Thổ Nhĩ Kỳ không chấp nhận quyết định từ chức của Bộ trưởng Nội vụ
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan hôm qua (13/4) không chấp nhận quyết định từ chức của Bộ trưởng Nội vụ Suleyman Soylu.
Thông báo của Văn phòng truyền thông Tổng thống nêu rõ, Tổng thống Erdogan không chấp nhận quyết định từ chức của Bộ trưởng Nội vụ và ông Soylu sẽ tiếp tục nhiệm vụ của mình.
Bộ trưởng Nội vụ Suleyman Soylu. Ảnh: TRT World.
Trước đó, trên trang Twitter, Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ đã thông báo quyết định từ chức, hai ngày sau khi quốc gia này áp đặt lệnh phong tỏa những thành phố lớn để đối phó với sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Quyết định phong tỏa này đã vấp phải làn sóng chỉ trích khi cho rằng lệnh giới nghiêm được thông báo quá muộn, chỉ 2 giờ trước khi có hiệu lực, tạo ra hiện tượng người dân tại một số thành phố lớn đổ xô đi mua thực phẩm và đồ uống tích trữ.
Trong thông báo, ông Soylu khẳng định, quyết định phong tỏa các thành phố lớn là kế hoạch tốt nhằm làm chậm sự lây lan của dịch .Tuy nhiên một vài sự cố xảy ra trước thời điểm lệnh phong tỏa có hiệu lực không phản ánh đúng công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả của Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo thống kê, Thổ Nhĩ Kỳ đã ghi nhận hơn 50.000 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) và hơn 1.100 người tử vong do căn bệnh này./.
Phạm Hà
Chiến lược chống dịch không cần phong tỏa của Iceland
Trong khi nhiều nước phong tỏa toàn quốc để chống Covid-19, Iceland áp dụng chiến lược chống nCoV khác biệt, dựa vào xét nghiệm và cuốn danh bạ điện thoại.
Iceland, hòn đảo biệt lập với dân số khoảng 364.000 người, xác nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên vào 28/2, khi một công dân trở về từ Italy và dương tính với virus. Kể từ đó, Iceland bắt đầu một cuộc chiến mới, với vũ khí không phải là lệnh phong tỏa, mà là thiết bị xét nghiệm nCoV.
Trường tiểu học và nhà trẻ ở Iceland vẫn mở cửa, nhiều nhà hàng vẫn hoạt động dù giới hạn số khách hàng. Du khách vẫn được phép đến quốc gia này mà không cần cách ly. Giới chức lúc đầu hạn chế tụ tập trên 100 người, nhưng rất lâu sau khi các quốc gia khác thực hiện cách biệt cộng đồng, quy định này giảm xuống 20 người.
Video đang HOT
Dẫu vậy, Iceland vẫn nhận được nhiều lời khen ngợi và thường xuyên được nhắc tới vì chiến lược xét nghiệm cho nhiều người có nguy cơ nhiễm nCoV nhất có thể. Thay vì xét nghiệm chọn lọc cho những người có nguy cơ cao như các nước khác, quốc gia này cho phép xét nghiệm đại trà và nhanh chóng cách ly những người dương tính với Covid-19.
Học sinh chơi bóng rổ trong giờ nghỉ tại một ngôi trường ở thủ đô Reykjavik của Iceland. Ảnh: NYTimes.
Các xét nghiệm này do Bệnh viện Đại học Quốc gia Iceland cùng công ty dược phẩm sinh học deCode Genetics có trụ sở tại thủ đô Reykjavík tiến hành với những người có lẫn không có triệu chứng nCoV. Tính đến ngày 8/4, quốc gia này đã xét nghiệm ít nhất 30.000 mẫu sinh phẩm và đã phát hiện ít nhất 1.600 ca dương tính, trong đó chỉ có 6 người tử vong.
Tiến sĩ Kari Stefansson, giám đốc điều hành công ty deCode Genetics tại Reykjavík, cho biết giới chức Iceland tiến hành xét nghiệm ngẫu nhiên cho người dân bằng cách lựa chọn từ cuốn danh bạ điện thoại quốc gia, chiến lược xét nghiệm quy mô lớn chưa từng được áp dụng ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
Tới nay, Iceland là một trong những quốc gia có tỷ lệ xét nghiệm cao nhất thế giới, khoảng 10% dân số, theo giới chức chính phủ. Họ cũng đã theo dõi nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau, theo dõi lịch sử tiếp xúc và thậm chí nghiên cứu các chủng virus khác nhau.
Stefansson nhận định việc sàng lọc trên diện rộng có thể giúp "làm chậm tốc độc lây lan của virus, từ đó giúp kiểm soát sự lây nhiễm trong xã hội". Công ty này xem việc xét nghiệm cho những người không có triệu chứng là cách để phát hiện những "mầm bệnh thầm lặng" và ngăn chặn dịch lây lan.
