Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Qatar thúc đẩy giải pháp chính trị ở Syria
Ngày 11/3, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết nước này cùng Nga và Qatar đang nỗ lực thúc đẩy một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột kéo dài 10 năm tại Syria.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu phát biểu trong cuộc họp báo tại Ankara ngày 8/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu sau cuộc hội đàm với các Ngoại trưởng Sergei Lavrov của Nga và Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani của Qatar tại Doha, ông Cavusoglu nêu rõ: “Hôm nay, chúng tôi đã khởi động tiến trình tham vấn 3 bên mới… Mục tiêu của chúng tôi là thảo luận về cách chúng tôi có thể góp phần nỗ lực hướng tới một giải pháp chính trị lâu dài ở Syria”.
Cả ba bộ trưởng đều nhấn mạnh trong cuộc hội đàm trên rằng một giải pháp chính trị phù hợp với các nghị quyết của Liên hợp quốc (LHQ) là cách giải quyết duy nhất cho cuộc xung đột ở Syria, vốn đã khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng và hàng triệu người phải tha hương.
Video đang HOT
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Lavrov nhấn mạnh, 3 nước không tìm cách thay thế những nỗ lực mà Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran cùng thực hiện kể từ năm 2017 để xoa dịu cuộc chiến ở Syria và thảo luận về một giải pháp chính trị. Ông nói: “Tôi chỉ có thể hoan nghênh thiện chí của Qatar muốn góp phần tạo dựng các điều kiện để khắc phục tình hình bi thảm hiện nay ở Syria”.
Về phần mình, Ngoại trưởng Qatar Al-Thani cho biết các bộ trưởng cũng thảo luận về cơ chế cung cấp viện trợ nhân đạo trên toàn lãnh thổ Syria, cho rằng đây là điều cấp thiết nhằm giảm thiểu nỗi thống khổ của người dân Syria.
Trước đó, ngày 10/3, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục tiếp cận tất cả những người dân Syria cần hỗ trợ nhân đạo.
Phát biểu tại cuộc tiếp xúc với báo giới nhân kỷ niệm 10 năm cuộc xung đột Syria tại trụ sở LHQ ở New York, ông Antonio Guterres nhấn mạnh: “Chúng ta bắt buộc phải tiếp tục tiếp cận tất cả những người Syria cần hỗ trợ nhân đạo”, đồng thời cảnh báo rằng tình hình ở Syria “vẫn là một cơn ác mộng kinh hoàng”
Tổng thư ký Antonio Guterres lưu ý thêm rằng: “Hàng trăm nghìn người Syria đã thiệt mạng. Hàng triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa. Vô số người khác vẫn bị giam giữ bất hợp pháp và thường xuyên bị tra tấn, mất tích hoặc sống trong tình trạng bấp bênh và thiếu thốn… Trong 10 năm, thế giới đã chứng kiến Syria rơi vào vòng xoáy của sự phá hủy và đổ máu”. Ông cho biết khoảng 60% người Syria có nguy cơ thiếu đói trong năm nay. Tổng thư ký Antonio Guterres tiếp tục thúc giục Hội đồng Bảo an sớm đạt được sự đồng thuận trong vấn đề cứu trợ nhân đạo đối với Syria.
Hoạt động di cư nội địa trên thế giới gây thiệt hại 20 tỷ USD trong năm 2020
Ngày 12/1, Trung tâm Giám sát hoạt động di cư nội địa (IDMC) có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ) công bố báo cáo cho biết hoạt động di cư nội địa trên thế giới đã gây thiệt hại tới 20 tỷ USD trong năm 2020, so với 13 tỷ USD trong năm 2018.
Người tị nạn Syria tại thị trấn Kilis, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo cáo, nguyên nhân gây ra thiệt hại trên là do số người phải đi tha hương gia tăng vào cuối năm 2019 và hiện lên tới 51 triệu người trên toàn thế giới. Trong 22 quốc gia trên thế giới, Syria chịu tác động kinh tế mạnh nhất, lên tới 5,6 tỷ USD, chiếm 14% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này. IDMC ước tính có gần 6,5 triệu người dân Syria phải rời bỏ nhà cửa vì điều kiện sống khắc nghiệt do cuộc xung đột kéo dài 10 năm qua tại nước này.
Tại Somalia, 2,6 triệu người dân phải rời bỏ nhà cửa, gây thiệt hại kinh tế 1 tỷ USD (khoảng 20% GDP của quốc gia này). Cộng hòa Dân chủ Congo, Yemen và Iraq cũng nằm trong số những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề do hoạt động di cư nội địa.
Theo Giám đốc IDMC Alexandra Bilak, với số người di cư nội địa trên thế giới cao chưa từng có, việc đáp ứng nhu cầu của họ sẽ là gánh nặng tài chính lớn cho ngân sách phục vụ mục đích nhân đạo vốn của các nước vốn đã eo hẹp cũng như cho nền kinh tế các nước đang phải chịu tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo định nghĩa của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), những người di cư nội địa là những người phải rời bỏ nhà cửa vì những lý do như xung đột vũ trang, thảm họa thiên tai và họ không vượt qua biên giới sang nước khác.
Đánh bom xe gần căn cứ quân sự của Nga tại Syria Ngày 1/1, một vụ đánh bom xe đã xảy ra gần căn cứ quân sự của Nga ở khu vực Tal Saman, tỉnh Raqa, Đông Bắc Syria. Đây là vụ tấn công đầu tiên kiểu này nhằm vào các binh lính Nga. Xe quân sự Nga tham gia chiến dịch tuần tra chung tại khu vực biên giới giữa Syria với Thổ Nhĩ...