Thổ Nhĩ Kỳ muốn Mỹ sa thải đặc phái viên chống IS
Ankara kêu gọi Washington cách chức đặc phái viên trong liên minh chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng, cáo buộc ông ủng hộ dân quân người Kurd.
Đặc phái viên Mỹ Brett McGurk, giữa, trong chuyến đi đến Mosul, Iraq, mới đây. Ảnh: AP
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hôm nay nói với kênh truyền hình NTV rằng ông Brett McGurk, điều phối viên Mỹ trong liên minh quốc tế chống IS ở Syria và Iraq, đang hậu thuẫn Đảng Công nhân người Kurd (PKK) và Các đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG) ở Syria, những tổ chức bị Ankara coi là khủng bố.
“Thật tốt nếu người này bị thay thế”, ông Cavusoglu tuyên bố. Ông McGurk đảm nhận chức vụ điều phối viên liên minh quốc tế chống IS ở Iraq và Syria từ thời chính quyền cựu tổng thống Barack Obama.
Video đang HOT
Tuyên bố này được Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Ankara và Washington đang căng thẳng. Mỹ coi YPG là lực lượng đáng tin cậy trong cuộc chiến chống IS tại Syria và đang hỗ trợ cho lực lượng này bao vây sào huyệt Raqqa của phiến quân.
Bên cạnh việc hỗ trợ người Kurd, Mỹ còn từ chối yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ về dẫn độ giáo sĩ Fethullah Gulen. Ông Gullen bị ông Erdogan cáo buộc đứng sau âm mưu đảo chính bất thành hồi tháng 7 năm ngoái.
Khánh Lynh
Theo VNE
Thổ Nhĩ Kỳ phong toả đại sứ quán và lãnh sự quán Hà Lan
Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã phong toả đại sứ quán và tổng lãnh sự quán Hà Lan ở nước này, đáp trả việc Amsterdam cấm cửa máy bay chở ngoại trưởng.
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ phong toả lãnh sự quán Hà Lan. Ảnh: Reuters
Cùng với việc phong toả các cơ quan ngoại giao của Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ còn chặn nhà riêng của đại sứ, đại biện cùng tổng lãnh sự Hà Lan, Guardian hôm qua đưa tin.
Những động thái này của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm thể hiện phản ứng khi Hà Lan ngăn không cho máy bay chở Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đến Rotterdam. Ông Mevlut Cavusoglu hôm 10/3 bay đến thành phố này để dự cuộc mít tinh ủng hộ kế hoạch gia tăng quyền hạn của Tổng thống Tayyip Erdogan. Ankara tháng sau sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp.
Hà Lan đang trong chiến dịch tranh cử căng thẳng, khi vấn đề nhập cư trở thành chủ đề tranh luận nóng bỏng. Do đó Amsterdam lo ngại việc Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đến có thể gây xáo trộn.
Fatma Betul Sayan Kaya, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề gia đình của Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị cảnh sát Hà Lan ngăn đến Tổng lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Rotterdam, theo NOS News.
Ông Cavusoglu hôm qua cho biết có thể bay đến Hà Lan bất chấp cuộc biểu tình bị huỷ bỏ, ông cũng có thể xuất hiện ở tổng lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ, như đã từng làm khi quan chức ở Hamburg, Đức, ngăn ông phát biểu trong cuộc mít tinh tuần trước.
"Nếu tôi đi thì căng thẳng sẽ gia tăng, hãy để thế. Việc làm của tôi gây thiệt hại gì đến họ? Tôi là ngoại trưởng và tôi có thể đến bất cứ đâu tôi muốn", ông Cavusoglu nói với CNN.
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ trích Hà Lan ngăn máy bay của ông Cavusoglu, cảnh báo việc này sẽ "gây nên những vấn đề nghiêm trọng về ngoại giao, chính trị, kinh tế và các lĩnh vực khác". Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ chiều qua cho biết không muốn Đại sứ Hà Lan tại nước này, người đang trên đường về nước, quay trở lại "trong một khoảng thời gian".
Một vài thành phố ở châu Âu đã ngăn các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ tham gia các cuộc biểu tình khuyến khích người dân Thổ Nhĩ Kỳ ở nước ngoài bỏ phiếu cho cuộc trưng cầu dân ý.
Khánh Lynh
Theo VNE
Hà Lan cấm cửa máy bay chở ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hà Lan cấm ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ bay tới Rotterdam, khiến tổng thống nước này phẫn nộ, gọi đối tác NATO là "tàn dư của phát xít". Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: AFP Tuyên bố của chính phủ Hà Lan hôm nay cho rằng chuyến bay bị từ chối vì "trật tự công cộng và quan ngại an ninh",...