Trong khi bất cứ người dân Iceland nào cũng có thể đăng ký xét nghiệm với công ty deCode, những người xuất hiện triệu chứng như sốt hoặc thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm cao như nhân viên y tế, người từng đi tới vùng dịch và những người cách ly sẽ phải xét nghiệm tại phòng khám hoặc bệnh viện.
Kết quả là Iceland trở thành một trong những nước có tỷ lệ người nhiễm trên dân số cao nhất thế giới, nhưng các chuyên gia cho rằng đây không phải là "thảm họa", bởi kết quả xét nghiệm cho thấy khoảng 50% người dương tính với nCoV ở Iceland không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào. Nếu không được xét nghiệm, phát hiện sớm và cách ly, họ sẽ là nguồn lây nhiễm rất lớn cho cộng đồng.
Dagur B. Eggertsson, thị trưởng Reykjavik, tin rằng chiến lược xét nghiệm trên diện rộng và các cuộc họp báo hàng ngày về kết quả chống Covid-19 đã giúp công chúng cùng tham gia phòng chống dịch.
"Chúng tôi không thể sử dụng vũ lực. Thay vào đó, chúng tôi dùng lý lẽ và tiếng nói của những người có ảnh hưởng để khuyến khích mọi người chung tay chống dịch", ông nói.
Thorolfur Gudnason, nhà dịch tễ học hàng đầu Iceland, cho biết quốc gia này đã sử dụng đồng thời chiến lược "dập dịch" và "làm phẳng đường cong".
"Chúng tôi đang sử dụng những biện pháp quyết liệt để phát hiện nhanh ca nhiễm", ông nói và lưu ý rằng phần lớn số ca nhiễm mới đều được ghi nhận từ những người đang cách ly. Lệnh cấm tụ tập nghiêm khắc hơn bắt đầu có hiệu lực từ 24/3 và phòng gym, bể bơi, quán rượu và bảo tàng đã đóng cửa. Mọi người cũng được yêu cầu giữ khoảng cách an toàn gần 2 m với người khác.
Tuy nhiên, một số chuyên gia ở quốc gia này tỏ ra hoài nghi về "bức tranh màu hồng" này. Họ nói rằng chính phủ Iceland chưa có những hành động đủ quyết liệt để kiểm soát ca nhiễm mới.
Theo các nhà phê bình, mục tiêu xét nghiệm cho tất cả người dân của Iceland rất khó khả thi, bởi nó đối mặt với nhiều rào cản về mặt hậu cầu giống như các quốc gia khác. Quốc gia này không có đủ nhân viên y tế, trang thiết bị và thời gian để có thể xét nghiệm hàng trăm nghìn người trong vài tuần hoặc vài tháng. Họ cảnh báo rằng sự lạc quan sai lầm của chính phủ Iceland cuối cùng sẽ dẫn tới nhiều ca nhiễm và tử vong vì Covid-19.
Một số người cho rằng những biện pháp hạn chế nghiêm khắc mới là điều Iceland cần để "dập dịch". Họ cảnh báo việc vẫn mở cửa trường học có thể góp phần khiến dịch lan nhanh.
"Sự thật là rất nhiều người đã được xét nghiệm. Có thể nói tỷ lệ xét nghiệm của Iceland nhiều hơn hầu hết quốc gia khác, nhưng chắc chắn không thể xét nghiệm cho tất cả người dân. Điều đó là không khả thi", Frosti Sigurjonsson, từng là thành viên nghị viện và là người chỉ trích cách chống dịch của chính phủ Iceland, khẳng định.
Nhân viên y tế Iceland lấy mẫu xét nghiệm cho một người dân. Ảnh: AFP.
Sigurjonsson và một cựu thành viên nghị viện khác từng viết thư ngỏ kêu gọi chính phủ Iceland cần quyết liệt hơn. Ông đề xuất nước này nên đóng cửa ngành du lịch và cách ly những người nhiễm trong các phòng khách sạn, thay vì ở nhà. "Nếu bạn có thể cứu một mạng sống, xin hãy làm như vậy. Đừng nghĩ tới cái giá phải trả cho điều đó", ông nói.
Tuy nhiên, Kjartan Hreinn Njalsson, trợ lý giám đốc Cơ quan Y tế Iceland, hôm 8/4 lên tiếng bảo vệ chiến lược "xét nghiệm nhưng không phong tỏa" của chính phủ. "Chúng tôi có nhiều người khỏe mạnh hơn là người nhiễm", Njalsson nói, thêm rằng nhiều quan chức chính phủ tin Covid-19 có thể đã đạt đỉnh. "Chúng tôi chưa vượt qua đỉnh dịch, nhưng sắp rồi", ông nói.
