Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí về nguyên tắc khi xử lý số ngũ cốc Nga dành cho châu Phi
Ngày 6/9, Nga cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý trên nguyên tắc về việc xử lý 1 triệu tấn ngũ cốc mà Moskva dự kiến dành cho châu Phi với mức giá ưu đãi và sự hỗ trợ tài chính từ Qatar.
Lúa mì chuẩn bị được đưa đi xuất khẩu tại Nga. Ảnh: ITAR-TASS/TTXVN
Phát biểu với báo giới, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko nêu rõ: “Đã đạt được tất cả các thỏa thuận về mặt nguyên tắc. Chúng tôi mong đợi tất cả các bên sẽ cùng làm việc để giải quyết tất cả các khía cạnh kỹ thuật trong kế hoạch vận chuyển lương thực này”.
Trước đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm sâu rộng tại thành phố Sochi (Nga), trong đó đề cập Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen đã hết hiệu lực vào tháng 7 vừa qua. Tổng thống Putin tuyên bố sẵn sàng khôi phục thỏa thuận, nhưng chỉ sau khi tất cả hạn chế đối với xuất khẩu nông sản của Nga được gỡ bỏ, đồng thời cho biết Nga sẽ cung cấp 1 triệu tấn ngũ cốc với giá ưu đãi để Thổ Nhĩ Kỳ xử lý và sớm vận chuyển tới các nước nghèo nhất. Theo ông Putin, Nga “sắp hoàn tất các thỏa thuận với 6 quốc gia châu Phi”, trong đó Moskva “dự định cung cấp thực phẩm miễn phí và thậm chí thực hiện giao hàng và logistics miễn phí, bắt đầu trong vài tuần tới”.
Video đang HOT
Trong khi đó, Tổng thống Erdogan khẳng định thỏa thuận ngũ cốc đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Ông đánh giá ý kiến của Nga nhấn mạnh sự cần thiết phải gửi thực phẩm đến các nước nghèo nhất, chứ không phải cho các nước giàu, là đúng đắn.
Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc (LHQ) đã đứng ra làm trung gian cho thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng do xung đột giữa Nga và Ukraine – hai nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới. Trong khuôn khổ sáng kiến, Nga và LHQ ký bản ghi nhớ về việc tạo điều kiện cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga ra thị trường thế giới. Trong khi đó, Ukraine ký thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ về xuất khẩu thực phẩm và phân bón qua Biển Đen. Thỏa thuận đã 3 lần được gia hạn trước khi hết hiệu lực vào ngày 17/7 vừa qua.
Nga đã đình chỉ tham gia Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, cho rằng phần thỏa thuận về tạo điều kiện cho xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga đã không được thực hiện.
Nga không can thiệp đề xuất về xuất khẩu ngũ cốc của các nước Baltic
Ngày 25/7, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết đề xuất của các quốc gia vùng Baltic về xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua các cảng của họ là quyền chủ quyền của các quốc gia này.
Người phát ngôn điện Kremlin, Dmitry Peskov phát biểu tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, trong tuần này, Litva đã kêu gọi Ủy ban châu Âu (EC) sử dụng các cảng Baltic để xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine sau khi Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen hết hạn, nói rằng các cảng này có thể đóng vai trò là một giải pháp thay thế đáng tin cậy để quá cảnh các sản phẩm của Ukraine.
Bình luận về đề xuất, ông Peskov nói: "Đó là quyền chủ quyền của các quốc gia này và chúng tôi không phải đưa ra bất kỳ đánh giá nào ở đây".
Phát biểu với báo giới cùng ngày, ông Peskov tuyên bố Nga hiện không thể quay trở lại thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen, vì một thỏa thuận liên quan đến lợi ích của Nga không được thực hiện. Tuy nhiên, ông Peskov nói rằng Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh thỏa thuận có thể được khôi phục nếu thỏa thuận liên quan đến Nga được thực thi.
Theo đó, tuyên bố của ông Peskov bác bỏ lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres về việc Nga tham gia trở lại thỏa thuận. Ngày 24/7, ông Guterres hối thúc Nga nối lại việc cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc an toàn từ một số cảng biển của nước này trên Biển Đen. Tuy nhiên, Điện Kremlin cho rằng đề xuất của ông Guterres không giải quyết được mối lo ngại chính của Nga bởi không có tiến triển trong thỏa thuận tạo điều kiện xuất khẩu các sản phẩm và phân bón của Nga trong khi phương Tây áp đặt trừng phạt Nga.
Tháng 7/2022, Liên hợp quốc (LHQ) và Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng ra làm trung gian cho Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng do tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine - hai nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới. Trong khuôn khổ sáng kiến, Nga và LHQ đã ký bản ghi nhớ về việc tạo điều kiện cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga ra thị trường thế giới, trong khi Ukraine ký thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ về xuất khẩu thực phẩm và phân bón an toàn từ Ukraine qua Biển Đen.
Thỏa thuận đã 3 lần được gia hạn và đã hết hiệu lực vào ngày 17/7. Sau thời hạn này, Nga không gia hạn thỏa thuận này với lý do phần thỏa thuận liên quan đến nước này đã không được thực hiện và ngay khi các bên còn lại tuân thủ đầy đủ các cam kết đối với Moskva, Nga sẽ "ngay lập tức" quay trở lại thực hiện thỏa thuận.
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga cung cấp bột mì miễn phí cho các nước kém phát triển Theo hãng tin Reuters của Anh ngày 21/11, Đài phát thanh Haberturk dẫn lời Tổng thống Recep Tayyip Erdogan xác nhận ông đã nhất trí với người đồng cấp Vladimir Putin về kế hoạch nhập khẩu lúa mì từ Nga để sản xuất bột mì tại Thổ Nhĩ Kỳ và cung cấp miễn phí cho các nước kém phát triển nhất nhằm xoa...