Thổ Nhĩ Kỳ không có kế hoạch chuyển hệ thống phòng không S-400 cho Ukraine
Theo hãng tin Sputnik, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 26/3 cho biết nước này không có kế hoạch chuyển các hệ thống phòng không tối tân S-400 do Nga sản xuất cho Ukraine.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Diễn đàn Doha ở Qatar, nhà ngoại giao này cho hay vấn đề này không nằm trong trong chương trình nghị sự.
Mỹ được cho là đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ chuyển giao các hệ thống S-400 cho Ukraine sau nhiều năm gây sức ép buộc Ankara, một thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), từ bỏ thỏa thuận mua loại vũ khí này của Nga.
Video đang HOT
Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ tốt với cả Nga và Ukraine nên đã cố gắng làm trung gian hòa giải khi xung đột giữa hai bên xảy ra. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã nhiều lần mời người đồng cấp Nga và Ukraine cùng đến nước này để đàm phán.
S-400 là hệ thống tên lửa phòng không di động chiến lược tầm cao do phòng thiết kế tên lửa NPO Almaz của Nga thiết kế. Nó có thể phát hiện mục tiêu cách xa 600 km và cao 40-50 km, theo dõi đồng thời 300 mục tiêu. Gọi là hệ thống tên lửa tầm cao song thực sự S-400 là một tổ hợp tên lửa đa tầm, có thể hạ mục tiêu như máy bay ở độ cao 27 km. So với hệ thống đối thủ MIM-104 Patriot PAC-3 của Mỹ, S-400 vượt trội về mọi thông số.
Thổ Nhĩ Kỳ ra 'tối hậu thư' yêu cầu Mỹ bàn giao 100 tiêm kích cơ F-35
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã yêu cầu Mỹ bàn giao hơn 100 máy bay chiến đấu F-35, hoặc hoàn trả 1,4 tỉ USD mà Ankara đã đầu tư vào chương trình máy bay của Washington.
Chiến đấu cơ F-35. Ảnh: Không quân Mỹ
Theo hãng tin RT (Nga), trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình hôm 28/10, ông Cavusoglu cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã "làm rõ quan điểm của mình" về việc mua lại hệ thống phòng không S-400 của Nga và nhắc lại rằng họ đã bị "loại khỏi chương trình này một cách bất công". Ông cũng kêu gọi Mỹ bàn giao các máy bay theo hợp đồng mà hai nước đã ký kết, hoặc trả lại toàn bộ số tiền mà Ankara đã đầu tư vào chương trình này.
"Thổ Nhĩ Kỳ không bao giờ hành động mà không có phương án thay thế. Nếu cần, chúng tôi có thể quay sang hợp tác với nước khác", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ nói và ám chỉ khả năng Ankara sẽ mua các chiến đấu cơ Su-35 hoặc Su-57 do Nga sản xuất, nếu Mỹ vẫn không giải quyết được thương vụ F-35.
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt mua máy bay chiến đấu F-35 do Tập đoàn vũ khí Lockheed Martin sản xuất, nhưng sau đó đã bị loại khỏi chương trình mua sắm đối tác đa quốc gia vào năm 2019 vì mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ankara đã chỉ trích quyết định trên và cho rằng đây là điều "không công bằng".
Đầu tháng này, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết Washington đã đề xuất bán cho Ankara lô 40 chiếc chiến đấu cơ F-16 mới và gần 80 gói nâng cấp phi đội F-16 hiện có của nước này, để đổi cho khoản đầu tư vào chương trình F-35. Đầu tuần này, Erdogan cho biết ông sẽ xác nhận lời đề nghị đó với Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 ở Glasgow.
Trong tuần này, một nhóm gồm 11 nghị sĩ của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa cũng đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" với chính quyền Tổng thống Joe Biden về việc bán F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ và tuyên bố rằng quốc hội sẽ ngăn chặn bất kỳ động thái nào như vậy. Bức thư của các nghị sĩ Mỹ nêu rõ "không thể làm tổn hại an ninh quốc gia" bằng cách bán vũ khí của mình cho một đồng minh của khối NATO nhưng lại "hành xử như một kẻ thù".
Tổng thống Erdogan gần đây đã tuyên bố sẽ mua thêm các tổ hợp phòng không S-400 của Nga. Washington trước đó đã nhiều lần lên tiếng quan ngại về việc Moscow có thể sử dụng hệ thống S-400 để thu thập các thông tin mật về tiêm kích F-35 và khẳng định chúng không phù hợp với các hệ thống vũ khí của NATO. Tuy nhiên, Ankara cũng liên tục nhấn mạnh hệ thống S-400 sẽ được sử dụng riêng và không được tích hợp vào bất kỳ loại vũ khí nào của liên minh quân sự này.
Trong khi đó, Lầu Năm Góc cho biết hai nước sẽ tiếp tục hội đàm để giải quyết thương vụ F-35. Trung tá Anton T. Semelroth, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, cho hay giới chức quốc phòng cấp cao của cả hai nước đã gặp nhau để cùng "thảo luận về việc giải quyết các tranh chấp" trong thương vụ F-35 tại Ankara trong hôm 28/10. Theo ông Semelroth, các cuộc thảo luận đã diễn ra "hiệu quả", thể hiện "cam kết" của Mỹ trong việc "giải quyết một cách tôn trọng" sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ vào chương trình F-35 của mình.
Thổ Nhĩ Kỳ lạc quan về cải thiện quan hệ với UAE Ngày 7/9, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết, cuộc đàm phán giữa nước này với Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) nhằm chấm dứt rạn nứt kéo dài nhiều năm đã có đà tích cực, đồng thời nhận định rằng mối quan hệ song phương có thể trở lại đúng hướng nếu duy trì được đà này. Ngoại...