Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi châu Âu ủng hộ các giải pháp về Syria
Nếu muốn giải quyết cuộc khủng hoảng di cư, các nước châu Âu cần ủng hộ những giải pháp của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria.
Người dân Syria tại trại tị nạn Kafr Lusin ở Idlib, gần cửa khẩu Bab al-Hawa, biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Đây là đề nghị của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đưa ra ngày 4/3 trong bài phát biểu trên truyền hình nước này.
Theo Tổng thống Erdogan, những nước châu Âu đóng cửa biên giới với người tị nạn đang không tôn trọng các quyền của người tị nạn. Ông nhấn mạnh nếu muốn giải quyết vấn đề, các nước châu Âu cần ủng hộ những giải pháp về chính trị và nhân đạo của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria.
Hiện có khoảng 3,6 triệu người tị nạn Syria đang sinh sống tại Thổ Nhĩ Kỳ và người di cư từ nhiều nước trong đó có Afghanistan đều coi nước này là điểm trung chuyển trong hành trình đến châu Âu.
Dự kiến, ngày 5/3, Tổng thống Erdogan sẽ tới Nga hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin về vấn đề Syria. Ông hy vọng tại cuộc hội đàm này, hai bên có thể đạt được một lệnh ngừng bắn lâu dài và thiết lập một “vùng an toàn”. Trong một tuyên bố đưa ra trước thềm cuộc gặp, Điện Kremlin cũng bày tỏ hy vọng hai nhà lãnh đạo có thể nhất trí gói biện pháp chung cho tỉnh Idlib, Syria.
Video đang HOT
Tình hình thực địa tại tỉnh Idlib tại Syria diễn biến phức tạp khi Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục chiến dịch quân sự chống quân đội chính quyền Syria được Nga ủng hộ. Ngày 1/3, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ 2 máy bay của các lực lượng Chính phủ Syria tại Idlib và không kích một sân bay quân sự ở bên ngoài khu vực tiền tuyến khiến 19 binh sĩ Syria thiệt mạng. Thổ Nhĩ Kỳ đã gia tăng các hoạt động quân sự sau khi hàng chục binh sĩ nước này bị thiệt mạng trong các vụ không kích hồi tuần trước, mà Ankara quy trách nhiệm cho Damascus. Sự kiện này đã đánh dấu sự leo thang nghiêm trọng giữa các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời dấy lên nguy cơ xảy ra đụng đột toàn diện giữa cả hai bên. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn quyết tâm tránh xung đột trực tiếp với Nga, vốn có mối quan hệ chặt chẽ với Ankara về thương mại, quốc phòng.
Theo Ngọc Hà (TTXVN)
Vừa đánh Syria, Thổ Nhĩ Kỳ vừa tung tối hậu thư lạnh người cho châu Âu
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ vừa ra tối hậu thư lạnh người rằng, hoặc châu Âu ủng hộ chiến dịch tấn công người Kurd ở Syria đang diễn ra của ông hoặc ông sẽ mở cửa biên giới cho 3,6 triệu di dân và người tị nạn tràn vào "Lục địa già".
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi cảnh báo lạnh người tới châu Âu
"Liên minh Châu Âu hãy thức tỉnh đi. Nếu các người gọi chiến dịch của chúng tôi ở Syria là xâm lược, chúng tôi chỉ cần làm một việc đơn giản: mở cổng và gửi 3,6 triệu di dân qua chỗ các người", Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cảnh cáo đến các nước châu Âu trong bài phát biểu trước các nghị sĩ đảng AK của mình trong bối cảnh nhiều lãnh đạo của các nước phương Tây chỉ trích chiến dịch ở đông bắc Syria của Ankara là "xâm lược".
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ông Erdogan muốn tạo một vùng đệm sâu 30 km vào lãnh thổ Syria và trải dài 120 km từ Tal Abyad đến Ras al-Ain để chia cắt người Kurd ở nước láng giềng với lực lượng ly khai trong nước.
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd ở Syria.
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar nói mục tiêu của chiến dịch là "bảo đảm bảo an ninh biên giới và sự an toàn của nhân dân". Ông Akar xem lực lượng người Kurd và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đều là mối đe dọa.
Theo Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, các đợt không kích, pháo kích đã đánh trúng 181 mục tiêu của lực lượng người Kurd kể từ khi chiến dịch bắt đầu vào ngày 9/10.
Một trong số những nhà tù của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd dẫn đầu dùng để giam giữ hàng ngàn thành viên của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã bị trúng bom trong đợt không kích.
Người dân Syria sơ tán vì cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã mở cuộc họp khẩn về chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 10/10 nhưng không thể đạt đồng thuận về vụ xung đột này.
Các nước châu Âu lan truyền bản tuyên bố chung kêu gọi dừng ngay cuộc tấn công. Mỹ đưa ra các ý kiến chỉ trích nhẹ nhàng hơn. Phái đoàn Nga lại muốn lên án cả Mỹ lẫn các lực lượng đồng minh hỗ trợ người Kurd ở đông bắc Syria, vì "sự xâm lược phi pháp" lãnh thổ Syria. Các cuộc thương thảo kết thúc trong bất đồng.
Theo danviet
Thổ Nhĩ Kỳ bị cáo buộc dùng người tị nạn làm vũ khí gây sức ép với EU Ngày 3/3, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã phản đối mạnh mẽ việc Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ mở cửa biên giới cho hàng chục nghìn người tị nạn muốn tới Liên minh châu Âu (EU). Người di cư tập trung tại khu vực Pazarkule, Edirne, biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp, ngày 29/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu với báo...