Thổ Nhĩ Kỳ ngầm ủng hộ “cắt đứt dạ dày IS” ở Syria
Các lực lượng SDF phát động chiến dịch tấn công Manbij để cắt đứt dạ dày IS, khi phong tỏa tuyến biến giới cuối cùng nối với thế giới bên ngoài.
Các lực lượng SDF phát động chiến dịch tấn công Manbij để “cắt đứt dạ dày IS”, khi phong tỏa tuyến biến giới cuối cùng nối với thế giới bên ngoài.
Điều quan trọng là chiến dịch “ cắt đứt dạ dày IS” này đã nhận được sự ủng hộ ngầm của Thổ Nhĩ Kỳ.
Chiến dịch “cắt đứt dạ dày của phiến quân IS”
Chiến dịch tấn công thành phố Manbij ở miền bắc Syria, với sự hỗ trợ của không quân và lực lượng đặc biệt Mỹ, nhằm mục đích để phong tỏa 80 km cây số cuối cùng trên biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn do phiến quân IS kiểm soát.
Vị trí của thành phố Manbij vẫn nằm dưới sự kiểm soát của phiến quân IS. Đồ họa Al Jazeera
Nếu chiến dịch đánh chiếm Manbij thành công, đây sẽ là thất bại chiến lược lớn nhất của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (IS), kể từ khi nó tuyên bố thành lập ở Iraq và Syria cách đây hai năm.
Ông Adnan Abu Amjad, một chỉ huy của nhóm Hội đồng quân sự Manbij, liên minh với Các lực lượng dân chủ Syria (SDF) được Mỹ hậu thuẫn, tuyên bố: “Chiến dịch này sẽ được tiếp tục cho đến khi giải phóng tấc đất cuối cùng của thành phố Manbij và các vùng nông thôn xung quanh thành phố này”.
Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) được thành lập năm ngoái, bao gồm lực lượng dân quân người Kurd Syria hùng mạnh và con số ngày càng tăng các nhóm vũ trang người Arập chống phiến quân IS. SDF đã đánh chiếm được nhiều ngôi làng ở phía tây sông Euphrates, kể từ khi phát động chiến dịch tấn công “cắt đứt dạ dày IS” bắt đầu từ ngày 31/5/2016.
Trong các chiến dịch riêng biệt, người Kurd ở Iraq đã đánh chiếm được nhiều ngôi làng gần thành phố Iraq Mosul và các lực lượng ủng hộ chính phủ Syria được Nga hậu thuẫn đã tấn công phiến quân IS ở nhiều khu vực khác ở Syria. Hiện thời, phiến quân IS đang phải gồng mình chống đỡ các cuộc tấn công tổng lực trên một loạt các mặt trận.
Video đang HOT
Bước ngoặt trong cuộc chiến chống phiến quân IS
Phía Mỹ hy vọng chiến dịch tấn công Manbij sẽ là một bước ngoặt trong cuộc chiến kéo dài hai năm với cái gọi là Nhà nước Hồi giáo và cắt đứt tuyến liên lạc cuối cùng của IS với thế giới bên ngoài.
Trong nhiều năm qua, phiến quân IS đã sử dụng tuyến biên giới này để tiếp nhận vũ khí khí tài, tân binh và gần đây đưa các tay súng đã qua thử lửa trở lại Châu Âu để tấn công khủng bố.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nói: “Chúng tôi biết rõ rằng thành phố Manbij là nơi (phiến quân IS) lên kế hoạch … chống Châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter: Thành phố Manbij là nơi phiến quân IS lên kế hoạch chống Châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.
Ông Carter đánh giá cao sức chiến đấu của SDF: “Đây là một lực lượng có sức chiến đấu. Họ đang làm tất cả những điều chúng ta muốn làm với các lực lượng địa phương có động lực chiến đấu với ISIL..”.
Mục tiêu cuối cùng của Mỹ là đánh đuổi phiến quân IS khỏi các căn cứ chính (Raqqa ở miền đông Syria và Mosul ở miền bắc Iraq) để dẫn đến sự sụp đổ của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo.
