Thổ Nhĩ Kỳ không muốn gắn số phận giáo sỹ Gulen với vụ Khashoggi
Theo Reuters, ngày 16/11, một quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định, nước này bác bỏ bất kỳ thỏa thuận nào với Mỹ về giảm quy mô cuộc điều tra vụ hạ sát nhà báo Saudi Arabia Jamal Khashoggi để đổi lấy việc Washingon trục xuất giáo sỹ Fethullah Gulen – nhân vật mà Ankara cho là đứng sau vụ đảo chính bất thành cách đây hai năm.
Quang cảnh bên ngoài lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, nơi nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại. (Ảnh: THX/TTXVN)
Quan chức giấu tên của Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng vấn đề trục xuất giáo sỹ Gulen và việc điều tra vụ sát hại nhà báo Khashoggi tại lãnh sự quán Saudi Arabia ở thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hồi tháng trước là hai vấn đề khác nhau.
Video đang HOT
Quan chức này nêu rõ: “Không có chuyện Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị chấm dứt điều tra nhà báo Khashoggi đổi lấy việc trục xuất (giáo sỹ) Fethullah Gulen. Chúng tôi không có ý định can thiệp vào việc điều tra nhà báo Khashoggi để đổi lấy bất kỳ ân huệ chính trị hay luật pháp nào.”
Trước đó một ngày, kênh truyền hình NBC News của Mỹ đưa tin, chính quyền Tổng thống Trump đang tìm kiếm cách trục xuất giáo sỹ Gullen và thuyết phục Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nới lỏng sức ép đối với Saudi Arabia liên quan vụ sát hại nhà báo Khashoggi. Tuy nhiên, Nhà Trắng tuyên bố thông tin này là “không chính xác.”
Một số nhà bình luận của Saudi Arabia coi thông tin của NBC là bằng chứng chứng tỏ Ankara đang cố lợi dụng cuộc điều tra vụ sát hại nhà báo Khashoggi để giành lợi thế chính trị./.
Theo vietnamplus
Mỹ trừng phạt nặng đồng minh ruột vì vụ nhà báo Khashoggi
Mỹ đã quyết định trừng phạt 17 công dân Ả Rập Saudi vì bị tình nghi liên quan tới vụ hạ sát nhà báo Jamal Khashoggi. Trong danh sách trừng phạt có cả một cựu cố vấn hàng đầu của Thái tử Mohammad bin Salman và Tổng Lãnh sự Mohammed Alotaibi.
Hình ảnh camera an ninh bắt gặp Maher Abdulaziz Mutreb (đánh dấu đỏ) đi vào Lãnh sự quán Ả Rập Saudi tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) trước khi nhà báo Jamal Khashoggi đi vào trong. Ảnh: AP.
Theo RT, 1 trong 17 người bị Mỹ trừng phạt là Maher Abdulaziz Mutreb - người bị Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc dẫn đầu nhóm 15 đặc vụ Ả Rập Saudi tới Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) để hạ sát nhà báo Khashoggi. Theo tờ Daily Sabah, nhóm của Mutreb đã mang theo kéo, kim tiêm, máy khử rung tim trong hành lý khi rời khỏi Istanbul.
Còn theo tờ Thời báo New York, Mutreb đã gọi điện cho một cấp trên, bảo rằng "hãy báo với ông chủ (boss)" Khashoggi đã được "xử lý". Theo RT nhận định, "ông chủ" ở đây có thể là Thái tử Mohammad bin Salman (MBS). Tuy nhiên, Riyadh trước đó đã phủ nhận việc nhà lãnh đạo Ả Rập Saudi có liên quan tới bê bối này.
Được biết, 17 công dân mang quốc tịch Ả Rập Saudi sẽ bị cấm vận theo Đạo luật Toàn cầu Magnitsky vốn cho phép Mỹ cách đóng băng tài sản, cấm nhập cảnh các cá nhân được cho là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Theo RT, đạo luật này vốn được Mỹ viết vào năm 2012 để trừng phạt các quan chức Nga bị Washington cáo buộc đứng sau cái chết của kế toán viên Sergei Magnitsky trong một nhà tù ở Moscow. Sau đó, Mỹ đã sử dụng Đạo luật Magnitsky để trừng phạt nhiều cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau mà không cần bằng chứng phạm tội.
Theo Danviet
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phơi bày chứng cứ vụ Khashoggi với Ả Rập Saudi Các hồ sơ mà phía Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp cho các công tố viên Ả Rập Saudi sẽ bao gồm chứng cứ tội phạm tại hiện trường cũng như danh sách các nghi phạm chính. Thổ Nhĩ Kỳ đang yêu cầu Ả Rập Saudi dẫn độ 18 nghi phạm có liên quan tới vụ việc nhà báo Jamal Khashoggi bị hạ sát...