Thổ Nhĩ Kỳ “nói nước đôi” với Nga, vẫn mong nhận tiêm kích F-35 Mỹ
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, còn quá sớm để nói về thương vụ mua bán chiến đấu cơ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga bởi Ankara vẫn hy vọng có thể tiếp nhận các tiêm kích F-35 từ Mỹ.
“Chúng tôi vẫn đang chờ và xem chuyện gì sẽ diễn ra. Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia độc lập và chúng tôi sẽ làm những việc mà chúng tôi cảm thấy phù hợp. Nếu Mỹ từ chối tuân thủ các điều khoản liên quan tới hoạt động cung ứng tiêm kích F-35, chúng tôi có thể tìm kiếm các nhà cung cấp khác. Rất nhiều máy bay đang được sản xuất trên thế giới và tìm kiếm một phương án thay thế không phải là chuyện khó. Song chúng tôi muốn hợp tác với Mỹ bởi chúng tôi là đối tác của nhau”, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar chia sẻ trên kênh truyền hình NTV hôm 9/12.
Tiêm kích F-35 của Mỹ. (Ảnh minh họa)
Cũng theo ông Akar, Thổ Nhĩ Kỳ đã giải thích tình hình với phía đối tác Mỹ nhiều lần và bản thân Tổng thống Donald Trump cũng nhận định đây là điều đúng đắn.
Hồi đầu tháng này, Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham và Chris Van Hollen đã gửi thư lên Ngoại trưởng Mike Pompeo về việc sự kiên nhẫn đối với Thổ Nhĩ Kỳ đã hết hạn và yêu cầu chính quyền của Tổng thống Trump áp dụng Đạo luật Chống lại các đối thủ của Mỹ bằng lệnh trừng phạt (CAATSA) đối với Ankara.
Trước đó, dù là hai quốc gia đồng minh trong khối quân sự NATO, song Mỹ nhiều lần lên tiếng đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ liên quan tới thương vụ mua S-400 chiểu theo CAATSA.
Do Thổ Nhĩ Kỳ nhất quyết không từ bỏ thương vụ mua S-400 của Nga, Nhà Trắng đã ra tuyên bố tạm thời loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình sản xuất tiêm kích F-35, cũng như dừng chuyển giao các tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 này cho Ankara.
Nga đã hoàn thành chuyển giao lô hệ thống phòng không S-400 đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng Bảy năm nay theo bản hợp đồng được hai bên ký kết vào năm 2017, bất chấp Mỹ yêu cầu Ankara từ bỏ thương vụ mua S-400. Hệ thống phòng không S-400 này được Thổ Nhĩ Kỳ chuyển tới căn cứ không quân Murted ở Ankara. Hoạt động chuyển giao lô S-400 thứ hai đã kết thúc vào cuối tháng Chín. Theo kế hoạch, các hệ thống S-400 được Nga chuyển cho Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hoạt động đầy đủ chức năng vào tháng 4/2020.
Hồi tháng 11, Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng các chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất để thử nghiệm hoạt động của các radar thuộc hệ thống phòng không S-400.
Video đang HOT
Minh Thu (lược dịch)
Theo infonet.vn
Bầu trời mù mịt khói khi Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Syria vào top ảnh tuần
Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Syria, biểu tình ở Ecuador phản đối chính sách của chính phủ và đại bàng quay phim ở Pháp là những hình ảnh ấn tượng trong tuần qua.
Khói đen mù trời do người biểu tình ở Port-au-Prince, thủ đô của Haiti, đốt lốp xe. Cuộc biểu tình phản đối chính phủ đã bước sang tuần thứ 4 để yêu cầu Tổng thống Jovenel Mose từ chức. Ảnh: AP.
Một bé gái đi ngang qua hồ nước được dùng làm nhà vệ sinh của người dân ở quận Cite Soleil của thành phố Port-au-Prince. Người dân Haiti cho biết quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, công việc và an ninh của họ bị suy giảm nghiêm trọng. Ảnh: AP.
Khói bốc lên từ thị trấn Tal Abyad của Syria vào ngày thứ hai trong cuộc tấn công quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào lực lượng người Kurd ở Syria. Ảnh: Getty.
Cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria bắt đầu từ ngày 9/10 đã gây ra thương vong cho cả hai phía, trong đó có nhiều dân thường và cả trẻ em. Hàng nghìn người đã phải sơ tán. Người dân bỏ chạy với đồ đạc chất đầy ôtô, xe bán tải và xe kéo, trong khi nhiều người khác chạy bộ. Ảnh: Reuters.
Một người biểu tình đập phá xe cảnh sát trong cuộc đụng độ với cảnh sát chống bạo động ở Quito, Ecuador. Hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình phản đối quyết định của Tổng thống Lenin Moreno về cắt giảm trợ cấp giá nhiên liệu. Ảnh: Getty.
Khiên của cảnh sát nhuốm màu sơn do các sinh viên biểu tình ném vào ở Bogota, Colombia. Ảnh: AP.
Tác phẩm điêu khắc nghệ thuật của các nhà hoạt động bị bỏ lại trên cầu Lambeth ở London trong cuộc biểu tình Extinction Rebellion (Nổi loạn chống tuyệt chủng). Ảnh: Reuters.
Người biểu tình Extinction Rebellion (Nổi loạn chống tuyệt chủng) bên ngoài tòa nhà chính phủ ở Dublin, Ireland. Ảnh: Reuters.
Áo phao và thuyền cao su bị người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ bỏ lại trên đảo Lesbos của Hy Lạp. Chính quyền Hy Lạp đã bắt đầu di dời người tị nạn vào đất liền để giảm bớt áp lực trên đảo. Ảnh: Getty.
Một bệnh nhân nằm chờ phẫu thuật trong bệnh viện tạm thời ở một trại gần Zemio, Congo. Ảnh: Getty.
Các chị em họ của Alaa Hamdan, 28 tuổi, người thiệt mạng trong cuộc đụng độ với binh sĩ Israel tại khu vực biên giới Gaza-Israel, khóc thương trong tang lễ của anh ở Beit Hanoun. Ảnh: Getty.
Một ngư dân đi thuyền trên vùng nước bị tràn dầu của hồ Maracaibo - hậu quả ngành công nghiệp dầu mỏ Venezuela gây ra cho môi trường. Ảnh: AP.
Victor, con đại bàng đuôi trắng 9 tuổi được trang bị máy quay 360 độ, bay qua sông băng và núi ở Chamonix, Pháp. Ảnh: Reuters.
Theo Zing.vn
Thổ gây chiến phía đông Euphrates: Kịch bản khó lường ở Syria Giới chuyên gia nhận định, rất khó dự đoán kết cục của chiến dịch "Mùa xuân Hòa bình" (Operation Peace Spring) của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía đông Euphrates của Syria. Syria sẵn sàng chiến đấu chống xâm lược Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, quân đội nước này và các lực lượng được họ hậu thuẫn sẽ tiếp tục tiến...