Thổ Nhĩ Kỳ lên án việc Mỹ từ chối giao máy bay F-35 là “ăn cướp”
Những bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc gần đây cho thấy trực thăng Z-20 nước này được cải tiến để phiên chế cho hải quân.
Trực thăng Z20 đỗ trên một tàu khu trục Trung Quốc. Ảnh: Global Times
Cụ thể, Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đã thử nghiệm phiên bản mới trên một tàu khu trục có trang bị tên lửa dẫn đường mới nhất. Giới phân tích cho biết mẫu trực thăng mới có thể “bù đắp lỗ hổng lớn” trong năng lực tìm kiếm cứu hộ và chống ngầm của quân đội Trung Quốc.
Bài viết cũng như hình ảnh đầu tiên về phiên bản Z-20 được đăng trên ấn phẩm Weapon của tập đoàn quốc phòng nhà nước China North Industries Group. Theo báo Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Harbin Z-20 – trực thăng toàn năng mới nhất của quân đội Trung Quốc – đã được cải tiến để phù hợp với các nhiệm vụ hải quân.
Phiên bản trực thăng mới được thiết kế với cánh quạt và đuôi có khả năng gấp lại giúp kích thước phương tiện phù hợp với không gian nhỏ trên tàu chiến. Cách trực thăng đậu trên boong tàu cũng cho thấy bánh xe của trực thăng được thay đổi để phù hợp hơn với nhiệm vụ hạ cánh trên tàu hải quân.
Dựa trên bức ảnh đăng tải, con tàu tham gia thử nghiệm là tàu khu trục có trang bị tên lửa dẫn đường Type 055 – tàu chiến lớn có lượng giãn nước lên tới 13.000 tấn.
Z-20 là niềm tự hào của Trung Quốc về trực thăng nội địa. Ảnh: PLA Twitter
Video đang HOT
Li Jie, một chuyên gia về hải quân làm việc tại Bắc Kinh, cho biết Hải quân Trung Quốc rất có thể đang thử nghiệm “khả năng thích ứng thực tế” của trực thăng Z-20 trên tàu chiến.
“Trong một thời gian dài, Hải quân Trung Quốc luôn trong tình trạng thiếu trực thăng nội địa. Nếu kết quả thử nghiệm cho thấy Z-20 sẵn sàng, phương tiện này có thể lấp đầy khoảng trống đó”, Song Zhongping – nhà phân tích quân sự Hong Kong – nhận định.
Chuyên gia Song cho biết trực thăng Z-20 nặng 10 tấn là “kích thước hoàn hảo” phù hợp với nhu cầu hàng không của Hải quân Trung Quốc. Trong khi Z-8 là một “quái thú” nặng 13 tấn có khả năng nâng vật nặng nhưng kích thước lại quá lớn so với không gian hẹp của phần phía sau tàu khu trục thì trực thăng Z-9 nặng 4 tấn lại bị cho là quá nhỏ và không có nhiều khả năng tác chiến.
Z-20 bị truyền thông phương Tây chỉ trích “ sao chép” UH-60 Black Hawk của Mỹ. Ảnh: PLA Twitter
Z-20 từng nhiều lần bị truyền thông phương Tây chỉ trích “sao chép” trực thăng UH-60 Black Hawk của Mỹ, vì sự tương đồng lớn. Tuy nhiên, theo đánh giá của Đài Sputnik (Nga), trực thăng do Trung Quốc tự chế tạo có động cơ mạnh hơn nhiều lần so với UH-60 và có khả năng thực hiện nhiệm vụ nâng vật nặng ở độ cao lớn.
Theo Bảo Hà/Báo Tin tức
Trung Quốc vượt Nga về sức mạnh hải quân?
Một số chuyên gia quân sự nói Trung Quốc đã vượt qua Nga về sức mạnh hải quân.
Tàu chiến Trung Quốc và Nga trong một cuộc tập trận chung ở biển Hoa Đông năm 2014 Ảnh: SCMP/AP
Trong một số năm qua, hải quân Nga và Trung Quốc thường xuyên tập trận chung và chuyên gia nói các cuộc tập trận này đã giúp hải quân Trung Quốc trở thành một lực lượng tương đối hiện đại trong khi Nga đang theo dõi một cách thận trọng.
Đánh giá 10 cuộc tập trận chung giữa hải quân Trung Quốc và hải quân Nga từ năm 2012, kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền cao nhất, Viện Nghiên cứu quốc tế và an ninh nói chúng nhằm mục tiêu gửi đi một thông điệp địa chính trị.
