Thổ Nhĩ Kỳ nói điều quân để bảo vệ binh sĩ ở Iraq
Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay cho rằng nước này có nhiệm vụ bảo vệ các binh sĩ của họ quanh khu vực do IS kiểm soát ở Iraq, sau khi bị Baghdad ra tối hậu thư yêu cầu rút quân.
Các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ canh gác gần cổng biên giới ở Suruc, đông nam tỉnh Sanlurfa. Ảnh: Reuters
Phát biểu trên kênh truyền hình Kanal 24, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho hay người đồng cấp của Iraq Haider al-Abadi từng nhiều lần đề nghị Ankara hỗ trợ tích cực hơn trong cuộc chiến chống IS.
Ông tin rằng có Iraq đã chịu tác động từ những nước khác khi phản ứng giận dữ trước việc Thổ Nhĩ Kỳ điều quân đến nước này.
“Nhiệm vụ của chúng tôi là đảm bảo an ninh cho các binh sĩ của chúng tôi đang huấn luyện tại đó”, ông Cavusoglu nói.
Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai từ 130 – 150 lính tới miền bắc Iraq, gần thành phố Mosul, được cho là có nhiệm vụ huấn luyện lực lượng tình nguyện viên Peshmerga đang tham gia cuộc chiến chống phiến quân IS.
Video đang HOT
Ông Davutoglu cho hay động thái trên chỉ là luân chuyển quân để hỗ trợ một doanh trại mà lực lượng Thổ Nhĩ đã thành lập trước đó theo đề nghị từ thống đốc Mosul, phối hợp với Bộ Quốc phòng Iraq.
Tuy nhiên, chính quyền trung ương ở Baghdad khẳng định không biết về động thái này và coi sự hiện diện trên là vi phạm chủ quyền quốc gia.
Hôm qua, ông Abadi cảnh báo Iraq sẽ cầu viện Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nếu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không rút quân trong 48 giờ tới.
Anh Ngọc
Theo VNE
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố ngưng đưa quân sang Iraq
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ ngưng chuyển quân sang Iraq nhưng không đề cập gì đến chuyện rút quân. Trước đó, Iraq đã ra tối hậu thư cho Thổ Nhĩ Kỳ phải rút quân trong vòng 48 giờ.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã triển khai quân đến Iraq, chủ yếu huấn luyện cho lực lượng người Kurd - Ảnh: AFP
Trong thư gởi Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi hôm 7.12, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cam kết sẽ không đưa thêm quân tới Iraq cho tới khi "tình trạng nhạy cảm" được xóa bỏ. Tuy nhiên, ông Davutoglu không đề cập gì đến việc rút quân như yêu cầu của Iraq.
Hãng tin Reuters trích một đoạn lá thư: "Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng tăng cường hợp tác với Iraq trong vấn đề phối hợp và tư vấn. Cần phải ngăn chặn những ai không muốn sự hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq cũng như muốn chấm dứt sự hợp tác đó".
Trước đó, vào hôm 3.12, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai hàng trăm binh sĩ tới một doanh trại ở Bashiqa, khu vực phía Bắc Iraq nằm gần Mosul, thành phố mà tổ chức khủng bố Hồi giáo IS đã chiếm từ tay chính quyền Iraq vào năm 2014. Đây là một tổn thất rất lớn của Iraq, đồng nghĩa với một thắng lợi quan trọng của IS bởi Mosul là thành phố lớn thứ 2 của Iraq.
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đợt triển khai quân này chỉ là sự luân chuyển quân bình thường tại khu doanh trại kể trên nhằm huấn luyện cho lực lượng Iraq chiếm lại Mosul từ tay IS. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu giải thích rằng doanh trại này đã tồn tại từ lâu, được thiết lập theo sự yêu cầu hỗ trợ của chính quyền Mosul với sự chuẩn thuận của Bộ Quốc phòng Iraq.
Một binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra sát biên giới Iraq - Ảnh: AFP
Tuy nhiên, Thủ tướng Iraq Abadi tuyên bố động thái triển khai quân vừa qua của Thổ Nhĩ Kỳ không hề thông qua chính quyền Iraq, gọi đây là sự vi phạm chủ quyền quốc gia.
Trong một động thái làm căng thẳng đáng kể tình hình, Thủ tướng Abadi đã ra tối hậu thư buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải rút quân trong vòng 48 tiếng đồng hồ, đe dọa sẽ đệ đơn lên Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc yêu cầu trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ. Ông tuyên bố: "Iraq có quyền sử dụng mọi biện pháp cần thiết, bao gồm cả viện đến Hội động bảo an Liên hiệp quốc nếu lực lượng này (Thổ Nhĩ Kỳ) không rút đi trong vòng 48 giờ".
Bộ trưởng Quốc phòng Iraq, ông Khaled al-Obeidi trong khi đó cũng nói rằng Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã giải thích đợt triển khai quân là cần thiết để bảo vệ các cố vấn quân sự đang huấn luyện cho lực lượng Iraq đóng cách Mosul chỉ 30 km, chuẩn bị cho một cuộc tấn công chiếm lại Mosul. Nhưng ông Obeidi nhận định quy mô của đợt chuyển quân vừa qua là quá lớn cho một nhiệm vụ bảo vệ như giải thích của phía Thổ Nhĩ Kỳ.
Được biết chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ thân thiết với người Kurd tại các khu vực tự trị ở Iraq, điều chắc chắn không làm hài lòng chính quyền Iraq.
Riêng chính quyền Iraq đã hoãn tới hoãn lui việc thực hiện một cuộc tổng tấn công quy mô lớn để chiếm lại Mosul trong khi đây chính là cứ điểm quan trọng cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của IS. Việc quân đội Iraq phải chia năm xẻ bảy cho hàng loạt chiến dịch quân sự khác nhau ở nhiều nơi khác nhau là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ này.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Iraq cho Thổ Nhĩ Kỳ 48 giờ để rút quân khỏi lãnh thổ Iraq hôm qua ra tối hậu thư, doạ cầu viện Liên Hợp Quốc nếu Thổ Nhĩ Kỳ không rút quân khỏi lãnh thổ nước này trong vòng 48 giờ. Ankara tuyên bố ngừng điều thêm quân. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ngồi trên xe bọc thép. Ảnh: Reuters "Nếu những lực lượng này không rút quân trong vòng 48 giờ, Iraq có quyền...