Njalsson cũng cho biết Iceland đã dự trữ nhiều bộ xét nghiệm cùng các vật tư y tế cần thiết khác. "Chúng tôi biết rằng cần có nhiều bộ xét nghiệm hơn và tất cả quốc gia trên thế giới đều các cố bảo vệ nguồn vật tư y tế dự trữ của họ", ông nói.
Quầy bán bánh mì xúc xích vẫn mở cửa ở thủ đô Reykjavik. Ảnh: NYTimes.
Sau giải thích của Njalsson, cựu nghị sĩ Sigurjonsson ngày 8/4 cho biết ông cảm thấy lạc quan hơn với những con số thống kê mới. "Tốc độ tăng số ca nhiễm chắc chắn đã chậm lại và số ca nhiễm mới đang ít hơn mỗi ngày. Do đó, có thể nói dịch đã đạt đỉnh", ông nói và thêm rằng chính phủ đã xem xét những ý kiến đóng góp của ông một cách cẩn thận.
Nhưng nhà phê bình khác, Chris McClure, doanh nhân và nhà dịch tễ học hành vi xã hội, người từng tham gia vào nhiệm vụ chống dịch ở Connecticut và Florida, tin rằng chính phủ Iceland vẫn nên có những biện pháp mạnh tay hơn, như đóng cửa trường tiểu học và nhà trẻ. Ông lưu ý rằng trẻ em có thể là những "mầm bệnh thầm lặng", khi cho biết Iceland đã ghi nhận trường hợp trẻ em nhiễm nCoV.
Ông cũng thừa nhận rằng số ca nhiễm mới ở quốc gia này đã đạt đỉnh, tuy nhiên thêm rằng "điều đó không đồng nghĩa với việc nó sẽ giảm". Ông lấy dẫn chứng từ các quốc gia khác, cho rằng việc đóng cửa trường học mang lại hiệu quả trong khống chế dịch.
"Iceland đã làm tương đối tốt ngay từ giai đoạn sớm nhất của dịch. Nhưng như bạn có thể nhìn thấy ở khắp nơi trên thế giới, bộ xét nghiệm, máy thở và mọi thứ khác đều rơi vào tình trạng cạn kiệt", McClure trả lời phỏng vấn qua điện thoại. Ông lưu ý rằng với tốc độ xét nghiệm 1.000 người mỗi ngày, Iceland sẽ phải nỗ lực ít nhất đến hết năm nay mới có thể xét nghiệm được cho toàn dân.
Gudnason, trợ lý giám đốc Cơ quan Y tế Iceland, cho biết Iceland không cấm du khách hoặc yêu cầu cách ly, bởi họ thường đi theo nhóm riêng và rời đi sau vài ngày, nên không tiếp xúc nhiều với người dân trong nước.
"Những biện pháp quá khắt khe có thể gây ra nhiều vấn đề đối với hoạt động của xã hội và tôi không biết liệu mọi người có thể chấp nhận điều đó trong nhiều tháng hay không. Thật tò mò để xem điều gì đang xảy ra ở nhiều quốc gia áp dụng chiến lược mạnh tay chống dịch", Gudnason cho hay.
John P.A. Ioannidis, giáo sư về khoa học dữ liệu y sinh và dịch tễ học tại Đại học Stanford, cho rằng với chiến lược xét nghiệm diện rộng như vậy, Iceland có lẽ là quốc gia sở hữu nguồn dữ liệu "tốt nhất" trên thế giới để nghiên cứu về nCoV, loại virus mà các nhà khoa học đến nay vẫn chưa hiểu rõ.
"Lý do duy nhất giúp chúng tôi làm tốt là do chúng tôi cảnh giác hơn nhiều quốc gia khác", tiến sĩ Stefansson nói với CNN. "Chúng tôi xem xét một cách nghiêm túc thông tin khi dịch bắt đầu bùng phát ở Trung Quốc. Chúng tôi không nhún vai và nói 'Thứ này sẽ không có gì đáng để ý'".
Thanh Tâm
Chùm ảnh: Vũ Hán - thành phố triệu dân vừa thức dậy sau một giấc ngủ kéo dài 76 ngày do lệnh phong tỏa trong đại dịch Covid-19 Nhịp sống đang dần dần trở lại. Suốt hơn 2 tháng trời im ắng và vắng lặng, người dân Vũ Hán giờ đây đang từ từ thức dậy để tiếp tục nhịp sống thường lệ của họ - thứ đã bị gián đoạn trong 76 ngày phong tỏa vừa qua. Vũ Hán, Trung Quốc vừa thức dậy sau một giấc ngủ kéo dài...