Thổ Nhĩ Kỳ không cần Nga trong dự án nhà máy điện hạt nhân
Trong bối cảnh đang có căng thẳng với Nga, Thô Nhĩ Kỳ hôm 9.12 tuyên bố không phụ thuộc vào Moscow trong dự án xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trị giá 20 tỉ USD.
Thô Nhi Ky tuyên bố không phụ thuộc vào Nga trong dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân – Anh: Reuters
AFP cho biết Bộ Năng lượng nguyên tử Rosatom (Nga) đã khởi công xây nhà máy Akkuyu tại khu vực ven biển Địa Trung Hải ở tỉnh Mersin, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, hồi tháng 4 qua.
Tuy nhiên, Điện Kremlin đã từ chối giữ cam kết đến cùng với dự án này sau khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một chiến đấu cơ của Nga tại biên giới Syria vào ngày 24.11.
“Chúng tôi cần nói rõ ra rằng do không lệ thuộc vào chỉ một cửa ngõ giao thương, nên Thổ Nhĩ Kỳ không phải làm nô lệ cho công nghệ xây nhà máy điện hạt nhân của một quốc gia nào”, Phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus phát biểu với hãng thông tấn Analolia.
“Chúng tôi biết có rất nhiều nước, nhiều công ty đang sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Kurtulmus khẳng định.
Video đang HOT
Akkuyu là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trong số ba nhà máy Thổ Nhĩ Kỳ hiện lên kế hoạch xây dựng để giảm phụ thuộc vào nguồn dầu và khí đốt nhập khẩu từ nhiều quốc gia như Nga, Iran.
Nhà máy thứ hai dự kiến sẽ được xây bởi một liên doanh Pháp-Nhật Bản tại thành phố Sinop nằm ven Hắc Hải, còn cái thứ ba sẽ tọa lạc tại vùng Igneada, cũng ven bờ Hắc Hải.
Được biết, hơn phân nửa lượng tiêu thụ khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ đến từ Nga. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cuối tuần trước cho biết nước này có khả năng tìm ra nguồn cung thay thế cho dầu và khí đốt của Nga.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Thổ Nhĩ Kỳ tố Nga 'thanh lọc sắc tộc' ở Syria
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Nga đang tìm cách "thanh lọc sắc tộc" bằng các cuộc không kích ở miền bắc Syria.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP
Theo BBC, ông Ahmet Dvutoglu cáo buộc chiến dịch của Nga nhằm vào người Turk và cộng đồng người Sunni quanh khu vực Latakia.
"Nga đang cố gắng tiến hành cuộc thanh lọc sắc tộc ở phía bắc Latakia, nhằm vào tất cả người Turk và cộng đồng người Hồi giáo theo dòng Sunni - những người không ủng hộ chế độ chính phủ Syria hiện thời", ông Davutoglu tuyên bố trước các phóng viên ở Istanbul hôm qua. Người Turk ở Syria được cho là bà con của Thổ Nhĩ Kỳ.
"Họ muốn những người đó sạch bóng khỏi khu vực, vì vậy, chế độ (của Tổng thống Assad) và các căn cứ Nga ở Latakia và Tartus mới vững chắc", WSJ dẫn lời ông Davutoglu.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ còn cáo buộc các cuộc không kích của Nga "củng cố" cho nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria. Phía Nga cũng có cáo buộc tương tự với Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng nước này mua bán dầu lậu với IS.
Nga khẳng định chiến dịch không kích của họ, bắt đầu từ hôm 30/9, nhằm vào IS và các nhóm jihad khác ở Syria, để giúp đỡ lực lượng chính quyền của Tổng thống Syria Assad.
Theo Reuters, bình luận của Thủ tướng Davutoglu có thể làm gia tăng thêm căng thẳng giữa Moscow và Ankara, vốn đã rơi vào tình trạng tồi tệ nhất trong nhiều năm qua sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay chiến đấu Su-24 Nga hôm 24/11.
Căn cứ quân sự của Nga đóng ở Latakia. Đồ họa: BBC
Ankara tuyên bố bắn hạ Su-24 vì máy bay Nga xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Moscow bác bỏ điều này, tuyên bố máy bay đang hoạt động trong không phận Syria.
Xuất hiện trước sóng truyền hình cùng chiếc hộp kim loại màu cam - hộp đen của Su-24 hôm qua, Tổng thống Putin tuyên bố dữ liệu này sẽ chứng minh đường bay và vị trí của chiếc phi cơ.
"Chúng ta từng đối xử với Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là bạn, mà còn là đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố. Không ai ngờ được hành động thấp hèn, đâm sau lưng này", ông Putin nói, cho rằng Nga sẽ không thay đổi thái độ đối với việc làm của giới chức Thổ Nhĩ Kỳ.
Điện Kremlin hôm qua cho biết, Tổng thống Putin đã điện đàm với Thủ tướng Cameron về cách hợp tác trong cuộc chiến chống IS và những nhóm khủng bố khác. Anh đã tham gia chiến dịch không kích IS do Mỹ dẫn đầu ở Syria vào tuần trước. Ngoài ra, ông Putin kêu gọi các chuyên gia Anh giúp phân tích dữ liệu chuyến bay.
Nga đã công bố lệnh trừng phạt diện rộng với Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), bao gồm lệnh cấm nhập khẩu trái cây, rau củ và vài loại thực phẩm khác. Ngoài ra, Nga cũng khuyến cáo công dân không du lịch đến Thổ Nhĩ Kỳ - điểm đến ưa thích hàng đầu của khách Nga trước đây.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Thổ Nhĩ Kỳ chật vật tìm cách thoát gọng kìm khí đốt Nga Thổ Nhĩ Kỳ khó có thể tìm kiếm được nguồn thay thế khí đốt Nga đáng tin cậy trong thời gian ngắn, khi căng thẳng với Moscow ngày một trầm trọng. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: AP Quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ căng thẳng sau khi Ankara bắn rơi cường kích Su-24 của Moscow ở biên giới Syria...