Thổ Nhĩ Kỳ: Không để vụ ám sát Đại sứ Nga phủ bóng lên quan hệ 2 nước
Ngày 19/12, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin để chia sẻ thông tin về vụ tấn công làm Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrei Karlov thiệt mạng.
Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ra thông báo lên án “vụ tấn công khủng bố hèn hạ” nhằm vào Đại sứ Andrei Karlov, đồng thời khẳng định sẽ không để vụ tấn công này “phủ bóng” lên quan hệ song phương.
Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ cũng xác nhận kẻ tấn công Đại sứ Nga thuộc đơn vị cảnh sát chống bạo động ở thủ đô Ankara.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết nước này sẽ đưa vụ tấn công Đại sứ Andrei Karlov ra Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Video đang HOT
Bà Maria Zakharova nhấn mạnh rằng vụ việc này sẽ được nêu ra ngay lập tức với các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Trong một diễn biến khác có liên quan, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cùng ngày đã lên án vụ tấn công trên, đồng thời cho biết Washington sẵn sàng hỗ trợ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ điều tra vụ việc.
(Theo Vietnam )
Vụ ám sát đại sứ Nga đặt ra câu hỏi về an ninh Thổ Nhĩ Kỳ
Việc hung thủ dễ dàng tiếp cận và ám sát đại sứ Nga làm dấy lên nghi ngờ về khả năng bảo vệ quan chức nước ngoài của Thổ Nhĩ Kỳ.
Đại sứ Nga Andrey Karlov bị ám sát hôm 19/12. Ảnh: CNN
Đại sứ Nga Andrey Karlov, 62 tuổi, ngày 19/12 bị bắn chết ở Ankara trong khi phát biểu tại một buổi triển lãm. Hung thủ 22 tuổi là một cảnh sát chống bạo động Thổ Nhĩ Kỳ.
"Hãy nhớ rằng sự an toàn của nhân viên ngoại giao và trách nhiệm đảm bảo điều đó thuộc về chính quyền nước chủ nhà, trong trường hợp này là Thổ Nhĩ Kỳ. Câu hỏi thực sự là Thổ Nhĩ Kỳ đã làm tất cả mọi thứ có thể để bảo vệ đại sứ Karlov chưa? Họ liệu có bất cẩn không?", Jim Jatras, từng là nhà ngoại giao Mỹ, nói với RT.
"Chúng ta cũng phải lo lắng về khả năng có thông đồng bên trong hàng ngũ giới chức Thổ Nhĩ Kỳ", ông đánh giá.
Vụ ám sát đại sứ Nga là một hành động cố ý của khủng bố, có thể liên quan đến các nhóm khủng bố như nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS), cựu quan chức Lầu Năm Góc Michael Maloof đánh giá. Tay súng "được đào tạo rất tốt" vượt qua"việc đào tạo của cảnh sát thông thường, y đã được đào tạo đặc biệt", Maloof nhận xét.
"Anh ta rõ ràng là chiến binh jihad có liên quan đến một nhóm Hồi giáo cực đoan nào đó", Maloof nhận định. "Bạn cũng nên nhớ rằng dù IS không ở Aleppo thì ngày 1/8 nhóm này đã ra thông báo kêu gọi ám sát người Nga. Điều này có nghĩa rằng tất cả đại sứ quán sẽ phải hoàn toàn chắc chắn về những người chịu trách nhiệm bảo vệ đại sứ của họ".
Đây có thể không phải là cuộc tấn công duy nhất, "các nhà ngoại giao, đặc biệt là liên quan đến Nga, sẽ là mục tiêu tiềm năng", Maloof nói.
Ngoài ra, giáo sĩ Thổ Nhĩ Kỳ lưu vong tại Mỹ Fethullah Gulen có thể bị cho là có liên quan đến vụ ám sát. Ankara từng cáo buộc Gulen về một số hành động nhằm phá hoại chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có cuộc đảo chính quân sự thất bại hồi mùa hè. Tổng thống Erdogan đã thanh trừng những người bị coi là ủng hộ Gulen sau vụ đảo chính. Vụ ám sát đại sứ có thể dẫn đến một làn sóng thanh trừng mới, Maloof nhận xét.
"Có nhiều người ủng hộ Gulen trong hàng ngũ cảnh sát quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Và họ đã bị ông Erdogan thanh trừng mạnh mẽ. Ông ấy có lẽ sẽ làm điều đó một lần nữa, thậm chí còn quyết liệt hơn nếu hung thủ thực sự có liên quan đến cảnh sát quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ."
"Và tất nhiên cảnh sát quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ chịu trách nhiệm bảo vệ các nhà ngoại giao ở Thổ Nhĩ Kỳ. Lực lượng an ninh sẽ phải rà soát kỹ càng hơn nữa và chú ý đến việc ai bảo vệ ai. Việc người đàn ông này vào được sự kiện và tiếp cận đại sứ ở khoảng cách gần thật đáng kinh ngạc", ông nhận xét.
Cái chết của hung thủ làm việc điều tra phức tạp hơn vì không thể thẩm vấn, cựu nhân viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Jack Rice nói. "Họ sẽ phải kiểm tra mọi máy tính, mọi hệ thống thông tin liên lạc của hung thủ và làm việc nhanh chóng hết mức có thể", ông nói thêm.
John Graham, từng là nhà ngoại giao Mỹ, nói rằng "các đại sứ, các nhà ngoại giao đều là mục tiêu mềm, họ không thể được đảm bảo an ninh hoàn toàn".
"Như các bạn cũng biết, ở Benghazi, Mỹ đã mất ba nhà ngoại giao, bao gồm cả đại sứ của chúng tôi tại Libya. Và bây giờ các bạn đã mất một người tuyệt vời - Andrey Karlov ở Thổ Nhĩ Kỳ. Những vụ ám sát có thể tiếp tục xảy ra", ông nói với đài Nga RT.
Phương Vũ
Theo VNE
Thổ Nhĩ Kỳ đặt lại tên phố theo đại sứ Nga bị ám sát Thổ Nhĩ Kỳ vừa quyết định đặt lại tên con phố nơi có Đại sứ quán Nga theo tên đại sứ bị ám sát để tưởng nhớ ông. Tay súng đứng ngay sau lưng Đại sứ Nga Andrey Karlov tại buổi triển lãm ảnh ở Ankara. Ảnh: AP "Chúng tôi vừa quyết định để tưởng nhớ ông Karlov, tôi được Thủ tướng Thổ...