Thổ Nhĩ Kỳ lặp lại kịch bản Ukraine?
Hành động ẩu đả của các nghị sĩ trong quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ khiến nhiều người lo ngại kịch bản Ukraine đang lặp lại với Thổ Nhĩ Kỳ
Nghị sĩ Thổ Nhĩ Kỳ ẩu đả trong Quốc hội
Tại phiên họp ngày 2/5 trong một phiên thảo luận sửa đổi Hiến pháp, một cuộc ẩu đả được miêu tả không khác gì dân chợ búa được diễn ra ngay chính Quốc hội của Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau một hồi tranh luận không ai chịu ai rất căng thẳng, các nghị sĩ thuộc đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền và các nghị sĩ đến từ đảng Dân chủ Nhân dân (HDP) ủng hộ người Kurd đã lao vào “choảng” nhau một cách “nhiệt tình”. Họ sử dụng tất cả những gì có thể ném được, thậm chí là chai nước để tấn công nhau.
Một số xô đẩy nhau, số khác thì nhảy lên bàn và lao vào đấm đá nhau túi bụi, vài người thì nấp xuống dưới gầm bàn. Vụ việc khiến nhiều người bị thương nhẹ và người đứng đầu HDP tại quốc hội Idris Baluken thậm chí còn phải sơ cứu bằng dụng cụ y tế.
Nghị sỹ Thổ Nhĩ Kỳ ẩu đả trong quốc hội.
Giới truyền thông nhận định đây là cuộc ẩu đả dữ dội nhất trong lịch sử họp Quốc hội của quốc gia này.
Trước đó hôm 28/4, một phiên họp khác về vấn đề này cũng đã bị hoãn lại do ẩu đả xảy ra. Dự luật này do đảng cầm quyền AKP đề xuất cuối cùng cũng đã được thông qua. Theo đó, các thành viên quốc hội sẽ không còn quyền miễn bị truy tố pháp lý.
Đảng đối lập Dân chủ nhân dân (HDP) ủng hộ người Kurd cho rằng luật này chĩa mũi dùi vào họ và nhằm đàn áp những người bất đồng chính kiến.
Video đang HOT
Tổng thống Erdogan, người thành lập đảng AKP nói rằng các thành viên đảng HDP phải bị truy tố. Ông Erdogan cáo buộc HDP vì dung túng cho nhóm vũ trang người Kurd PKK.
Kịch bản Ukraine lặp lại?
Thực tế đây không phải là lần đầu tiên các nghị sĩ Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng bày tỏ sự thất vọng với các quyết định của chính quyền Erdogan.
Hồi tháng 1/2014, cuộc họp quốc hội ở thủ đô Ankara cũng trở nên hỗn loạn sau khi các nghị sĩ tung nắm đấm, quăng chai lọ thậm chí là iPad vào nhau.
Cuộc tranh cãi của các nghị sĩ xung quanh dự luật kiểm soát việc chỉ định thẩm phán và công tố viên do chính phủ đề xuất. Theo đó, chính phủ sẽ hạn chế quyền hạn của Hội đồng Thẩm phán và Công tố viên tối cao (HSYK).
Không chỉ “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với nhau, các nghị sĩ và hàng chục nghìn người Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã xuống đường biểu tình phản đối chính phủ khiến Ankara rơi vào trạng thái tê liệt.
Hồi tháng 2 năm nay, bà Feleknas Udzha, một nghị sĩ từ Đảng Dân chủ Nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ cũng cáo buộc các quân nhân trong cái chết của gần 150 người Kurd ở tỉnh Sirnak, phía đông – nam nước này.
“Ở huyện Chizre, tỉnh Srnak, gần 150 người trong các ngôi nhà đã bị thiêu sống bởi các quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ. Một số thi thể được tìm thấy đã bị chặt đầu”, bà Feleknas Udzha nhấn mạnh.
Ngoài ra, bà nói thêm rằng tất cả các nạn nhân trong khu vực giáp biên giới với Syria và Iraq đều là người dân tộc Kurd.
Kịch bản Ukraine đang lặp lại với Thổ Nhĩ Kỳ?
