Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ Syria tái thiết hạ tầng năng lượng và giao thông
Thổ Nhĩ Kỳ ngày 24/12 đã công bố kế hoạch hỗ trợ Syria tái thiết cơ sở hạ tầng năng lượng và giao thông quan trọng.
Quang cảnh Damascus, Syria. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông-Bắc Phi, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng nước này, Alparslan Bayraktar, cho biết một phái đoàn từ Bộ Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đến Syria sớm nhất có thể để đán.h gái cơ sở hạ tầng điện và năng lượng, đồng thời đề xuất các giải pháp giải quyết khủng hoảng năng lượng ở quốc gia láng giềng.
Bộ trưởng Giao thông và Cơ sở hạ tầng Thổ Nhĩ Kỳ Abdulkadir Uraloglu cũng khẳng định Ankara sẽ nỗ lực phục hồi các trung tâm giao thông của Syria, bắt đầu bằng việc khôi phục hoạt động các sân bay ở Damascus và Aleppo. Ông Uraloglu cũng công bố kế hoạch khôi phục các sân bay này cũng như một số phần của tuyến đường sắt Hejaz lịch sử ở Syria.
Những tuyên bố này được đưa ra hai ngày sau cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan với nhà lãnh đạo trên thực tế tại Syria hiện nay là Ahmed al-Sharaa ở Damascus hôm 22/12.
Video đang HOT
Trong đó, Ngoại trưởng Fidan cam kết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hỗ trợ tái thiết cơ sở hạ tầng của Syria, tái cơ cấu các thể chế và hồi hương những người Syria phải di dời lánh nạn.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được lợi gì từ sự biến động chính trị ở Syria?
Sự hỗn loạn chính trị tại Syria đang mở ra cơ hội mới cho Thổ Nhĩ Kỳ trong lĩnh vực năng lượng.
Với vị trí chiến lược, Thổ Nhĩ Kỳ có thể phát triển các tuyến vận chuyển dầu khí qua Syria, góp phần củng cố vai trò trung tâm năng lượng khu vực.
Người dân Syria tại thủ đô Damascus ngày 8/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Thổ Nhĩ Kỳ có thể hưởng lợi từ sự bất ổn ở Syria, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng. Theo tờ Izvestia (Nga) ngày 10/12, tình hình chính trị tại Syria có thể định hình lại các tuyến đường cung cấp năng lượng cho Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu.
Việc thiết lập một tuyến đường trực tiếp để vận chuyển dầu khí qua Syria sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho Ankara. Trước đây, các tuyến đường dài hơn và tốn kém hơn đi vòng qua Syria đã được cân nhắc do do tình trạng bất ổn chính trị tại quốc gia Arab này. Dù Syria không phải là nhà cung cấp dầu khí lớn, vị trí địa lý chiến lược khiến nước này trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng năng lượng.
Những biến động chính trị ở Syria hiện nay diễn ra đồng thời với khả năng dừng hoạt động quá cảnh khí đốt của Nga sang châu Âu qua Ukraine. Đặc biệt, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang lên kế hoạch thành lập một trung tâm giao dịch khí đốt mới tại Istanbul vào đầu năm tới.
Dự án này được đề xuất nhằm đối phó với các lệnh trừng phạt và sự cố đường ống Nord Stream, có thể giúp Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trung tâm năng lượng chủ chốt trong khu vực. Nếu Ankara phát triển một tuyến vận chuyển năng lượng từ Qatar qua Syria, điều này sẽ củng cố vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ như một trung tâm khí đốt lớn trong khu vực.
Trong bối cảnh chính trị đang thay đổi, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang chuẩn bị hỗ trợ nhu cầu năng lượng của Syria sau khi chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Assad sụp đổ. Bộ trưởng Năng lượng Alparslan Bayraktar đã nêu bật tình trạng tồi tệ của cơ sở hạ tầng năng lượng của Syria, vốn đã bị tàn phá bởi hơn 10 năm nội chiến. Ông Bayraktar nhấn mạnh rằng nước này hiện phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhập khẩu từ Iran.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan cũng tái khẳng định cam kết của Ankara trong việc hỗ trợ tái thiết Syria bằng mọi cách có thể. Ông Erdoğan cho rằng điện là nhu cầu thiết yếu và cơ sở hạ tầng đang thiếu trầm trọng. Mặc dù chưa có yêu cầu chính thức nào từ phía Syria, nhưng Bộ trưởng Bayraktar cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã sẵn sàng hỗ trợ.
Tuy nhiên, chuyên gia Vladimir Chernov từ Freedom Finance Global giải thích rằng tình hình chính trị ở Syria có thể làm gián đoạn các tuyến đường hậu cần và thương mại khu vực, vì đây là một liên kết quan trọng giữa Trung Đông, châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng bị tàn phá và các lệnh trừng phạt đã khiến Syria trở nên kém khả thi cho các dự án quá cảnh quy mô lớn.
Syria đã không xuất khẩu dầu kể từ cuối năm 2011 do các lệnh trừng phạt quốc tế và phải phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu từ Iran để duy trì nguồn cung cấp điện. Theo phân tích trước đây của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng dầu của Syria đã giảm mạnh từ khoảng 383.000 thùng mỗi ngày xuống còn 40.000 thùng/ngày vào năm 2023.
Sản lượng khí đốt tự nhiên cũng giảm từ 8,7 tỷ mét khối vào năm 2011 xuống còn 3 tỷ mét khối vào năm 2023. Miền Bắc Syria hiện đang chịu sự chiếm đóng của nhóm dân quân khác nhau, những nhóm này đã lợi dụng khoảng trống quyền lực do cuộc nội chiến tạo ra để kiểm soát một phần ba lãnh thổ Syria. Họ cũng kiểm soát các giếng dầu lớn nhất ở Syria và buôn bán dầu bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Nhìn chung, sự biến động ở Syria có thể mang lại nhiều cơ hội cho Thổ Nhĩ Kỳ trong lĩnh vực năng lượng. Tuy nhiên, để tận dụng những cơ hội này, Ankara cần phải vượt qua nhiều thách thức liên quan đến an ninh và ổn định khu vực.
Hơn 32 triệu tấn ngũ cốc được xuất khẩu theo Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen Ngày 25/6, Bộ trưởng Giao thông và Cơ sở hạ tầng Thổ Nhĩ Kỳ Abdulkadir Uraloglu cho biết hơn 32 triệu tấn ngũ cốc đã được phân phối ra thị trường thế giới thông qua hành lang ngũ cốc Biển Đen kể từ tháng 8/2022. Tàu chở ngũ cốc di chuyển dọc Eo biển Bosphorus ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh tư liệu:...