Theo báo cáo của viện này, các cuộc tập trận được tiến hành trong vùng biển Trung Quốc, biển Hoa Đông, biển Baltic. Họ kết luận rằng "Bắc Kinh đã vượt qua Moscow trong việc khẳng định vai trò một cường quốc hải quân".
Quan hệ giữa Trung Quốc và Nga trở nên gắn kết trong cân bằng chiến lược khi quan hệ với Mỹ ngày càng xấu đi và xu hướng này diễn ra cả trong hợp tác quân sự. Tháng trước, hải quân Trung Quốc và Nga lần đầu tổ chức tập trận phòng không bắn đạn thật trên biển.
"Đúng là Trung Quốc đã vượt qua Nga, đặc biệt khi tính đến việc Bắc Kinh đã nỗ lực rất nhiều để phát triển sức mạnh hàng hải một cách toàn diện, điều này vượt qua nội hàm khả năng của trang thiết bị đang có để đạt đến tầm rộng hơn là một nền kinh tế biển rộng lớn, các hải cảng và hoạt động vận tải, đóng tàu...", ông Collin Koh, chuyên gia quân sự của trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (Singapore) nói với SCMP.
Ông Koh cũng nói Nga đã đóng vai trò chủ chốt giúp Trung Quốc phát triển năng lực hải quân, "khi các cuộc tập trận chung là hoạt động tốt nhất giúp hải quân Trung Quốc xây dựng năng lực hoạt động ở biển xa".
Trong giai đoạn 2015-2018, tổng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng 55%, từ 167,9 tỷ USD lên 260,8 tỷ USD, theo một báo cáo hồi năm ngoái của Ủy ban Kinh tế và an ninh Trung-Mỹ thuộc quốc hội Mỹ. Báo cáo nói trong thời gian này, "phần bánh" của hải quân được chia tới 82%, từ 31,4 tỷ lên 57,1 tỷ USD.
Việc đầu tư mạnh cho hải quân đã mang lại kết quả là Trung Quốc chế tạo được một số loại vũ khí tiên tiến hàng đầu thế giới và trong một số trường hợp, vượt qua đồ của Mỹ, một báo cáo của tình báo quân đội Mỹ (DIA) công bố hồi đầu năm nhận định.
Thêm vào đó, hải quân Trung Quốc nay có nhiều tàu chiến hơn Mỹ (cho dù tỷ lệ số tàu chiến lớn và hiện đại chưa so được với Mỹ), theo Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược có trụ sở tại Washington (SIS).
"Với 300 tàu chiến, hải quân Trung Quốc là hạm đội lớn nhất thế giới, có tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu khu trục, khinh hạm, tàu hộ tống, tàu ngầm và tàu đổ bộ", CSIS nói.
Nhà phân tích quân sự Timothy Heath, của hãng tư vấn Rand Corporation (Mỹ) nói Nga đã phải chấp nhận thực tế là Trung Quốc đã vượt qua họ về sức mạnh
hải quân.
"Nga "chiều theo" Trung Quốc về một số vấn đề, ví dụ sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Trung Á cũng như sự lãnh đạo của Trung Quốc trong một số tổ chức quốc tế, ví dụ Tổ chức hợp tác Thượng Hải", ông Heath nói.
Trong khi đó, hải quân Trung Quốc hưởng lợi từ các cuộc tập trận chung với Nga, qua đây học cách vượt qua những yếu kém như huy động lực lượng từ nhiều vùng và điều phối tàu chiến, theo Châu Trần Minh, một nhà phân tích quân sự ở Bắc Kinh.
"Moscow sẽ nhìn nhận tham vọng hàng hải của Trung Quốc với thái độ thận trọng, nhưng Nga vẫn muốn giữ Trung Quốc như một đối tác nhằm chống lại phương Tây, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2013", ông Collin Koh nói.
Nhưng ông cũng nói thêm rằng Trung Quốc vẫn có thể học từ Nga các kỹ thuật tác chiến tàu ngầm, lĩnh vực duy nhất Nga vượt trên Trung Quốc.
ANH MINH
Theo Thanhnien
Biển Đông: Các nước hợp lực trước sức ép Trung Quốc Lịch sử thực sự rất rõ ràng và đơn giản: Biển Đông chưa bao giờ thuộc về Trung Quốc. Philippines đã đưa ra cảnh báo cho Trung Quốc (TQ) trước những hành động gia tăng triển khai quân đội và vũ khí trên các đảo nhân tạo ở biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn khẳng định đó là quyền hợp pháp của...