Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi đồng minh mở chiến dịch trên bộ ở Syria
Thổ Nhĩ Kỳ đang đề nghị các đối tác trong liên minh quốc tế, bao gồm Mỹ, tham gia một chiến dịch trên bộ chung ở Syria để chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 5 năm ở nước này.
Binh sĩ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters.
“Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không hoạt động đơn phương trên bộ. Chúng tôi đang đề nghị các đối tác trong liên minh rằng nên có chiến dịch trên bộ. Chúng tôi đang thảo luận vấn đề này với họ”, Reuters dẫn lời một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay cho biết trong cuộc họp báo tại thành phố Istanbul.
Theo quan chức trên, cuộc nội chiến Syria hiện không thể chấm dứt nếu không có một chiến dịch như vậy và nếu có sự đồng thuận, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tham gia.
Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức là điều cần thiết để kết thúc cuộc xung đột đã kéo dài 5 năm và làm hơn 260.000 người thiệt mạng. Nga và Iran phản đối điều này.
Arab Saudi, có quan điểm giống Thổ Nhĩ Kỳ, thông báo sẵn sàng điều lực lượng đặc nhiệm đến Syria tham gia chiến dịch chống Nhà nước Hồi giáo (IS).
Video đang HOT
Đặc phái viên Liên Hợp Quốc Staffan de Mistura hôm nay gặp Ngoại trưởng Syria Walid Muallem tại thủ đô Damascus để tìm cách duy trì một đề xuất, do các cường quốc thế giới đưa ra tại Munich, Đức, ngày 12/2, nhằm “chấm dứt tình trạng thù địch” ở Syria trong vòng một tuần.
Tổng thống Assad hôm qua cho rằng “rất khó” để thực hiện lệnh ngừng bắn. “Họ nói họ muốn có lệnh ngừng bắn trong một tuần. Ai đủ khả năng tập hợp mọi điều kiện cần thiết trong một tuần? Không ai cả”, ông Assad phát biểu trên truyền hình.
Như Tâm
Theo VNE
Liên Hiệp Quốc tạm dừng đàm phán hòa bình cho Syria
Các cuộc đàm phán hòa bình cho Syria sẽ tạm ngưng 3 tuần sau khi Nga bị cáo buộc tiếp tục không kích nhằm vào các tay súng nổi dậy tại thành phố Aleppo, theo Reuters.
Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Syria, ông Staffan de Mistura tuyên bố 3 cuộc hòa đàm Syria tạm ngưng 3 tuần vì Nga tiếp tục không kích - Ảnh: Reuters
Tuyên bố này được đưa ra hôm 3.2, đồng nghĩa các cuộc đàm phán tìm giải pháp chính trị cho Syria diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ) tiếp tục bế tắc.
Cuộc đàm phán dự kiến có sự tham gia của đại diện các phe nổi dậy ở Syria và chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Phe nổi dậy cho rằng không thể tiếp tục đàm phán khi Nga, nước ủng hộ chính phủ ông al-Assad, tiếp tục không kích nhằm vào họ thay vì tiêu diệt tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS).
Điều này được Liên Hiệp Quốc xác nhận, và quyết định ngừng đàm phán vì những hành động quân sự leo thang của Nga.
"Tôi đã chỉ ra ngay từ đầu rằng sẽ không nói chuyện vô mục đích", Reuters dẫn lời đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Syria, ông Staffan de Mistura; khi khẳng định hòa đàm lần này là "cơ hội cuối cùng" cho Syria.
Liên Hiệp Quốc cho biết hàng trăm gia đình đã mất nhà cửa sau các đợt ném bom với "tần suất chưa từng có" trong 2 ngày qua, theo Reuters.
Khói bốc lên ngày 3.2 tại thành phố Adadan, cách Aleppo 10 km, được cho xuất phát từ các cuộc không kích của Nga nhằm vào các tay súng nổi dậy ở Syria - Ảnh: Reuters
Như vậy, mâu thuẫn cốt yếu của các bên vẫn không được giải quyết, hoặc ít nhất lắng dịu trong thời gian đàm phán. Lực lượng nổi dậy ở Syria vẫn cáo buộc Nga không kích nhằm vào họ, dù nói trước rằng việc tạm dừng tấn công là điều kiện tiên quyết để đàm phán hòa bình.
Trong khi đó, Nga không có ý định ngừng không kích. Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định Moscow chỉ nhắm tới các phần tử khủng bố liên kết với al-Qaeda, và "không có lý do gì để ngưng các cuộc không kích này".
Xung đột ở Syria diễn ra từ năm 2011, với mâu thuẫn giữa chính quyền Bashar al-Assad với các phe nổi dậy. Tình hình tồi tệ hơn khi IS trỗi dậy và kiểm soát một phần lớn lãnh thổ ở Syria và Iraq; Nga tham gia không kích tại Syria từ tháng 9.2016, và đó là xuất phát điểm cho hàng loạt mâu thuẫn giữa Moscow và Washington.
Mỹ vẫn cho rằng Nga đang bảo vệ chính quyền al-Assad và "mượn" chuyện đánh IS để tiêu diệt các tay súng của phe nổi dậy, vốn do Mỹ ủng hộ.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 3.2 cho rằng quân đội chính phủ Syria đang sử dụng biện pháp quân sự để giải quyết vấn đề thay vì đàm phán chính trị. Ông cũng cho biết Mỹ mong muốn các cuộc đàm phán tiếp theo được tổ chức vào cuối tháng 2 này, theo Reuters.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Syria phớt lờ hầu hết các yêu cầu viện trợ từ Liên Hợp Quốc Một quan chức cấp cao Liên Hợp Quốc hôm qua cho biết Syria năm ngoái phớt lờ hầu hết các yêu cầu của họ nhằm cung cấp viện trợ nhân đạo tới nước này. Đoàn xe viện trợ của Hội Chữ thập đỏ và Liên Hợp Quốc tới Syria. Ảnh: Reuters Liên Hợp Quốc (UN) năm ngoái gửi 113 bản đề nghị tới...