đôi đã làm chuyện ấy trong cần cẩu (Ảnh minh họa) Cặp tình nhân Justin Dunn và Nicole Albert ở Florida, Mỹ đã leo lên một chiếc cần cẩu giữa ban ngày để "quan hệ". Khi cha của Justin, chủ sở hữu xe cần cẩu, quát...