Thổ Nhĩ Kỳ phong tỏa đại sứ quán, lãnh sự quán Hà Lan
Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan đã đưa ra các đòn trả đũa ngoại giao lẫn nhau sau những căng thẳng liên quan đến chiến dịch vận động ủng hộ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan ở châu Âu.
Cảnh sát chống bạo động bên ngoài lãnh sự quán Hà Lan tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 11/3. (Ảnh: Getty)
Báo Guardian ngày 11/3 dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đã phong tỏa đại sứ quán và lãnh sự quán Hà Lan ở nước này. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng phong tỏa khu nhà ở của đại sứ Hà Lan sau khi Hà Lan cấm máy bay của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đáp xuống Rotterdam.
Trong khi đó, tại Hàn Lan, giới chức nước này đã bắt giữ Bộ trưởng các vấn đề gia đình của Thổ Nhĩ Kỳ Fatma Betl Sayan Kaya nhằm ngăn nữ quan chức này tổ chức một cuộc vận động ủng hộ Tổng thống Erdogan tại Rotterdam. Truyền thông Hà Lan cho biết, bà Kaya bị bắt giữ sau khi di chuyển từ Đức tới Rotterdam của Hà Lan bằng xe hơi. Nguồn tin nói rằng, bà Kaya có thể bị buộc dẫn giải về Đức.
Những căng thẳng ngoại giao diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan muốn tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc mở rộng quyền lực vào ngày 16/4 tới. Ông Erdogan đang kêu gọi sự ủng hộ của các cử tri Thổ Nhĩ Kỳ sống ở nước ngoài để ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý, trong đó có 1,4 triệu người ở Đức. Tuy nhiên, các nước châu Âu, trong đó có Áo, Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan, phản đối các cuộc tuần hành như vậy.
Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia châu Âu đã xấu đi kể từ cuộc đảo chính bất thành hồi tháng 7 năm ngoái tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Erdogan đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của các chính phủ châu Âu, trong đó có Đức, vì các vụ bắt giữ và sa thải nhiều quan chức được tin là có liên quan tới âm mưu đảo chính. Ước tính, gần 100.000 công chức Thổ Nhĩ Kỳ đã bị sa thải vì cuộc đảo chính.
Video đang HOT
Nhiều quốc gia châu Âu đã bày tỏ sự bất bình đối với cách thức đối phó của Tổng thống Erdogan trong cuộc đảo chính.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tuyên bố bà sẽ làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn căng thẳng chính trị Thổ Nhĩ Kỳ leo thang sang đất Đức.
Minh Phương
Theo Guardian
Malaysia phong tỏa ĐSQ Triều Tiên, quyết chờ nghi phạm
Cảnh sát Malaysia trưa ngày 7.3 đã phong tỏa tại đại sứ quán Triều Tiên ở Kuala Lumpur, sau khi nhận được tin hai nghi phạm vụ án Kim Jong-nam trốn trong khu nhà ngoại giao.
Cảnh sát Malaysia phong tỏa Đại sứ quán Triều Tiên ở Kuala Lumpur.
Theo The Sun Daily (Malaysia), khoảng 11 giờ 30 phút, hai cảnh sát Malaysia xuất hiện bên ngoài đại sứ quán Triều Tiên ở Kuala Lumpur. Vài phút sau, lực lượng an ninh Malaysia tăng cường đến khu vực, phong tỏa lối đi trước cửa đại sứ quán Triều Tiên.
Malaysia nói việc huy động cảnh sát là để xác định danh tính những người bên trong đại sứ quán. Có thông tin cho rằng hai nghi phạm người Triều Tiên trong vụ án Kim Jong-nam đang lẩn trốn ở khu nhà ngoại giao này.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Datuk Nur Jazlan Mohamed nói với các phóng viên, "không một ai, kể cả quan chức ngoại giao Triều Tiên được phép rời đại sứ quán cho đến khi phía Malaysia nhận diện và tìm hiểu được lý do họ ở đây".
"Cách tốt nhất là phong tỏa khu vực cho đến khi họ chấp nhận trình diện", ông Nur Jazlan nói, nhấn mạnh rằng khu đất bên trong khi là thuộc chủ quyền Triều Tiên nhưng bên ngoài này là của Malaysia.
Nhân viên đại sứ quán Triều Tiên ra ngoài rồi lại quay vào trong.
Trong khi đó, Chánh thanh tra cảnh sát Malaysia Khalid Abu Baka tuyên bố sẽ không xông vào đại sứ quán Triều Tiên mà kiên nhẫn đợi bên ngoài cho tới khi nghi phạm lộ diện, cho dù "có phải đợi đến 5 năm".
"Theo thủ tục hình sự, chúng tôi đã gửi công văn đề nghị đại sứ quán Triều Tiên hợp tác điều tra, triệu tập nghi phạm, đồng thời phát lệnh bắt", ông Khalid nói. "Quá trình điều tra sẽ rất dài, nhưng chúng tôi có thời gian. Cho dù phải đợi 5 năm, chúng tôi sẽ vẫn đợi".
Trong khi đại sứ quán Malaysia ở Triều Tiên sáng nay áp dụng cơ chế khẩn cấp, đốt sạch tài liệu, dọn dẹp trụ sở thì đại sứ quán Triều Tiên ở Kuala Lumpur vẫn yên lặng, không có dấu hiệu xáo trộn.
Tài xế của đại sứ quán Triều Tiên sáng nay vẫn lái xe đi mua báo và đồ dùng hàng ngày rồi quay trở về. Một quan chức đại sứ quán Triều Tiên ra ngoài lúc 10h43 phút, sau đó mau chóng quay lại trụ sở, không trả lời câu hỏi của các phóng viên.
Quan hệ Malaysia-Triều Tiên đang ngày càng căng thẳng sau cái chết của một người đàn ông mang hộ chiếu công vụ có tên Kim Chol ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur ngày 132.
Giới chức Hàn Quốc và Malaysia cho rằng Kim Chol chính là Kim Jong-nam, anh của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Tuy nhiên, Triều Tiên chỉ công nhận nạn nhân là công dân nước này.
Theo Danviet
Cảnh sát Malaysia phong tỏa Đại sứ quán Triều Tiên Ngay sau lệnh cấm nhân viên ngoại giao Triều Tiên xuất cảnh, cảnh sát Malaysia hôm nay 7/3 đã tiến hành phong tỏa đại sứ quán Triều Tiên ở Kuala Lumpur giữa những lùm xùm xung quanh cuộc điều tra về cái chết của một công dân Triều Tiên, báo Star đưa tin. Cảnh sát Malaysia phong tỏa bên ngoài Đại sứ quán...