Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện 1,92 triệu ounce vàng ở tỉnh Bilecik
Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện ra 1,92 triệu ounce vàng dự trữ ở tỉnh Bilecik, Tây Bắc nước này, Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên Fatih Donmez thông báo hôm thứ Tư 3/2.
Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên Thổ Nhĩ Kỳ Fatih Donmez
Trong Đại hội tỉnh thường kỳ lần thứ 7 của Đảng Công lý và Phát triển (AK) ở Bilecik, Donmez cho biết dự trữ mới được dự báo sẽ sản xuất 6-7 tấn vàng mỗi năm đồng thời tạo việc làm cho 800 người.
Cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã đầu tư 6 tỷ USD vào lĩnh vực vàng, hiện sử dụng 13.200 nhân lực.
Video đang HOT
Trong 18 năm qua, gần 4 tỷ lira Thổ Nhĩ Kỳ (khoảng 560 triệu đô la) đã được đầu tư vào tỉnh Bilecik, với 392 triệu lira (khoảng 55 triệu đô la) được đầu tư chỉ trong nửa đầu năm 2020.
Sản lượng vàng của Thổ Nhĩ Kỳ năm 2020 đạt mức cao nhất trong lịch sử Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ là 42 tấn, đóng góp 2,4 tỷ USD cho nền kinh tế nước này.
Tuy nhiên, nhập khẩu vàng của nước này đã tăng 123% so với năm 2019 lên 25,2 tỷ USD vào năm 2020.
Ganh đua Mỹ - Trung có thể thúc đẩy đảo chính Myanmar
Cạnh tranh ảnh hưởng từ Mỹ - Trung đã ngăn Myanmar củng cố nền dân chủ, khiến đảo chính quân sự nổ ra, theo các học giả Thổ Nhĩ Kỳ.
"Cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar là màn phô trương sức mạnh chống lại Mỹ và một số nước phương Tây", Seyfettin Erol, chuyên gia về vấn đề châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Khủng hoảng Ankara, nhận định trong cuộc phỏng vấn ngày 2/2.
Theo ông, cuộc đảo chính đã cho thấy Trung Quốc đang có ảnh hưởng tới mức nào ở Myanmar nói riêng và khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung. "Phản ứng của Nhà Trắng với cuộc đảo chính cho thấy họ lo ngại đánh mất vị trí quan trọng hơn là lo cho nền dân chủ hay vấn đề nhân quyền ở Myanmar", ông nói.
Erol cho rằng cạnh tranh của hai cường quốc Mỹ - Trung ở Vành đai châu Á - Thái Bình Dương là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar hôm 1/2. Học giả này cũng cảnh báo rằng các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo ở Myanmar, chủ yếu là người Hồi giáo Rohingya, có thể bị lợi dụng để gây áp lực lên chế độ quân sự của đất nước.
Đoàn xe quân sự trên đường phố Mandalay, Myanmar, hôm 2/2. Ảnh: AFP.
Hayati Unlu, một học giả về các vấn đề châu Á, cũng đồng tình rằng cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương cùng tầm quan trọng của Myanmar trong bối cảnh này chính là chìa khóa lý giải nguyên nhân cuộc đảo chính quân sự.
"Myanmar là một phần thiết yếu trong tham vọng toàn cầu của Trung Quốc do yếu tố địa lý của nước này", Unlu nói.
Nazmul Islam, một chuyên gia cấp cao về khu vực, lại lo ngại về nguy cơ xảy ra hỗn loạn và đổ máu ở Myanmar do hậu quả từ cuộc đảo chính quân sự. Ông cảnh báo thêm xung đột sắc tộc với cộng đồng người Rohingya theo đạo Hồi của Myanmar có thể căng thẳng hơn.
Quân đội Myanmar hôm 1/2 tuyên bố tình trạng khẩn cấp một năm để điều hành đất nước, chỉ vài giờ sau khi bắt giữ các lãnh đạo của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD), gồm Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi.
Cuộc đảo chính diễn ra vài giờ trước cuộc họp đầu tiên của quốc hội mới Myanmar kể từ sau cuộc bầu cử tháng 11/2020, trong đó đảng NLD của bà Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo. Tuy nhiên, quân đội Myanmar cáo buộc đã xảy ra gian lận bầu cử, buộc họ phải quyết định "hành động theo luật pháp".
Mỹ, Anh, Liên Hợp Quốc và EU đã lên án cuộc đảo chính, kêu gọi quân đội Myanmar sớm trao trả quyền lực cho chính phủ dân sự. Trung Quốc trong khi đó kêu gọi cộng đồng quốc tế không "làm trầm trọng thêm căng thẳng và phức tạp thêm tình hình Myanmar". Hãng thông tấn Xinhua của nước này lại gọi cuộc binh biến ở Myanmar là "cuộc cải tổ nội các lớn".
Động đất rung chuyển thành phố Polichnitos của Hy Lạp Chiều 1/2 (theo giờ Việt Nam), một trận động đất có độ lớn 5,2 đã làm rung chuyển khu vực cách thành phố Polichnitos của Hy Lạp 7 km về phía tây nam. Động đất rung chuyển thành phố Polichnitos của Hy Lạp. Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), tâm chấn của trận động đất nằm ở độ sâu 7,16...