Trước đó, khi chính quyền Erdogan bỏ ngoài tai những lời cảnh báo từ cộng đồng thế giới và tiếp tục nã pháo vào lực lượng quân người Kurd, các nghị sĩ nước này cũng đã đồng loạt lên tiếng cảnh báo Ankara nên dừng lại, nếu không sẽ gặp phải trả giá đắt cho việc này.
Giới phân tích cho rằng, kịch bản của Ukraine đang lặp lại với Thổ Nhĩ Kỳ khi chính quyền Erdogan đã tiến hành nhiều kế hoạch không hợp lòng dân.
Còn nhớ hôm 12/12/2015, cuộc họp Quốc hội ở Ukraine đã trở thành bãi chiến trường sau khi một nghị sĩ đảng đối lập có tên là Barna đứng lên tặng hoa hồng và kéo cựu Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk ra khỏi bục phát biểu.
Hàng chục nghị sĩ khác đã ập đến bảo vệ ông Yatsenyuk, khiến cuộc ẩu đả lan rộng khắp phòng họp.
Sau sự cố trên, nội tình Ukraine tiếp tục trở nên rối loạn, căng thẳng, làn sóng phản đối chính phủ ngày càng lên cao. Và như một giải phát nhằm làm yên lòng dư luận, chính quyền Kiev đã quyết định khai trừ một số nghệ sĩ cũng như trấn an dân chúng.
Đến ngày 14/4, Ukraine đã quyết định bổ nhiệm ông Vladimir Groysman giữ chức vụ thủ tướng thay thế ông Yatsenyuk. Tuy nhiên từ khi đảm nhiện vị trí mới cho đến nay, tình hình Ukraine vẫn không có gì khởi sắc, khủng hoảng chính trị, cáo buộc tham nhũng vẫn tiếp tục tồn tại và là gánh nặng cho nền kinh tế.
Kết cục của Kiev hiện nay không quá bất ngờ khi các nghệ sĩ cũng như người dân bất mãn với các quyết định của chính phủ. Đối với Thổ Nhĩ Kỳ cũng vậy. Nếu tiếp tục thực hiện những biện pháp đi ngược lại quyền lợi của người dân, một tương lai u ám sẽ khiến chính quyền Ankara đương nhiệm gục ngã.
Trung Dũng (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Tổng thống Mỹ B.Obama thăm Anh: Ngăn chặn kịch bản Brexit
Bên cạnh các vấn đề kinh tế toàn cầu, cuộc chiến chống khủng bố, nhiệm vụ lớn nhất trong chuyến thăm Xứ sở sương mù của Tổng thống Mỹ Barack Obama là thuyết phục Thủ tướng David Cameron gia tăng những nỗ lực để ngăn chặn kịch bản nước Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU), hay còn được gọi là Brexit.
Tổng thống Mỹ B.Obama mong muốn Thủ tướng Anh D.Cameron thuyết phục cử tri ủng hộ ở lại EU.
Anh sẽ tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về quy chế thành viên của nước này trong EU vào ngày 23-6 tới. Mặc dù kết quả một số cuộc thăm dò dư luận cho thấy khả năng cử tri Anh bỏ phiếu ủng hộ ở lại EU cao hơn, song hiện còn nhiều người chưa đưa ra quyết định về vấn đề này. Chính phủ, nhiều ngân hàng và các công ty của Mỹ lo ngại rằng, nguy cơ Brexit có thể gây ra cuộc khủng hoảng trên thị trường, hủy hoại vị thế tài chính toàn cầu của London, làm suy yếu EU cả về an ninh lẫn kinh tế. Thế nên, Tổng thống B.Obama muốn dùng ảnh hưởng của mình thuyết phục Anh ở lại EU để khối này tiếp tục vững mạnh bởi chỉ như vậy, các lợi ích của Mỹ tại Lục địa già mới được bảo đảm.
Với Mỹ, nếu một đồng minh thân cận như London không còn trong EU thì Washington khó có thể duy trì ảnh hưởng tích cực đối với Bruessels và thế giới như hiện nay. "Tình anh em" giữa hai quốc gia nằm hai bờ Đại Tây Dương trước hết thể hiện ở mối quan hệ tài chính khá chặt chẽ khi Anh là nước nhận đầu tư lớn nhất của Mỹ trên thế giới, với việc sở hữu 27% các dự án mà Mỹ đầu tư tại Châu Âu. Các công ty Mỹ bị hấp dẫn bởi thuế thấp và môi trường thân thiện với doanh nghiệp, cũng như khả năng tiếp cận thị trường chung Châu Âu qua chiếc cầu nối ở Xứ sương mù. Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Anh với kim ngạch thương mại song phương hơn 200 tỷ USD năm 2015. Mỹ từng thẳng thắn thừa nhận rằng tư cách thành viên EU của Anh chính là nhân tố thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước. Thậm chí, Nhà Trắng đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của "một Châu Âu mạnh mẽ, cởi mở với trung tâm là nước Anh phồn thịnh".
Cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Châu Âu, Phil Gordon từng nói: "Chúng tôi muốn thấy Anh có tiếng nói mạnh mẽ trong EU. Đó là điều người Mỹ quan tâm". Do đó, việc Anh cân nhắc thay đổi cơ cấu quan hệ với EU có thể gây tổn hại tới quan hệ giữa London và Washington, thậm chí Anh có nguy cơ bị gạt ra ngoài các vấn đề quốc tế lớn.
Trong khi đó, các nhà phân tích cũng nhận định, việc Anh rời khỏi EU sẽ khiến các thành viên yếu hơn trong khối đối mặt với tình trạng nhập cư gia tăng, đồng thời làm giảm ảnh hưởng của 27 quốc gia còn lại trên trường quốc tế. EU đang trong tình trạng bấp bênh, với GDP ở hầu hết các nước thấp hơn mức của năm 2008 - thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và dòng người tị nạn bổ sung thêm sức ép lên nguồn lực. Vì vậy, việc mất đi một thành viên quan trọng sẽ làm tổn hại sự tự tin trong nội khối, giảm ảnh hưởng của EU trong các cuộc đàm phán ở quy mô toàn cầu. Hơn nữa, nếu Anh ra đi, điều đó sẽ xác nhận rằng EU không phải là không thể thay đổi và nếu London làm được thì nhiều nước khác cũng có thể. Nếu như vậy, mối đe dọa EU tan rã là có khả năng xảy ra.
Với Xứ sở sương mù, rời khỏi EU sẽ đem lại cho nước này một số lợi ích như tiết kiệm khoảng 8 tỷ euro mỗi năm do không phải đóng góp vào ngân sách liên minh, thoát khỏi chính sách nông nghiệp chung... Tuy nhiên, nếu ra đi, kinh tế Anh sẽ mất đi cơ hội có thêm gần 60 tỷ bảng và gần 800.000 lao động mỗi năm từ nay đến năm 2030. Cụ thể, trước hết Anh sẽ mất 11 tỷ bảng mỗi năm từ quan hệ thương mại với EU, đối tác thương mại quan trọng nhất của nước Anh. Thế nên, chính người dân Xứ sương mù sẽ phải trả một giá không hề rẻ một khi sự ly khai diễn ra.
Rõ ràng, việc Anh đi hay ở lại EU có ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia nội khối cũng như đồng minh thân cận Mỹ. Trong bài viết đăng tải trên tờ "The Daily Telegraph" (Điện tín) ra ngày 22-4, Tổng thống B.Obama tha thiết kêu gọi cử tri Anh bỏ phiếu ở lại EU, cho rằng quy chế thành viên trong "ngôi nhà chung" không chỉ làm tăng vị thế của nước Anh trên thế giới mà còn làm EU trở nên mạnh hơn. Tất cả các vấn đề như khủng bố, di cư và kinh tế đều có thể giải quyết hiệu quả hơn nếu Anh ở lại EU. Theo ông B.Obama, EU sẽ không làm giảm ảnh hưởng của Anh cũng như không phải là mối đe dọa đối với London mà ngược lại một EU hùng mạnh sẽ làm gia tăng vị thế đi đầu của Anh trên thế giới. Thùy Dương
Theo_Hà Nội Mới
Kịch bản Thế chiến III: Mỹ đại bại trước Trung Quốc? Chuyên gia Mỹ chỉ thẳng điểm yếu chết người khi Mỹ đối đầu Trung Quốc ở Thế chiến III và tất sẽ đại bại. Tạp chí National Interest hôm 20/4 đăng tải bình luận của Peter Navarro - Giáo sư tại Đại học California-Irvine, trong đó chỉ ra một lý do lớn khiến nước Mỹ hiện nay không thể giành phần thắng nếu...