Thổ Nhĩ Kỳ nhắm đến những hợp đồng khí đốt dài hạn với Gazprom
Nguồn cung khí đốt của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ được thực hiện thông qua các đường ống dẫn khí đốt TurkStream và Blue Stream.
Ảnh minh họa
Hôm thứ Hai 20/12, Giám đốc điều hanh Gazprom – Alexey Miller và Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Tài nguyên của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ – Alparslan Bayraktar đã thảo luận về triển vọng cung cấp khí đốt của Nga cho nước cộng hòa này ở St.Petersburg, nhà sản xuất khí đốt của Nga cho biết trong một thông báo.
“Cuộc họp giữa Alexey Miller – Giám đốc điều hanh Gazprom, Alparslan Bayraktar – Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Tài nguyên Thiên nhiên của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, và Burhan Ozcan – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc tại BOTAS, đã diễn ra hôm nay tại Petersburg. Những người tham gia cuộc họp đã xem xét quan hệ hợp tác hiện tại của họ và triển vọng cung cấp khí đốt của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ. Xuất khẩu đã tăng đáng kể vào năm 2021: trong 11 tháng năm nay, lượng khí đốt của Gazprom cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ cao hơn 83,7% so với trong cùng kỳ năm 2020, “thông báo viết.
Video đang HOT
Nguồn cung khí đốt của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ được thực hiện thông qua các đường ống dẫn khí đốt TurkStream và Blue Stream.
Trước đó, Bayraktar cho biết Thổ Nhĩ Kỳ và Gazprom đang đàm phán về việc tăng nguồn cung khí đốt cho nước cộng hòa này vì đường ống dẫn khí TurkStream có công suất ngoài hợp đồng với số lượng 9,75 tỷ mét khối cho năm 2022. Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ có hơn 20 tỷ mét khối khí đốt được giao cho họ vào cuối năm 2021.
Cuối tháng 7, Phó Thủ tướng Nga – Alexander Novak cho biết Moscow và Ankara đang đàm phán để đạt được thỏa thuận vận chuyển khí đốt dài hạn. Sau đó, Bayraktar nói nước này đang thảo luận về việc ký kết các hợp đồng cung cấp khí đốt mới với nhiều nước khác nhau, bao gồm cả Nga.
Nhiều quốc gia hành động trước tình trạng lạm phát đáng quan ngại
Nhiều người lao động đã lên tiếng đề nghị các chính phủ từ châu Âu cho đến Mỹ can thiệp khi giá tiêu dùng tăng mạnh gây khó khăn cho kinh doanh và các hộ gia đình.
Một người bán hạt dẻ tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 16/12. Ảnh: AP
Nhiều người lao động đã lên tiếng đề nghị các chính phủ từ châu Âu cho đến Mỹ can thiệp khi giá tiêu dùng tăng mạnh gây khó khăn cho kinh doanh và các hộ gia đình.
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết vào ngày 18/12, ông Óscar Baos và hàng nghìn tài xế lái xe tải khác đã ăn mừng sau khi chính phủ Tây Ban Nha áp dụng các biện pháp để cải thiện tình trạng lao động cũng như kiểm tra lại mức giá nhiên liệu tăng vọt do lạm phát.
Ông Óscar Baos chia sẻ: "Vào tháng 10 tôi đã chi thêm 1.500 euro cho cùng lượng xăng tôi mua cách đây 1 năm. Với mức giá đó, mọi thứ là không thể".
Nhiều quốc gia như Ba Lan, Hungary và Mỹ đều thực thi các biện pháp như đặt mức giá trần với giá khí đốt, hỗ trợ chi phí cho các hộ nghèo hoặc tung dầu mỏ từ kho dự trữ chiến lược. Một số ngân hàng trung ương đã bắt đầu nâng lãi suất để giảm lạm phát.
Tây Ban Nha và một số quốc gia khác đang đối mặt với tình trạng căng thẳng khi xảy ra biểu tình phản đối và đình công liên quan đến bất bình vì lạm phát. Tây Ban Nha đang ghi nhận mức lạm phát cao nhất 29 năm qua ở mốc 5,5%. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến điều này là giá nhiên liệu thay đổi với xăng tăng 63% trong khi điện sinh họat và dành cho kinh doanh đều tăng 47%.
Với mức lạm phát cao nhất trong 39 năm, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tung 50 triệu thùng dầu trong kho dự trữ chiến lược của nước này nhằm "xoa dịu" giá năng lượng. Mỹ cũng công bố thỏa thuận để khiến cảng Los Angeles vận hành 24/7 nhằm giảm tắc nghẽn nguồn cung.
Hungary đã áp đặt mức giá trần lên xăng và dầu hỏa khi giá tăng mạnh trong thời gian qua. Nhiều nhà kinh tế học cho rằng động thái này sẽ hỗ trợ cho các hộ gia đình nhưng khiến các trạm xăng nhỏ gặp khó khăn trong kinh doanh.
Brazil ghi nhận mức lạm phát 10,74%, với tốc độ nhanh nhất trong 18 năm qua. Ngân hàng trung ương Brazil đã nâng lãi suất. Sau đó, ngân hàng Anh và ngân hàng trung ương Na Uy cũng có động thái tương tự.
Trong khi đó Thổ Nhĩ Kỳ lại có động thái giảm lãi suất. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan khẳng định rằng mức lãi suất cao khiến giá tiêu dùng tăng, điều này đi ngược lại với quan điểm thông thường từ trước đến nay về kinh tế. Lạm phát ở mức 21% đã khiến nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ gặp khó khăn trong việc mua các mặt hàng cơ bản như thực phẩm.
Mỹ trừng phạt thực thể Trung Quốc bị nghi phát triển vũ khí kiểm soát não Mỹ đưa vào "danh sách đen" 12 thực thể của Trung Quốc với cáo buộc hỗ trợ quân đội của Bắc Kinh phát triển vũ khí kiểm soát trí não. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo (Ảnh: Reuters). Bộ Thương mại Mỹ ngày 16/12 cập nhật "danh sách đen", bổ sung thêm hơn 30 công ty, cá nhân, thực thể từ các...