Thổ Nhĩ Kỳ ngấm ngầm ủng hộ
Các tay súng người Kurd đồng minh với Mỹ đã đánh chiếm những vùng lãnh thổ rộng lớn ở đông bắc Syria gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng khi lực lượng này tiến về phía tây sông Euphrates, họ đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của Thổ Nhĩ Kỳ vốn coi Các đơn vị bảo vệ nhân dân (YPG) của người Kurd là kẻ thù.
Tuy nhiên lần này, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ý ngầm ủng hộ chiến dịch đánh chiếm thành phố Manbij, khi cho biết trong ngày 2/6 ông đã được thông báo về việc hầu hết các tay súng tiến đánh Manbij sẽ là người Arập, chứ không phải là người Kurd.
Một nguồn tin người Kurd giấu tên nói với Reuters ở Beirut rằng các lực lượng của SDF dự kiến chiếm được thành phố Manbij từ tay phiến quân IS trong vài ngày tới, sau tiến cách thành phố này có 10 cây số. Nguồn tin này nói rằng hãy còn quá sớm để nói về kết cục cuộc chiến giành thành phố Manbij, nhưng nói thêm rằng các tuyến phòng thủ của phiến quân IS ở phía tây sông Euphrates đã bị sụp đổ ngay từ đầu chiến dịch.
Minh Châu (Theo Reuters)
Theo_Kiến Thức
Thừa nhận lực lượng tàu ngầm Nga thua Mỹ nhưng...
Tuy kém cả lượng và chất, nhưng lực lượng tàu ngầm Nga có những điểm mạnh so với Mỹ, chưa nói tới Trung Quốc.
Ngày 30/5, ĐVO cho đăng bài " Trung Quốc dùng tàu ngầm hạt nhân, Biển Đông căng dây đàn". Có lẽ, nhân đây xin bổ sung thêm một số thông tin có liên quan - đó là nhận xét của mới đây của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ A.Carter về các Lực lượng tàu ngầm Mỹ, Nga, Trung Quốc và bình luận của 2 chuyên gia quân sự Nga về nhận xét này (phần các số liệu chi tiết để so sánh, chúng tôi xin trình bày ở bài sau).
1. Tuyên bố của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ (trích)
Ngày 22/5, phát biểu tại căn cứ tàu ngầm lớn nhất của Hải quân Mỹ tại thành phố Proton, Bang Connecticut, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ A.Carter tuyên bố: "Dĩ nhiên, đối thủ cạnh tranh (trong lĩnh vực tàu ngầm) của chúng ta là các nước như Nga và Trung Quốc và chúng ta hy vọng những nước này sẽ không bao giờ trở thành những kẻ xâm lược".
Ông cũng đánh giá: "Nga và Trung Quốc là những nước sở hữu hạm đội tàu ngầm có tiềm lực công nghệ cao tương đối lớn". Nhưng: "Tôi tin tưởng chắc chắn rằng Hạm đội tàu ngầm của chúng ta (Mỹ ) chiếm ưu thế (trước Hạm đội tàu ngầm Nga và Trung Quốc).
Tôi cũng vững tin rằng chúng ta (Mỹ) sẽ duy trì được ưu thế đó trong tương lai".
2. Đánh giá của các chuyên gia Nga (khi được báo "Vzgliad" đề nghị bình luận về nhận xét trên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ):
- Đại tá hải quân , TS Khoa học quân sự Konstantin Sivkov:
"Trong bối cảnh hiện nay, A. Carter đã hoàn toàn đúng (khi phát biểu như vậy). Hạm đội tàu ngầm Nga kém Hạm đội tàu ngầm Mỹ cả về số lượng lẫn chất lượng. Chúng ta có nên đuổi theo Mỹ không? Nếu như chúng ta (Nga) có ý định bảo vệ lợi ích của mình ở quy mô toàn cầu, thì có lẽ là nên. Còn nếu chúng ta chỉ có ý định ngồi trên bờ lục địa của mình và không thò mũi vào đâu cả, thì không nên".
