Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện giếng khí đốt lớn nhất lịch sử
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan thông báo phát hiện giếng khí đốt lớn nhất lịch sử ở Biển Đen và hy vọng đưa vào sử dụng năm 2023.
“Tàu khoan Fatih của chúng tôi đã phát hiện trữ lượng 320 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên ở giếng Tuna-1″, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu trên truyền hình tại thành phố Istanbul hôm 21/8. “Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện giếng khí đốt tự nhiên lớn nhất trong lịch sử của mình ở Biển Đen”.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu trên truyền hình hôm 21/8. Ảnh: Xinhua.
Fatih, tàu khoan dầu khí đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ, được đặt theo tên quốc vương Ottoman Fatih Sultan Mehmet, người chinh phục Constantinople, tức Istanbul ngày nay, vào năm 1453. Tàu đã phát hiện khí đốt ở giếng Tuna-1 ngoài khơi bờ biển thị trấn Eregli, phía bắc tỉnh Zonguldak, sau khi bắt đầu tìm kiếm ngày 20/7.
“Thánh thần đã mở ra cánh cửa của cải chưa từng có cho chúng ta”, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói, thêm rằng rất có thể sẽ có thêm nhiều phát hiện khí đốt tự nhiên mới tại cùng khu vực trong tương lai gần.
Video đang HOT
Ông cũng hy vọng khí đốt ở Biển Đen sẽ đến tay người tiêu dùng Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2023, vào dịp kỷ niệm 100 năm quốc khánh nước này.
Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng phát hiện này có thể giúp chấm dứt việc nhập khẩu năng lượng từ các nước, trong đó có Nga, vốn có chi phí cao vào thời điểm đồng nội tệ suy yếu và nền kinh tế trở nên mong manh hơn vì Covid-19. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng cần cẩn trọng với việc đánh giá quá cao tầm quan trọng của mỏ khí đốt trên, chỉ ra rằng hoạt động khoan dưới biển sâu rất tốn kém và mất nhiều thời gian.
Tàu khoan dầu khí Fatih của Thổ Nhĩ Kỳ đi qua eo biển Bosphorus hướng về phía Biển Đen hồi tháng 5. Ảnh: AP.
Đường ống khí đốt Nga – Đức chậm tiến độ vì Mỹ Putin tố Bulgaria trì hoãn tuyến khí đốt huyết mạch Nga khởi công đường ống khí đốt tới Trung Quốc Trung Quốc bỏ thỏa thuận khí đốt 5 tỷ USD với Iran Mỹ ra dự luật trừng phạt công ty lắp đường ống khí đốt Nga
Nạn 'nhậu xong ngủ đường' tấn công Okinawa
Giới chức Okinawa báo cáo xu hướng ngủ ngay trên đường sau khi nhậu nhẹt không giảm bất chấp Covid-19.
Cảnh tượng người làm công ăn lương ngủ lại trên tàu sau một buổi tối ra ngoài ăn chơi thường thấy ở Nhật. Nhưng các nhà chức trách trên đảo Okinawa lại lo lắng về một xu hướng mới đáng lo ngại của những người buồn ngủ sau ăn nhậu.
Cảnh sát địa phương cho hay năm ngoái có 7.000 trường hợp rojo-ne (ngủ đường), hiện tượng được cho là xảy ra nhờ thời tiết ôn hòa ở Okinawa và thói quen "nhậu hết mình" đã có lịch sử hàng trăm năm trên đảo.
Một người nhậu say ngủ luôn trên đường ở Okinawa gần đây. Ảnh: Cảnh sát Okinawa
Cảnh sát ở Okinawa, tỉnh cực nam của Nhật Bản, cách thủ đô Tokyo khoảng 1.600 km, là lực lượng duy nhất trên cả nước lưu trữ hồ sơ về các vụ ngủ đường.
"Tôi thậm chí còn không biết tới thuật ngữ 'rojo-ne' trước khi tới Okinawa. Tôi cho rằng đây là hiện tượng chỉ có ở Okinawa", Tadataka Miyazawa, cảnh sát trưởng nhậm chức chưa đầy một năm của Okinawa, nói.
Trong đa số các vụ ngủ đường, mọi người được đánh thức trước khi gặp nguy hiểm. Nhưng năm ngoái, trong 7.221 vụ ngủ đường, có16 vụ gặp tai nạn và ba người đã tử vong.
Hạn chế áp đặt lên nền kinh tế đêm của Nhật Bản do Covid-19 không làm giảm xu hướng này. Trong 6 tháng đầu năm nay, cảnh sát Okinawa đã nhận được 2.702 cuộc gọi báo cáo về rojo-ne, bằng cùng kỳ năm ngoái, dù chính quyền yêu cầu người dân không ra ngoài ban đêm.
Người dân địa phương tin rằng thời tiết ấm áp ở Okinawa cùng với awamori, loại rượu gạo độc đáo của đảo thường pha cùng nước và thêm đá, đã thúc đẩy hiện tượng "ngủ đường", hành vi có thể bị phạt tới 50.000 yen (474 USD).
Các chương trình phát thanh và triển lãm ảnh đều cảnh báo về mối nguy của ngủ đường nhưng dường như cũng không thuyết phục được những người thích nhậu nhẹt dừng lại khi vẫn đủ tỉnh táo để về nhà.
Trong một số vụ, cảnh sát phát hiện người say xỉn lấy vỉa hè làm gối, hay tự cởi đồ lót vì nghĩ mình đã về nhà. Trong bối cảnh Nhật Bản đang trải qua một mùa hè nắng nóng gay gắt kỷ lục, chính quyền địa phương tin rằng nạn "ngủ đường" chưa có dấu hiệu kết thúc.
Tatsuo Oshiro, người đứng đầu bộ phận cảnh sát giao thông của tỉnh, cảnh báo cảnh sát sẽ không nương tay với người vi phạm, kêu gọi người dân tiết chế awamori.
"Đừng hiểu lầm ý tôi, tôi không nói rượu xấu", ông nói. "Nó chỉ xấu khi uống quá ngưỡng".
Thảm họa cháy rừng năm 2019 tại Australia có thể lặp lại Mùa cháy rừng hàng năm tại Australia đã bắt đầu với một đám cháy lớn tại bang New South Wales đang nằm ngoài tầm kiểm soát. Lực lượng cứu hỏa địa phương đang tìm cách khống chế đám cháy trên diện tích khoảng 20ha trong điều kiện gió lớn. Một đám cháy rừng lớn đã bùng phát tại phía Bắc của bang New...