Theo số liệu cổng thông tin Hải quân trung ương (Nga) thì trong năm 2014, lực lượng tàu ngầm Nga chỉ hơn các đồng nghiệp Mỹ về số lượng tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa có cánh. Nga có 7 chiếc và 2 chiếc nữa đang được đóng - tổng cộng là 9. Còn Hải quân Mỹ, theo danh sách có 4 chiếc (nhưng số lượng tên lửa có cánh trên tàu ngầm Mỹ gấp nhiều lần tàu ngầm của Nga). Ngoài ra, Hải quân Mỹ không có tàu ngầm điện - diezel. Trong khi đó số tàu ngầm điện- diezel của Hải quân Nga là 57 chiếc.
Ảnh : US NAVY/Reuters
Nhưng trong trường hợp này, không nên nói đó là ưu thế của Nga, mà là vì chiến lược phát triển hải quân của hai nước khác nhau. Người Mỹ cố ý không chế tạo các tàu ngầm điện- diezel.
Họ đã dừng đóng tàu ngầm điện- diezel từ cuối những năm 50 của thế kỷ trước. Hiện nay, Hải quân Mỹ tập trung vào đóng tàu ngầm hạt nhân, bởi vì tuy chúng đắt hơn (tàu ngầm điện- diezel) nhưng thích hợp hơn đối vói những chuyến đi biển độc lập dài ngày.
Tính theo số lượng tàu ngầm hạt nhân tấn công, Mỹ vượt xa Nga: người Mỹ có 53 chiếc, Hải quân Nga- có 16 chiếc (đang đóng-19).
Nếu như nói về chất lượng, thì sự so sánh cũng không có lợi cho Nga. Vào thời Xô Viết, Liên Xô là nước dẫn đầu về việc xây dựng hạm đội tàu ngầm trên thế giới. Ví dụ, từ năm 1983 đã cho hạ thủy các tàu ngầm dự án 971 "Shuka-B" ( phân loại của NATO - Akula").
Xét theo tiêu chí giữ bí mật thì "Akula" vào thời điểm đó có những tính năng gần tương đương với các tàu ngầm cùng loại của Mỹ. Vào cuối thời kỳ chiến tranh lạnh, người Mỹ đã đóng được một siêu phẩm trong công nghiệp chế tạo tàu ngầm - đó là các tàu ngầm thế hệ bốn "Seawolf ". Nhưng do chúng quá đắt nên người Mỹ đã phải từ bỏ kế hoạch đóng hàng loạt những tàu này.
Tuy nhiên, từ những năm 90, nước Nga đã thất bại trong việc phát triển hạm đội tàu ngầm. Trong giai đoạn đó tổ hợp công nghiệp - quốc phòng của chúng ta (Nga) trên thực tế chỉ hoàn chỉnh nốt những tàu được khởi công đóng từ thời Xô Viết.
Trong suốt một thập kỷ chi có vài chiếc tàu ngầm hạt nhân được đưa vào trang bị - tức chỉ bằng số lượng tàu ngầm hạt nhân được đóng trong một năm dưới thời Liên Xô. Cũng trong thời gian đó, người Mỹ hàng năm đưa vào biên chế đến vài chiếc tàu ngầm hạt nhân biến thể mới nhất.
Theo_Báo Đất Việt
Lực lượng SDF tiến sát "thủ phủ" Raqqa của phiến quân IS Truyền thông người Kurd đưa tin, Các lực lượng dân chủ Syria (SDF) đã tiến gần thêm 10 km về phía bắc "thủ phủ" Raqqa của phiến quân IS. Truyền thông người Kurd đưa tin, Các lực lượng dân chủ Syria (SDF) đã tiến gần thêm 10 km về phía bắc "thủ phủ" Raqqa của phiến quân IS. Truyền thông người Kurd ngày...